11/12/2017 18:05 GMT+7

'Khi con trẻ sợ đi học, tôi biết phải làm sao?'

ÁNH TUYẾT (Thanh Xuân, Hà Nội)
ÁNH TUYẾT (Thanh Xuân, Hà Nội)

TTO - Xung quanh chuyện đón con đúng giờ, để trẻ không cảm thấy bị "bỏ rơi", bạn đọc Ánh Tuyết ở quận Thanh Xuân, Hà Nội đã nêu ra hàng loạt câu hỏi mà hầu như gia đình trẻ nào cũng gặp phải.

Khi con trẻ sợ đi học, tôi biết phải làm sao? - Ảnh 1.

Không kịp về đón con giờ tan trường, nhiều phụ huynh phải nhờ ông bà hỗ trợ công việc này - Ảnh: NHƯ HÙNG

Nhằm góp thêm một góc nhìn, chuyên mục Bạn đọc làm báo xin giới thiệu chia sẻ này.

"Nhà tôi buổi sáng chẳng khác nào cái chợ vì cuộc chiến gọi con dậy để đến trường. Sợ con trễ giờ nên chưa đến 6h sáng, tôi đã gọi con như gọi đò. Các con làm vệ sinh cá nhân xong, ăn chút bánh mì, uống cốc sữa.

"Tôi biết kêu ai khi mà tôi không thể dứt khỏi công việc, để có mặt ở trường đón con lúc 4 giờ chiều? Cái lỗi này đâu phải ở những bậc phụ huynh như chúng tôi? Phải chăng mốc thời gian trả trẻ đang bất hợp lý? Trả trẻ sớm như vậy khác nào đang đánh đố và làm khó phụ huynh?"

Chị Ánh Tuyết

Tuy nhiên, trẻ con đang tuổi ăn tuổi ngủ (đứa đầu học lớp 4, đứa nhỏ học mẫu giáo) nên phải dậy đúng giờ là chuyện không phải dễ. Nhiều hôm, chỉ vì kì kèo "ngủ nướng thêm vài phút" mà các con tôi buộc phải bỏ ăn sáng hoặc cầm theo lên lớp. Thế là bố đưa đứa lớn, tôi đưa đứa nhỏ đến trường.

Nhưng công đoạn đón con buổi chiều còn cam go hơn. Bởi trường cấp 1 tan lúc 4h10, còn trường mầm non tan học lúc 4h. Tôi cứ thắc mắc là: "Làm sao chúng tôi có thể đi làm về giờ đó để đón con?".

Không còn cách nào khác, chúng tôi dặn dò đứa lớn cứ ngồi ở phòng bảo vệ chờ, không được ra khỏi trường khi bố mẹ chưa đến. Tuy nhiên, bố đến đón thì con cứ vịn vào thanh sắt cổng để hóng bố mẹ. Còn đứa nhỏ, chúng tôi chọn giải pháp gửi thêm cô giáo 300 nghìn để đón muộn (5 giờ 30 phút).

Đường tắc nên việc về khung giờ ấy cũng là cả vấn đề. Nhiều hôm, về đến lớp con, chỉ còn mình con ngồi bên cô giáo, tôi thấy lắng lòng lại. Con nhìn thấy bóng mẹ từ xa, liền vội chạy ra cửa quên cả cất ghế, quên cả chào cô. 

Còn cô giáo thấy bóng phụ huynh đến đón học sinh cuối cùng chưa kịp chào đã vội tắt đèn phòng. Tôi hiểu, bởi nhà cô cách trường cũng không gần.

Hai mẹ con ra về, tôi ghé tai con nói nhỏ: "Con chờ mẹ có lâu không?". Con thủ thỉ: "Sao hôm nào mẹ cũng về muộn thế?". Tôi chẳng biết trả lời thế nào, chỉ biết ôm con vào lòng, tự nhiên nước mắt rơi.

Nhiều đêm tâm sự với con, tôi thấy tủi khi con nói: "Mẹ không thương con". Tôi hỏi tại sao, con bảo: "Nếu thương con - mẹ đã đến đón sớm rồi. Các bạn về hết, con chơi một mình, buồn lắm…".

Chúng tôi cứ đánh vật với bài toán đưa đón con như vậy, vẫn sống chung với nỗi buồn bị đón muộn của con. Thực tế, ở thành phố lớn, không phải nhà nào cũng có ông bà hay người giúp việc đưa đón trẻ. 

Chưa đến 4h chiều, tôi đã nhấp nhổm việc đón con. Suốt khoảng thời gian đó, hầu như ngồi ở cơ quan nhưng tôi không làm được gì cả.

Nhiều khi, từ Chu Văn An (Ba Đình) về Kim Giang (Kim Giang), đường tắc không nhích được, tự trong lòng tôi thấy căng thẳng. Trả trẻ quá sớm (4h chiều) thì ai đón bởi chúng tôi hơn 5h mới tan giờ làm? 

Trong khi đó, chúng tôi đâu yên tâm khi để con đứng ở sân trường trong khoảng thời gian gần 2 tiếng khi cha mẹ chưa đến đón?

Có thời gian tôi để ý đứa nhỏ trở nên thay đổi tính cách. Con lầm lì và ít nói, hơi một tí là chạy vào giường, chùm trăn lên và khóc. Hỏi gì, con cũng không nói. Sau đó, tôi gặng hỏi mới hiểu lý do vì con luôn là một trong những người ở lại lớp sau cùng.

Tôi rớt nước mắt khi con nói: "Mẹ không thương con nên mẹ không đến đón con sớm". Rồi con ăn vạ không muốn đi học. Nhiều đêm mơ ngủ, con hét lên: "Con không đi học đâu, con muốn ở nhà với mẹ cơ".

Là người mẹ, nghe những câu nói mơ màng của con, tôi cảm thấy thổn thức, lo lắng thực sự.

Nhưng, biết kêu ai khi mà tôi không thể dứt khỏi công việc, để có mặt ở trường đón con lúc 4h chiều? Cái lỗi này đâu phải ở những bậc phụ huynh như chúng tôi? Phải chăng mốc thời gian trả trẻ đang bất hợp lý? Trả trẻ sớm như vậy khác nào đang đánh đố và làm khó phụ huynh?"

Bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn riêng của tác giả. Còn bạn, bạn nghĩ gì về điều này? Hãy chia sẻ với chúng tôi qua phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc gởi về địa chỉ: [email protected]. Cảm ơn bạn!

ÁNH TUYẾT (Thanh Xuân, Hà Nội)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Làm đường tạm 200m kết nối cầu Nhơn Trạch với cao tốc TP.HCM - Long Thành từ ngày 19-8

Các bên liên quan thống nhất làm đường tạm cho xe chạy 2 chiều, kết nối cầu Nhơn Trạch với cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Công trường dự kiến hoàn thành giai đoạn 1 ngày 19-8, giai đoạn 2 vào cuối tháng 9.

Làm đường tạm 200m kết nối cầu Nhơn Trạch với cao tốc TP.HCM - Long Thành từ ngày 19-8

Người dân và doanh nghiệp liên hệ cơ quan thuế Cần Thơ ở đâu sau sáp nhập?

TP Cần Thơ được thành lập trên cơ sở sáp nhập tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng và TP Cần Thơ cũ. Sau sáp nhập, người dân, doanh nghiệp liên hệ cơ quan thuế ở đâu?

Người dân và doanh nghiệp liên hệ cơ quan thuế Cần Thơ ở đâu sau sáp nhập?

Bộ Nội vụ hướng dẫn trình tự chuyển đổi, đổi tên thôn, tổ dân phố tại cấp xã mới

Bộ Nội vụ đã có hướng dẫn về trình tự chuyển đổi thôn, tổ dân phố và đổi tên thôn, tổ dân phố tại đơn vị cấp xã mới hình thành sau sắp xếp.

Bộ Nội vụ hướng dẫn trình tự chuyển đổi, đổi tên thôn, tổ dân phố tại cấp xã mới

Đường huyết mạch ở Đà Nẵng nham nhở, ‘sống trâu’, ‘rãnh cào’ chờ khắc phục

Sau khi Tuổi Trẻ Online có bài phản ánh Đường huyết mạch ở Đà Nẵng lồi lõm với "sống trâu", "rãnh cào", nhiều bạn đọc đã có phản hồi.

Đường huyết mạch ở Đà Nẵng nham nhở, ‘sống trâu’, ‘rãnh cào’ chờ khắc phục

Đà Nẵng xác minh thông tin bún chuyển màu từ trắng sang đỏ

Một người dân ở Đà Nẵng mua bún tươi ở chợ mang về nhà ăn, tới tối thì bún chuyển màu từ trắng sang đỏ.

Đà Nẵng xác minh thông tin bún chuyển màu từ trắng sang đỏ

Tranh luận nên bỏ hay giữ thủ tục hoàn công

Thủ tục hoàn công có còn cần thiết không khi công trình đã xây theo mẫu nhà duyệt sẵn, nằm trong quy hoạch rõ ràng và được giám sát từ đầu?

Tranh luận nên bỏ hay giữ thủ tục hoàn công
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar