09/07/2018 11:53 GMT+7

Khi có kết quả phân tích, thực phẩm bẩn đã... vào bụng người dân

HOÀNG LỘC
HOÀNG LỘC

TTO - Do chưa có quy định tạm giữ lô hàng thực phẩm tươi sống trong thời gian chờ kết quả phân tích định lượng, nên dù kết quả dương tính thì lô hàng này đã được phân phối chứ không còn ở chợ.

Khi có kết quả phân tích, thực phẩm bẩn đã... vào bụng người dân - Ảnh 1.

Theo Ban an toàn thực phẩm, hiện nay, công tác quản lý an toàn thực phẩm ở các tuyến phường xã còn gặp nhiều hạn chế - Ảnh: T.L

Ban an toàn thực phẩm TP.HCM vừa có báo cáo công tác đảm bảo an toàn thực phẩm 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ các tháng cuối năm 2018 gửi các bộ ngành và UBND TP.HCM.

Trong báo cáo, ban này cho rằng do chưa có quy định tạm giữ lô hàng thực phẩm tươi sống trong thời gian chờ kết quả phân tích định lượng, nên dù kết quả dương tính thì lô hàng này đã được phân phối chứ không còn ở chợ.

Do đó, việc xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm tươi sống bị nhiễm khuẩn hoặc có hóa chất, chất cấm tại chợ đầu mối là chỉ xử lý vi phạm hành chính (phạt tiền), không thể tịch thu tiêu hủy.

Theo Ban an toàn thực phẩm, hiện nay, công tác quản lý an toàn thực phẩm ở các tuyến phường xã còn gặp nhiều hạn chế, nhân sự quản lý không có chuyên môn và thường là kiêm nhiệm nên còn ngại trong xử lý vi phạm. 

Quy định về mức dư lượng của một số thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt là một số loại thuốc bị cấm như Carbendazim, Benomyl, Thiophanate – methyl…, chưa được quy định tại thông tư số 50 của Bộ Y tế.

Ngoài việc kiến nghị bổ sung quy định mức giới hạn tối đa hoạt chất thuốc an thần Acepromazine trong thịt và sản phẩm thịt ở thông tư 24 nhằm ngăn chặn hành vi tiêm thuốc an thần vào các sản phẩm từ thịt, Ban an toàn thực phẩm còn kiến nghị bổ sung hướng dẫn cụ thể quy định tạm giữ lô hàng trong thời gian chờ kết quả phân tích định lượng.

Nhắc nhở là chính

Theo số liệu tổng hợp của Ban ATTP TP, từ đầu năm đến nay, các đơn vị gồm Ban ATTP, Chi cục QLTT, Sở NN&PTNT, Cục Hải Quan, Cảnh sát môi trường và tuyến quận, huyện (phường, xã) tổ chức thanh kiểm tra gần 35.000 trường hợp, phát hiện vi phạm trên 11.000 trường hợp.

Qua đó, nhắc nhở trên 8.000 trường hợp, xử phạt trên 11 tỉ với gần 1.160 trường hợp. Tiêu hủy 10 bao bột sữa biến chất, trên 6,5 tấn nông sản ngâm hóa chất và lượng lớn nguyên liệu, phụ gia không có nhãn hiệu, hạn sử dụng.

Trong tổng số trên 1.300 cơ sở được thanh tra, Ban ATTP chỉ xử phạt tiền 173 cơ sở và có trên 1.000 cơ sở chỉ bị nhắc nhở dù vi phạm.

TTO- “Đề án nhận diện, truy xuất nguồn gốc thịt heo, thịt gia cầm, trứng gia cầm” và “Dự án Mô hình chợ thí điểm đảm bảo an toàn thực phẩm” được chuyển giao từ Sở Công thương sang Ban quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM thực hiện.

TTO - Cần phải nhân rộng mô hình quản lý thực phẩm tập trung, từ gốc ở tất cả các chợ đầu mối cả nước. Đó là ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trong chuyến thị sát tại chợ đầu mối Bình Điền.

HOÀNG LỘC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Công an Đắk Lắk yêu cầu cung cấp hồ sơ bệnh nhân tử vong tại các bệnh viện có dấu hiệu tội phạm

Công an Đắk Lắk cho rằng các vụ bệnh nhân tử vong có dấu hiệu tội phạm, bệnh viện bàn giao cho gia đình mai táng gây khó khăn nên đề nghị cung cấp hồ sơ để điều tra.

Công an Đắk Lắk yêu cầu cung cấp hồ sơ bệnh nhân tử vong tại các bệnh viện có dấu hiệu tội phạm

Sau vụ chỉ số chống nắng ghi 50 nhưng kiểm nghiệm 2,4: Tăng cường kiểm nghiệm sản phẩm chống nắng

Cục Quản lý dược, Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị các sở y tế tỉnh thành và các cơ sở sản xuất, kinh doanh tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm đối với sản phẩm chống nắng.

Sau vụ chỉ số chống nắng ghi 50 nhưng kiểm nghiệm 2,4: Tăng cường kiểm nghiệm sản phẩm chống nắng

Thông tin ivermectin chữa 'bách bệnh' kể cả COVID-19 và ung thư là sai sự thật

Những năm gần đây, thuốc chống giun sán ivermectin liên tục được lan truyền trên mạng xã hội như một “thần dược” có thể chữa khỏi COVID-19 và ung thư. Tuy nhiên giới chuyên môn khẳng định thông tin này là sai sự thật.

Thông tin ivermectin chữa 'bách bệnh' kể cả COVID-19 và ung thư là sai sự thật

Cách ly phòng COVID-19 hiện nay có còn cần thiết?

Thời điểm đại dịch COVID-19 xuất hiện đầu năm 2020 tại Việt Nam, những người tiếp xúc gần 2m đã thuộc diện nghi nhiễm và phải cách ly, người bệnh phải cách ly 14 ngày. Còn hiện nay, việc thực hiện cách ly COVID-19 như thế nào?

Cách ly phòng COVID-19 hiện nay có còn cần thiết?

'Thắp' nụ cười cho người bệnh ung thư tại TP.HCM qua tranh ảnh

Suốt nửa năm qua, một nhóm người trẻ tại TP.HCM vẫn miệt mài treo tranh, ảnh, “thắp” nụ cười cho những người bệnh ung thư thông qua dự án “Một bức tranh - Nhiều hy vọng”.

'Thắp' nụ cười cho người bệnh ung thư tại TP.HCM qua tranh ảnh

Sốt xuất huyết vào mùa, ba việc cần làm ngay trước khi quá muộn

Mỗi năm, sốt xuất huyết lại bùng phát vào mùa mưa khiến hàng ngàn trẻ em phải nhập viện, nhiều ca trở nặng nguy hiểm tính mạng. Bà con mình cần làm ngay ba việc quan trọng.

Sốt xuất huyết vào mùa, ba việc cần làm ngay trước khi quá muộn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar