14/06/2019 00:31 GMT+7

Khí CO: 'sát thủ êm dịu' trong phòng kín

XUÂN MAI
XUÂN MAI

TTO - PGS.TS Trần Hồng Côn - Khoa Hóa học, ĐH Khoa học tự nhiên Hà Nội - cho biết, khi sử dụng thiết bị đốt cháy nhiên liệu trong phòng kín, khí oxy sẽ bị tiêu hao dần, từ đó khí CO sẽ tăng lên và gây chết người nếu cấp cứu không kịp thời.

Khí CO: sát thủ êm dịu trong phòng kín - Ảnh 1.

Công an thu giữ chiếc máy phát điện tại căn nhà trên đường số 43 (phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, TP.HCM) - nguyên nhân làm 7 bà cháu ngạt khí trong phòng kín - Ảnh: XUÂN ĐOÀN

Mới đây, nguyên nhân 7 bà cháu bất tỉnh trong căn nhà đóng kín cửa được các bác sĩ Bệnh viện quận Thủ Đức, TP.HCM kết luận là do ngộ độc khí CO từ máy phát điện thải ra. Hậu quả làm bé gái 8 tuổi tử vong ngay sau đưa đến bệnh viện này cấp cứu. Các nạn nhân còn lại hiện sức khỏe dần tiến triển tốt.

Đây là một trong rất nhiều trường hợp mà nạn nhân tử vong do bị ngạt khí CO từ động cơ chạy bằng nhiên liệu hay lò sưởi, đốt than tổ ong… thải ra trong điều kiện phòng kín khiến dư luận bàng hoàng và thương xót.

PGS.TS Trần Hồng Côn cho rằng tình trạng chết ngạt trong phòng kín năm nào cũng được các chuyên gia cảnh báo nhưng những trường hợp thương tâm vẫn diễn ra.

Theo PGS.TS Trần Hồng Côn, khi máy phát điện hoạt động trong phòng kín, khí oxy sẽ bị tiêu hao dần, trong khi đó lượng khí CO (gây gạt thở) và CO2 (gây ngộ độc) ngày càng tăng. Trong thời gian ngắn, hai khí này sẽ tạo thành một "hỗn hợp" làm người trong phòng cảm thấy ngột ngạt, mệt mỏi và rơi vào hôn mê. Tình trạng này nhanh chóng gây tử vong nếu cấp cứu không kịp thời.

"Những trường hợp tử vong do ngộ độc khí CO diễn ra từ từ, biểu hiện như một giấc ngủ sâu nên không lường trước được" - PGS Côn giải thích.

Để không bị ngạt khí, các chuyên gia khuyến cáo mọi người không dùng than, củi để đốt, sưởi trong phòng kín không có không khí; không chạy động cơ sử dụng xăng, dầu trong các khu vực khép kín; không sử dụng thiết bị đốt khí gas không có thông hơi trong phòng kín hoặc trong phòng ngủ.

Nếu nghi ngờ hoặc thấy có người bị ngạt khí, cần nhanh chóng mở cửa để không khí ùa vào, đồng thời nhanh chóng gọi cấp cứu hoặc đưa đến cơ sở y tế địa phương gần nhất.

TTO - Theo Bệnh viện quận Thủ Đức, 7 bà cháu bất tỉnh trong căn nhà trên đường số 43, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, TP.HCM do bị ngạt khí CO của máy phát điện thải ra.

XUÂN MAI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phó chủ tịch TP.HCM: Bệnh viện Ung bướu tiên phong trong hỗ trợ các bệnh viện vệ tinh

Phó chủ tịch UBND TP.HCM đánh giá cao Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã tiên phong thực hiện chiến lược liên kết vùng, hỗ trợ chuyên môn cho các bệnh viện vệ tinh chặn ung thư.

Phó chủ tịch TP.HCM: Bệnh viện Ung bướu tiên phong trong hỗ trợ các bệnh viện vệ tinh

Bộ Chính trị: Nghiên cứu ban hành các chính sách hỗ trợ cho phụ nữ sinh đủ hai con trước 35 tuổi

Bộ Chính trị yêu cầu cần nghiên cứu ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích các cặp vợ chồng và cá nhân sinh đủ hai con.

Bộ Chính trị: Nghiên cứu ban hành các chính sách hỗ trợ cho phụ nữ sinh đủ hai con trước 35 tuổi

TP.HCM đề xuất giảm còn 102 trạm y tế, mỗi trạm tối thiểu 4 bác sĩ

Sở Nội vụ TP.HCM vừa đề xuất 273 trạm y tế hiện nay sẽ sắp xếp còn 102 trạm, ước tính mỗi trạm y tế có tối thiểu 4 bác sĩ.

TP.HCM đề xuất giảm còn 102 trạm y tế, mỗi trạm tối thiểu 4 bác sĩ

Thanh gỗ đâm xuyên ngực gần 1 gang tay, nam thanh niên thoát chết kỳ diệu

Nam thanh niên tại Quảng Bình bị thanh gỗ lớn đâm xuyên thấu vùng ngực trái sâu 20cm. May mắn thanh niên này đã được cứu kịp thời.

Thanh gỗ đâm xuyên ngực gần 1 gang tay, nam thanh niên thoát chết kỳ diệu

Đi khám sức khỏe phát hiện huyết thanh đục như sữa, nguy cơ đột quỵ cao

Khi đi khám tổng quát, một bệnh nhân nam 29 tuổi phát hiện huyết thanh đục như sữa, đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ, viêm tụy cấp...

Đi khám sức khỏe phát hiện huyết thanh đục như sữa, nguy cơ đột quỵ cao

Tăng cường phối hợp y tế đa ngành nhằm giảm gánh nặng HPV

MSD Việt Nam phối hợp cùng Hội Y Học Dự Phòng Việt Nam (VAPM) tổ chức hội nghị khoa học đa chuyên khoa với chủ đề “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV”.

Tăng cường phối hợp y tế đa ngành nhằm giảm gánh nặng HPV
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar