17/12/2018 16:30 GMT+7

Khi học sinh Việt Nam viết truyện bằng tiếng Anh

HOÀNG HƯƠNG - THẢO TÂM
HOÀNG HƯƠNG - THẢO TÂM

TTO - Sau 2 năm vất vả đi tìm nhà tài trợ, 10 truyện tranh bằng tiếng Anh do các em học sinh từ 5 - 16 tuổi sáng tác đã đến tay bạn đọc. Nhưng điều đáng chú ý hơn cả là những thông điệp của các tác giả ấy.

Khi học sinh Việt Nam viết truyện bằng tiếng Anh - Ảnh 1.

Xuân Khoa kể về câu chuyện "tè dầm" trong sách của mình. Ảnh: Thảo Tâm

Đây là một trong những hoạt động của Dự án phi lợi nhuận "Friends to Friends" (bạn bè đến với bạn bè) do ThS Nguyễn Hồ Thụy Anh - nguyên chuyên viên môn tiếng Anh, Sở GD-ĐT TP.HCM - khởi xướng.

Người lớn ơi…

"Đọc truyện của các bạn, mình có cảm giác như các nhân vật đang ở xung quanh, rất gần gũi, quen thuộc, thân thương" – Hoàng Nguyễn Trà My – học sinh lớp 10 ở quận 1, TP.HCM nhận xét.

Nhưng điều đáng nói là mỗi câu chuyện đều chuyển tải một thông điệp đến với người lớn, như Trương Quốc Chiến, đến từ Trường quốc tế song ngữ Horizon (TP.HCM), với tác phẩm "DITTO DIDDO". Nội dung câu chuyện kể về thực trạng thích bắt chước người khác của lứa tuổi vị thành niên.

Chiến tâm sự: "Ở các độ tuổi từ 13 đến 17 tuổi, chúng ta thường có biểu hiện bắt chước bạn đồng trang lứa hay những thần tượng mình yêu thích. Tuy nhiên, nếu chúng mình bắt chước những điều xấu như: trộm cắp, nói tục, chửi thề… thì không hay chút nào. Vì vậy, mình viết truyện này để chúng ta hiểu rõ, việc bắt chước cũng phải khôn khéo chọn lọc, để sau khi bắt chước, chúng mình sẽ biết buông bỏ những điều chưa hay, tự hoàn thiện bản thân từng ngày, từng giờ.

Mình thích nhất phần cuối truyện khi Diddo được mẹ an ủi, khuyên bảo. Đoạn này mình để người mẹ nói chuyện nhẹ nhàng với Diddo thay cho việc đánh đòn ta thường thấy vì mình nghĩ với bất kỳ đứa trẻ nào lời nói đã là một công cụ rất hiệu quả rồi. Roi vọt chỉ là biện pháp cuối cùng mà thôi. Câu chuyện của mình nhằm truyền đi một thông điệp: Người lớn ơi, đừng để hình ảnh cây roi và những vết đau hằn lên nỗi ám ảnh trong ký ức tuổi thơ của trẻ".

Trong khi đó, Ngô Thanh Nhã, học sinh lớp 10, Trường quốc tế Anh Việt, TP.HCM với tên sách: "Big Brother’s Shadow" (Cái bóng của anh trai). Đây là câu chuyện xoay quanh vấn đề trẻ con đang mất dần đi bản chất, đam mê của mình khi phải cố gắng trở thành mẫu người mà bố mẹ và xã hội mong đợi, thông qua một nhân vật thích hội họa. "Em cứ vẽ nên một nhân vật mặc kệ với những ép buộc của ba mẹ, chống chọi với định kiến để mỗi ngày đều lấy màu ra vẽ, kiên định ước mơ được thành chính mình" - Nhã nói.

Khi học sinh Việt Nam viết truyện bằng tiếng Anh - Ảnh 2.

Tác giả Ngô Thanh Nhã với tác phẩm “Big Brother’s Shadow” (Cái bóng của anh trai), cùng Th.S Nguyễn Hồ Thụy Anh (bìa trái) giao lưu chia sẻ với bạn đọc tại lễ ra mắt dự án - Ảnh: Thảo Tâm

Nguyễn Huyền Trang, học sinh lớp 10 (năm học 2016 - 2017), Trường THPT chuyên Amsterdam (Hà Nội), với tác phẩm "Friends always Help" lại muốn nhắn nhủ: Hãy biết trân trọng và chấp nhận sự khác biệt của mỗi người! Đừng vì họ khác biệt mà xa lánh họ! Thông điệp này đã dược gởi gắm qua nhân vật chính của câu truyện: Stinkbug - một chú bọ có mùi "rất lạ".

Riêng Xuân Khoa - cậu học sinh lớp 4 Trường tiểu học Lý Nhân Tông (Q.8, TP.HCM) - đã viết về chứng "Tè dầm", trong tác phẩm "Wet the bed" với nhân vật trong chuyện cũng chính là sự "phân thân" của Khoa ngoài đời thường.

Khoa đã từng cảm thấy xấu hổ, cảm thấy có lỗi khi "tè dầm", rồi tự mình dọn dẹp "chiến trường" để giấu cho ba mẹ khỏi mắng. Thông qua nhân vật mà em xây dựng nhân vật người mẹ tuyệt vời và ông bố nghiêm khắc, người đọc sẽ nhận ra một thông điệp: phạm lỗi là một phần trong quá trình trẻ con phát triển, người lớn hãy cho phép trẻ được sai và có cơ hội được sửa sai!

Không tự hào vì thành tích học tập

Đọc lướt qua những dòng giới thiệu về tác giả của những cuốn truyện, người đọc sẽ cảm thấy ngưỡng mộ vì hầu hết các tác giả đều là học sinh giỏi với hàng loạt những thành tích, giải thưởng ở các cuộc thi học sinh giỏi trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, khi giở đến trang sách cuối cùng, bạn đọc sẽ càng ngạc nhiên hơn khi sự tự hào của các tác giả nhí lại không phải là những thành tích ấy.

"Rất nhiều điều tự hào của các em nhưng lại ngoài dự đoán của người lớn. Đây là bất ngờ đối với tôi. Có lẽ những giải thưởng, những thành tích của học sinh chỉ để phụ huynh tự hào mà thôi" - ThS Thụy Anh nhận định.

Như tác giả Quách Nguyễn Minh Anh, học sinh lớp chuyên Anh, Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM), tự hào là: "đã biết tự lăn vào bếp nấu cơm hay làm việc nhà không đợi nhắc; biết thương bố mẹ, thương em, thương bạn bè; biết sắp xếp thời gian hợp lý, bớt lười, bớt trì hoãn, bớt nhát, bớt căng, bớt tự ti, bớt nổi nóng".

Tác giả Trương Quốc Chiến thì tự hào "về tính chịu khó, học hỏi của bản thân".

Còn cây bút Ngô Thanh Nhã, nghĩ về điều mình tự hào, em cười nói: "Việc mình đã vượt qua nỗi sợ nói chuyện trước đám đông và càng ngày càng cảm thấy tự tin hơn trong việc bộc lộ ý kiến cá nhân, là điều em tự hào nhất".

Qua câu chuyện viết về nhân vật "Tè dầm", tác giả Xuân Khoa bộc bạch: "Vì từng sợ bố mẹ mắng, con đã âm thầm đọc hướng dẫn giặt quần áo, cho xà phòng bao nhiêu là vừa. Kể từ đó, con đã nghĩ tại sao mình không tự giặt quần áo, mà phải đợi mẹ? Con đã tự làm những gì liên qua đến sinh hoạt cá nhân, con vui và tự hào vì mình đã trưởng thành".

Bà Nguyễn Thanh Trúc, phụ huynh tác giả Ngô Thanh Nhã, chia sẻ: "Cảm ơn câu chuyện của con, vì nó đem lại cho mẹ bao ký ức và hiện tại về cái bóng của người anh, người chị tài giỏi. Qua cuốn sách, ba mẹ đã hiểu con nhiều hơn, con đã cho những người lớn một bài học về cách nuôi dưỡng con cái".

Khi học sinh Việt Nam viết truyện bằng tiếng Anh - Ảnh 3.

Bức tranh của em Pemica gợi ý tưởng cho ThS Nguyễn Hồ Thụy Anh làm dự án học sinh viết truyện bằng tiếng Anh cho học sinh - Ảnh: Thảo Tâm

Dự án Friends to Friends ra đời bắt đầu từ câu chuyện của một cô bé lớp lá: "Cách đây 2 năm, khi đến nói chuyện với học sinh 5-6 tuổi ở Trường Quốc tế Việt Anh, TP.HCM (British Vietnamese International school), tôi đã đề nghị các em hãy viết một truyện ngắn mà khi đọc xong, mọi người nhận ra rằng gấu nâu có thói quen ngủ đông.

Và rồi sau khi các bạn nhỏ hoàn thành sản phẩm, tôi đã đặc biệt chú ý đến bản thảo ý tưởng vẽ bằng tay của Tiên (Pemica) - học sinh lớp 1V (năm học 2016 - 2017) ở trường này. Cô bé chưa biết viết nên trình bày tất cả mọi suy nghĩ của mình qua tranh. Nét vẽ hồn nhiên và đơn giản của Tiên khiến tôi thực sự xúc động. Tôi có hứa với bé rằng sẽ phát triển câu chuyện của bé và in thành sách.

Sau đó, tôi có kể câu chuyện này với anh Dương Thành Truyền, nguyên phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, anh Truyền đã gợi ý: "Sao không phát triển ý tưởng ấy thành dự án "Trẻ em Việt Nam viết truyện tiếng Anh cho trẻ em Việt Nam đọc?". Thế là "Friends to Friends" ra đời, đã có 30 câu chuyện được gửi đến và chúng tôi đã chọn 10 câu chuyện để ra mắt bạn đọc trong lần đầu tiên này".

ThS Nguyễn Hồ Thụy Anh


HOÀNG HƯƠNG - THẢO TÂM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ăn bánh trộn phẩm màu ở trường, hơn 200 trẻ mẫu giáo Trung Quốc nhiễm độc chì

Camera an ninh cho thấy nhân viên nhà bếp đã thêm phẩm màu vào bột mì làm bánh cho trẻ tại trường mẫu giáo. Phẩm màu này có chứa chì và được dán nhãn không được ăn.

Ăn bánh trộn phẩm màu ở trường, hơn 200 trẻ mẫu giáo Trung Quốc nhiễm độc chì

TP.HCM hợp tác Intel đào tạo nhân lực AI

TP.HCM và Tập đoàn Intel phối hợp triển khai chương trình đào tạo nhân lực trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), trong đó tập trung vào cán bộ, công chức, những người đã và sắp đi làm của TP.

TP.HCM hợp tác Intel đào tạo nhân lực AI

Đào tạo tại báo Tuổi Trẻ: 'Mỗi buổi học là một lần thực chiến'

Sinh viên khoa marketing và truyền thông, Trường đại học Hoa Sen vừa hoàn thành môn học 'kỹ năng tạo lập văn bản truyền thông' tại Tuổi Trẻ.

Đào tạo tại báo Tuổi Trẻ: 'Mỗi buổi học là một lần thực chiến'

Nam sinh cấp THPT duy nhất đoạt giải nhất tin học văn phòng thế giới cấp quốc gia

Trong 6 giải nhất quốc gia cuộc thi vô địch tin học văn phòng, Nguyễn Thái Sơn là học sinh cấp 3 duy nhất.

Nam sinh cấp THPT duy nhất đoạt giải nhất tin học văn phòng thế giới cấp quốc gia

Hà Tiểu Linh và hành trình chinh phục 10 trường đại học Hoa Kỳ

Nhờ nỗ lực không ngừng và khả năng ngoại ngữ vượt trội, Hà Tiểu Linh, lớp 12/11 Trường Quốc tế Á Châu (Asian School), đạt học bổng của 10 trường đại học tại Hoa Kỳ.

Hà Tiểu Linh và hành trình chinh phục 10 trường đại học Hoa Kỳ

Dự bị đại học: Bắt đầu hành trình đại học từ lớp 11

Trong hệ thống giáo dục quốc tế, chương trình 'Dự bị Đại học' (Foundation Studies) là lựa chọn quen thuộc để học sinh rút ngắn thời gian trước khi vào đại học.

Dự bị đại học: Bắt đầu hành trình đại học từ lớp 11
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar