15/03/2016 21:32 GMT+7

Khi người Nhật sợ hãi nhìn voi Buôn Đôn bị đâm tóe máu

TRUNG TÂN
TRUNG TÂN

TTO - "Máu trên đỉnh đầu những con voi túa ra thật quá đau xót, rất đáng sợ” - một du khách Nhật Bản giận dữ và xót xa nói như thế khi có mặt ở Lễ hội Văn hóa truyền thống các dân tộc Buôn Đôn vừa kết thúc ngày 14-3.

Những nài voi dùng vật sắc nhọn để điều khiển voi khiến những con voi tóe máu ở đỉnh đầu - Ảnh: TRUNG TÂN

Điểm nhấn của lễ hội là các phần thi voi đá bóng, thi chạy, voi vượt sông...Dưới cái nắng thiêu đốt trên 37 - 380C, hàng ngàn du khách gần xa vẫn trân mình ngồi chờ những chú voi chậm chạp bước vào vị trí ở mỗi phần thi. 

Ba ngày lễ hội mang lại không khí vui nhộn cho Buôn Đôn (Đắk Lắk), nhưng cũng làm dấy lên nhiều lo ngại, băn khoăn..

1. Trong phần thi chạy, một số con voi quá già tỏ rõ sự mệt mỏi trên đường đua dù nài voi liên tục cầm vật nhọn bằng sắt đâm vào đỉnh đầu voi đến tóe máu.

Thậm chí, một con voi ngã quỵ khi mới chạy được khoảng 10m, buộc phải bỏ cuộc.

Một nhóm những nữ du khách lớn tuổi người Nhật Bản tỏ ra giận dữ khi thấy những con voi bị đánh liên tục bằng vật nhọn vào đỉnh đầu. Những du khách này nói họ cảm thấy những chú voi bị đối xử quá tàn nhẫn.

“Tôi không hiểu việc huấn luyện và điều khiển voi phải như thế nào nhưng máu trên đỉnh đầu những con voi túa ra thật quá đau xót, rất đáng sợ” - một du khách nói.

Do không được thường xuyên bơi lội, một số voi bỏ cuộc trong phần thi voi vượt sông - Ảnh: Trung Tân

2. Trong chiều 13-3, phần thi voi vượt sông diễn ra muộn hơn dự kiến vì nước ở thượng nguồn chưa chảy kịp về bến Tha Luống (Bến Vua) - nơi tổ chức thi. Một lãnh đạo của Nhà máy thủy điện Sêrêpốk 4 - đơn vị xả nước - cho biết nhà máy đã xả tổng lượng nước khoảng hai triệu mét khối để phục vụ phần thi này.

Có 12 con voi tham gia phần thi nhưng có đến ba con bỏ cuộc khi nước vừa đến mang tai. Các nài voi lý giải: do lâu ngày voi không được thường xuyên bơi lội nên khi vừa xuống sông đã nhát nước và quay lại.

Anh Y Kế - nài (điều khiển) của voi Khăm Goi (voi số 10) - đạt giải nhất cuộc thi chạy - cho biết từ khi được bắt ở rừng về, voi bị buộc chân nhiều tháng trong rừng để thuần dưỡng.

Các nghệ nhân phải dùng nhiều dụng cụ - trong đó có vật nhọn có ngạnh sắc - để đâm vào vào đỉnh đầu, hai bên tai để điều khiển voi đi, quỳ, hoặc dùng ngạnh sắc kéo vào mang tai voi để điều khiển voi bước qua phải, qua trái.

“Khi chở khách mình chỉ đâm nhẹ để điều khiển voi, nhưng khi thi đấu thì phải đâm mạnh để voi sợ mà chạy nhanh” - anh Y Kế cho biết.

3. Cuối cùng, điều được báo động từ lâu là những chú voi đã quá già, không biết có thể tham gia được mấy mùa lễ hội nữa, trong khi không có thế hệ “kế thừa”.

Ông Y Shi Thắt K’sor - phó chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn - chia sẻ “đó là một nỗi lo”. Theo ông, voi nhà ở Buôn Đôn đã lớn tuổi và bị vắt kiệt sức vì du lịch nên khả năng sinh sản không còn. Hơn nữa, du khách đến Buôn Đôn chính là để thấy voi, cưỡi voi. Hết voi ai còn muốn đến Buôn Đôn?!

“Hiện nay Nhà nước cấm săn bắt voi rừng vì công tác bảo tồn. Tuy nhiên tôi cho rằng cần có cơ chế riêng cho những nghệ nhân bắt 1 đến 2 cặp voi rừng trẻ về thuần dưỡng thành voi nhà để phát triển đàn. Điều cần kíp nhất vẫn là  Dự án bảo tồn voi Đắk Lắk phải nhanh tay hơn nữa” - ông Y Shi Thắt nói.

TRUNG TÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sân khấu Hồng Vân đem chuyện buôn bán nội tạng lên sàn kịch

Tiếp nối vở kịch về đề tài y khoa Một cuộc chiến khác, sân khấu kịch Hồng Vân lại tiếp tục đưa lên sàn diễn một vở kịch mới về chuyện buôn bán nội tạng.

Sân khấu Hồng Vân đem chuyện buôn bán nội tạng lên sàn kịch

Choáng ngợp với bộ tranh động vật hoang dã, có loài đã tuyệt chủng, của họa sĩ Việt Nam

Câu chuyện về voọc, sao la, khỉ vòi, vượn cáo khổng lồ, gà lôi lam mào trắng, thỏ vằn Annam và rất nhiều động vật hoang dã quý hiếm, một số loài đã tuyệt chủng... đang được kể đầy sống động qua triển lãm tranh đặc biệt của họa sĩ Đào Văn Hoàng.

Choáng ngợp với bộ tranh động vật hoang dã, có loài đã tuyệt chủng, của họa sĩ Việt Nam

Phở trong hình dung của một nhà phê bình ẩm thực cực kỳ nổi tiếng?

Tom Parker Bowles, chuyên gia ẩm thực nổi tiếng, cũng là con của Hoàng hậu Camilla - vợ Vua Charles III - nói: ‘Ẩm thực đường phố là bình dân nhưng bình dân không có nghĩa là tệ’.

Phở trong hình dung của một nhà phê bình ẩm thực cực kỳ nổi tiếng?

Diễn viên nào đang sở hữu một bảo vật quốc gia cùng kho tàng gốm từ thời dựng nước?

Hơn 400 hiện vật gồm bảo vật quốc gia chõ gốm và các bộ sưu tập độc bản, Bảo tàng Gốm thời dựng nước mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho người xem.

Diễn viên nào đang sở hữu một bảo vật quốc gia cùng kho tàng gốm từ thời dựng nước?

Quán chè Mười Sáu vắt qua hai thế kỷ: Nhà mình vẫn bán chè Hà Nội

Từ những năm 1990, nhiều loại chè trong Nam được du nhập ra Bắc nhưng quán Chè Mười Sáu vẫn bán những món chè truyền thống của người Hà Nội.

Quán chè Mười Sáu vắt qua hai thế kỷ: Nhà mình vẫn bán chè Hà Nội

Bông lan trứng muối Vũng Tàu có gì mà khách mua nhiều dữ?

Cuối tuần, đường Lê Hồng Phong, Vũng Tàu (TP.HCM) nhiều người xếp hàng giữa trưa nắng chờ mua bánh bông lan trứng muối. Loại bánh này có gì ngon mà phải mất công vậy?

Bông lan trứng muối Vũng Tàu có gì mà khách mua nhiều dữ?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar