25/03/2021 12:29 GMT+7

Khi học sinh một ngày làm giáo viên

HOÀNG HƯƠNG
HOÀNG HƯƠNG

TTO - Một ngày làm giáo viên là chương trình trải nghiệm diễn ra vào buổi sáng và chiều 24-3 dành cho tất cả học sinh các khối lớp 10, 11, 12 Trường THPT Nguyễn Du, Q.10, TP.HCM.

Khi học sinh một ngày làm giáo viên - Ảnh 1.

Một góc phòng giáo viên ở Trường THPT Nguyễn Du sáng 24-3: các giáo viên tương lai, người đang chuẩn bị bài dạy, người tranh thủ nạp năng lượng chuẩn bị cho tiết dạy tiếp theo - Ảnh: H.HG.

Một ngày làm giáo viên là chương trình trải nghiệm diễn ra vào buổi sáng và chiều 24-3 dành cho tất cả học sinh các khối lớp 10, 11, 12 Trường THPT Nguyễn Du, Q.10, TP.HCM.

Học sinh sẽ đăng ký môn và bài dạy rồi thực hiện giảng bài cho chính các bạn cùng lớp hoặc khác lớp nhưng cùng khối với mình. Mỗi tiết dạy của học sinh, các giáo viên sẽ dự giờ.

Thức trắng đêm soạn giáo án

Sáng 24-3, phòng giáo viên ở Trường Nguyễn Du chộn rộn khác thường. Các giáo viên đã rất tâm lý tránh đi chỗ khác, nhường chỗ cho những giáo viên tương lai. Các giáo viên tương lai nhìn cũng rất oách: nam diện áo sơmi có thắt cà vạt, thậm chí có bạn còn "chơi" luôn cả bộ đồ vest; nữ thì thay bộ áo dài trắng đồng phục thường ngày bằng bộ áo dài màu sắc sặc sỡ...

Đinh Trần Hương Nguyên - học sinh lớp 12A12 - cắm cúi sửa giáo án trên máy vi tính. "Tôi đã thức cả đêm hôm qua để chuẩn bị cho bài dạy môn địa hôm nay. Tôi không run vì thường xuyên thuyết trình trên lớp nhưng tôi hiểu được rằng nghề giáo vất vả quá. Tôi mới dạy có một tiết đã thức cả đêm. Các thầy cô còn dạy suốt cả năm học, còn ra đề kiểm tra, chấm bài, lên điểm, lên kế hoạch giáo dục học sinh chưa ngoan..." - Nguyên bộc bạch.

Và tiết dạy của Nguyên được các bạn cùng lớp vỗ tay tán thưởng liên tục khi Nguyên giảng bài như một giáo viên thực thụ. Chưa hết, khi bài dạy kết thúc, một học sinh lớp 12A12 đã cắc cớ đặt những câu hỏi ngoài sách giáo khoa. Và thật bất ngờ, "cô" Nguyên đã giải thích, trả lời các câu hỏi một cách trơn tru và đầy thuyết phục. Bên dưới, một số giáo viên đã thốt lên: "Cô Mai có truyền nhân rồi! Giáo viên giỏi trong tương lai đó nha!".

Cô Nguyễn Thị Mai - giáo viên môn địa lớp 12A12 - không giấu nụ cười hạnh phúc: "Em Nguyên là thành viên đội tuyển học sinh giỏi môn địa của trường chúng tôi. Tất cả giáo án, các bước vào bài đều do em tự biên soạn chứ tôi không phải hướng dẫn gì cả. Thực sự là tôi rất bất ngờ...".

Tiết học thú vị

Mặc dù chỉ là hoạt động trải nghiệm nhưng nhiều học sinh đã chuẩn bị khá kỹ cho tiết dạy của mình. Phạm Hoàng Ngọc Nhi (lớp 10A4) cũng nằm trong số đó. Nhi chọn bài "Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình" để lên tiết và sử dụng các phương pháp truyền thụ hiện đại giảng bài với các slide, clip, câu hỏi trắc nghiệm để củng cố bài học...

Khi "cô giáo" Nhi đặt câu hỏi: "Thế nào là một tình yêu chân chính?", cả lớp đã cười rần rần. Nhưng phải đến câu "Những điều cần tránh trong tình yêu ở tuổi thanh niên?" thì lớp 10A4 mới thực sự bùng nổ. "Em Quỳnh, em hãy cho cả lớp biết khi mình yêu một người rồi thì mình nên tránh làm điều gì?". "Dạ, đừng đi quá sâu vào vực thẳm cô ơi". "Là như thế nào, em giải thích rõ hơn...". "Là đừng đi quá sâu vào việc tìm hiểu cơ thể của nhau đó cô".

"Em Phúc, ý kiến của em về vấn đề này như thế nào?". "Dạ bạn Quỳnh cho rằng khi yêu thì không nên tìm hiểu quá sâu về cơ thể của nhau. Nhưng em cho rằng tìm hiểu quá sâu cũng được nhưng phải có áo mưa". Cả lớp 10A4 ồn ào và náo nhiệt với những tiếng hú, hét, vỗ tay, cười rần rần khiến "cô giáo" đứng hình mất vài giây. Sau đó, "cô" trấn tĩnh lại: "Em Phúc, em không nghiêm túc, cô trừ điểm em bây giờ".

Học sinh tên Phúc phân bua: "Em nói nghiêm túc đó cô. Cuộc sống hiện đại và phát triển, việc tìm hiểu cơ thể của nhau là nhu cầu sinh lý bình thường của lứa tuổi thanh niên. Nhưng mà phải có áo mưa". "Cô giáo" lại hỏi: "Có ai có ý kiến khác không?". "Dạ em cho rằng khi đã yêu thì tránh việc nói dối và bắt cá hai tay"...

Hướng nghiệp cho học sinh

Một ngày làm giáo viên vừa có mục tiêu cho học sinh trải nghiệm, vừa có mục tiêu hướng nghiệp cho học sinh, giúp các em hiểu hơn về nghề giáo viên. Và chúng tôi hi vọng trong số rất nhiều em đăng ký lên tiết dạy hôm nay sẽ có những em nhận ra khả năng của mình và chọn ngành sư phạm sau khi tốt nghiệp THPT. Từ đó chúng ta sẽ có những thầy cô giáo nhiệt huyết, giỏi nghề trong tương lai.

Ông Huỳnh Thanh Phú (hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du)

Một ngày làm giáo viên

TTO - Sáng 1-3, phòng giáo viên của Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM) đông đúc và chộn rộn lạ thường. Lẫn trong số những thầy cô lớn tuổi là những người còn rất trẻ, ăn mặc chỉnh tề, đó là học sinh của Trường Nguyễn Du đang hồi hộp sắm vai “Một ngày làm giáo viên”.

HOÀNG HƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thảo cầm viên tung loạt trải nghiệm hè cho trẻ rèn kỹ năng, tránh xa điện thoại

Hè này, Thảo cầm viên tổ chức hơn 20 hoạt động trải nghiệm giúp các em thiếu nhi rèn luyện kỹ năng trong môi trường thiên nhiên trong lành, hướng đến hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại.

Thảo cầm viên tung loạt trải nghiệm hè cho trẻ rèn kỹ năng, tránh xa điện thoại

Đại biểu lo tư tưởng 'tỉnh giàu, tỉnh nghèo' gây thiếu công bằng hỗ trợ miễn học phí

Nhiều đại biểu Quốc hội băn khoăn về chính sách miễn học phí được giao cho HĐND tỉnh thực hiện, sẽ gây thiếu công bằng khi tỉnh chi ít, tỉnh chi nhiều.

Đại biểu lo tư tưởng 'tỉnh giàu, tỉnh nghèo' gây thiếu công bằng hỗ trợ miễn học phí

Đừng để 'lạm phát' lễ tri ân và trưởng thành

Cần tránh việc tổ chức lễ tri ân và trưởng thành rình rang nhằm tạo danh tiếng cho một ngôi trường, hoặc là đẩy cuộc đua ngầm về lối sống ảo, so bì nhau.

Đừng để 'lạm phát' lễ tri ân và trưởng thành

UBND TP.HCM chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc về thành lập trường tư thục

UBND TP.HCM vừa có văn bản về việc tháo gỡ các vướng mắc liên quan điều kiện thành lập trường tư thục trên địa bàn TP.HCM.

UBND TP.HCM chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc về thành lập trường tư thục

Ông Nguyễn Thiện Nhân: Tự hào nước duy nhất ASEAN miễn học phí từ mầm non đến phổ thông

'Khi nghị quyết được Quốc hội thông qua, chúng ta có quyền công bố rộng rãi, chắc chắn chúng ta là nước duy nhất trong ASEAN miễn học phí từ mầm non đến phổ thông'.

Ông Nguyễn Thiện Nhân: Tự hào nước duy nhất ASEAN miễn học phí từ mầm non đến phổ thông

Thống đốc bang Nam Úc: Nhiều cơ hội hợp tác giáo dục giữa TP.HCM và Úc

Nhiều cơ hội đang mở rộng cho học sinh, sinh viên Việt Nam đến học tại Nam Úc. Ngược lại, một số tổ chức giáo dục Nam Úc cũng rất quan tâm đến thị trường TP.HCM.

Thống đốc bang Nam Úc: Nhiều cơ hội hợp tác giáo dục giữa TP.HCM và Úc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar