15/08/2023 19:26 GMT+7

Bảng lương riêng cho nhà giáo bớt khó khăn, bộ trưởng nói thời điểm này... rất khó

Chiều 15-8, bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gặp gỡ trực tiếp và trực tuyến các giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên của các đại học, trường đại học, với hơn 400 điểm cầu.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn tại buổi gặp gỡ giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên của các đại học, trường đại học với hơn 400 điểm cầu - Ảnh: Bộ GD-ĐT

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn tại buổi gặp gỡ giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên của các đại học, trường đại học với hơn 400 điểm cầu - Ảnh: Bộ GD-ĐT

Ông Nguyễn Ngọc Ân - chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam - cho biết để chuẩn bị cho chương trình, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã tổ chức tập hợp hơn 200 ý kiến của nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên đang công tác tại các cơ sở giáo dục, các trường học trên cả nước.

Các ý kiến đề cập vấn đề thu nhập của giảng viên, phụ cấp đứng lớp, phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo làm công tác quản lý, nhân viên khối phòng ban trong các trường đại học; vấn đề tự chủ đại học, thu học phí, chỉ tiêu tuyển sinh...

Một số ý kiến nêu không nên dùng điểm học bạ xét tuyển vào đại học, cao đẳng vì điều này không đảm bảo chất lượng, tỉ lệ sinh viên ra trường làm không đúng ngành nghề đào tạo...

Bao giờ giảng viên có thu nhập xứng đáng?

TS Trần Trọng Đạo - chủ tịch Công đoàn Trường đại học Nha Trang - cho biết thực tế công việc của viên chức, người lao động ngành giáo dục rất nhiều áp lực, tuy nhiên thu nhập của họ lại thấp, đời sống khó khăn, đây là vấn đề "cả xã hội biết".

Điều này dẫn đến không ít viên chức, người lao động xin thôi việc, chuyển công tác hoặc đi học và không quay trở về Việt Nam công tác. Nhiều viên chức, người lao động đang công tác trong ngành lại làm thêm các công việc khác như bán hàng online, dẫn đến "việc chính đem lại thu nhập phụ, việc phụ đem lại thu nhập chính".

Ông Đạo đề xuất nên có chính sách tiền lương, bảng lương riêng cho nhà giáo. Đồng thời có chính sách cho vay vốn với các ưu đãi đặc thù (thực hiện thông qua hệ thống ngân hàng) cho viên chức, người lao động trong ngành. Nhà nước có thể cho vay để mua đất, xây nhà, đi học với các ưu đãi về lãi suất, thời gian vay (10 - 20 năm), phương thức trả nợ vay...

PGS.TS Phạm Ngọc Minh - trưởng bộ môn ký sinh trùng, trưởng phòng tổ chức cán bộ Trường đại học Y Hà Nội - chia sẻ đào tạo ở trường y tương đối dài, chẳng hạn bác sĩ đa khoa có thời gian đào tạo 6 năm. Muốn trở thành giảng viên thì phải có thêm ít nhất 3 năm đào tạo bác sĩ nội trú.

Ngoài ra, giảng viên Trường đại học Y Hà Nội còn làm công tác kiêm nhiệm ở bệnh viện. Thời gian làm việc ở bệnh viện ít nhất bằng thời gian làm việc ở trường, thậm chí là nhiều hơn. Tuy nhiên giảng viên chỉ được hưởng một loại lương, phụ cấp. PGS.TS Phạm Ngọc Minh đề xuất cần có cơ chế chính sách đặc thù, thu hút tương xứng...

Về vấn đề thu nhập, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết cần tính toán để đảm bảo cuộc sống của cán bộ giảng viên, viên chức, người lao động. 

Thực tế thu nhập của giảng viên chưa cao, để giảng viên có mức thu nhập xứng đáng là câu chuyện của tương lai và còn phải có rất nhiều giải pháp. 

“Trong nghị quyết 29 có nêu rằng tiến tới phấn đấu ngành giáo dục, giáo viên sẽ được hưởng mức lương cao nhất trong bảng lương của các viên chức trong khối sự nghiệp công lập. Tuy nhiên, thời điểm này để có một bảng lương riêng là rất khó”, ông Sơn nói.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn và các lãnh đạo bộ tại buổi gặp gỡ - Ảnh: Bộ GD-ĐT

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn và các lãnh đạo bộ tại buổi gặp gỡ - Ảnh: Bộ GD-ĐT

Giải tỏa điểm nghẽn thể chế cho tự chủ đại học

Trước nhiều ý kiến liên quan đến tự chủ đại học, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết tự chủ đại học đã thực hiện từ hơn 30 năm trở lại đây, với sự khởi đầu của hai đại học quốc gia, sau đó là các trường đại học khác trong vòng 10 năm trở lại đây.

Điểm vướng khi thực hiện tự chủ đại học chính là thể chế, giữa các quy định vẫn có sự xung đột, chưa tương thích, sự chưa đồng bộ trong các hệ thống bộ luật của các cơ quan, bộ ngành, khiến cho những quyền tự chủ của các trường đại học khó thực hiện một cách đầy đủ. 

Bộ trưởng cho biết theo kế hoạch đến năm 2024, Chính phủ và Quốc hội dự kiến sẽ giao Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, sửa đổi Luật 34, điều chỉnh thể chế để tiếp tục "mở đường" cho tự chủ đại học đúng hơn và có chiều sâu cho các cơ sở giáo dục đại học.

"Tự chủ không phải là tự túc, tự chủ không phải phó thác tự lo liệu về mặt kinh phí, tự chủ với giáo dục vẫn phải cần được đầu tư nhưng đầu tư như thế nào, đầu tư lúc nào, đầu tư theo cách gì... Điều này tiếp tục phải kiến nghị chính sách", ông Sơn đặt vấn đề.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, ngoài điểm nghẽn về thể chế, giáo dục đại học còn có điểm nghẽn về cơ sở vật chất, hạ tầng.

"Hai đại học quốc gia được đầu tư mấy chục năm vẫn dang dở, một số đại học khác cơ sở vật chất vẫn thiếu thốn. Hệ thống phòng thí nghiệm không đáp ứng được các nghiên cứu ở góc độ đỉnh cao. Bao giờ thoát nghèo về cơ sở vật chất thì các trường đại học mới có cơ hội phát triển mạnh", ông Sơn cho biết.

Theo bộ trưởng, thời gian tới cần phải sớm hoàn thành quy hoạch và sắp xếp mạng lưới các cơ sở giáo dục, đổi mới hệ thống quản trị đại học theo cơ chế tự chủ, tiếp tục phát triển đội ngũ giảng viên, đặc biệt đội ngũ các nhà khoa học đầu ngành, các chuyên gia làm "hạt nhân" hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh.

Bộ trưởng kỳ vọng và đề nghị các nhà giáo lưu ý về vấn đề tự chủ đại học. Đối với các nhà giáo trong các cơ sở giáo dục, dù mức độ tự chủ nào cũng phải tìm hiểu sâu thêm và thực hiện đầy đủ.

"Cán bộ, giảng viên cần phải tham gia tích cực trong việc xây dựng quy tắc, định hướng chiến lược của nhà trường, chương trình đào tạo, cơ chế tuyển sinh... Tự chủ phải xuống cấp khoa, cấp bộ môn, tới giảng viên và từng nhà khoa học", ông Sơn nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gặp gần 1 triệu giáo viên: Sẽ điều chỉnh môn tích hợp

Ngày 15-8, bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gặp gỡ giáo viên trên cả nước để chia sẻ, động viên các nhà giáo. Đây là sự kiện lần đầu được tổ chức trong nhiệm kỳ của ông Nguyễn Kim Sơn.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hà Tiểu Linh và hành trình chinh phục 10 trường đại học Hoa Kỳ

Nhờ nỗ lực không ngừng và khả năng ngoại ngữ vượt trội, Hà Tiểu Linh, lớp 12/11 Trường Quốc tế Á Châu (Asian School), đạt học bổng của 10 trường đại học tại Hoa Kỳ.

Hà Tiểu Linh và hành trình chinh phục 10 trường đại học Hoa Kỳ

Dự bị đại học: Bắt đầu hành trình đại học từ lớp 11

Trong hệ thống giáo dục quốc tế, chương trình 'Dự bị Đại học' (Foundation Studies) là lựa chọn quen thuộc để học sinh rút ngắn thời gian trước khi vào đại học.

Dự bị đại học: Bắt đầu hành trình đại học từ lớp 11

Tuyển sinh 2025: Những điểm thí sinh cần lưu ý, tránh mất cơ hội vào đại học

Nhiều thí sinh chờ có điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 rồi xét tuyển vì năm nay không còn xét tuyển sớm, trong khi nhiều trường đại học yêu cầu thí sinh nộp hồ sơ sớm trực tuyến, trực tiếp để phục vụ công tác xét tuyển.

Tuyển sinh 2025: Những điểm thí sinh cần lưu ý, tránh mất cơ hội vào đại học

Trường Đại học Văn Hiến tặng học bổng 50% học phí

Trường Đại học Văn Hiến (mã trường DVH) hỗ trợ đặc biệt dành cho thí sinh đăng ký xét tuyển bằng học bạ và tham gia thành viên myU.

Trường Đại học Văn Hiến tặng học bổng 50% học phí

Sau sáp nhập, TP.HCM có 5 trường THPT chuyên là những trường nào?

Sau khi sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.HCM mới có 5 trường THPT chuyên.

Sau sáp nhập, TP.HCM có 5 trường THPT chuyên là những trường nào?

Dành mùa hè rèn luyện kỹ năng

Với nhiều sinh viên, mùa hè là thời điểm vàng để làm đẹp hồ sơ xin việc (CV), tích lũy kinh nghiệm và rèn luyện kỹ năng.

Dành mùa hè rèn luyện kỹ năng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar