16/08/2018 14:19 GMT+7

Khi cô giáo là bộ đội hải quân

MINH PHƯỢNG
MINH PHƯỢNG

TTO - Doanh trại quân đội với thao trường nắng gió, kỷ luật thép. Đâu đó thoảng tiếng ê a của trẻ nhỏ. 16 năm qua, trường mầm non ở căn cứ 696 - Vùng 2 Hải quân (Đồng Nai) là nơi “ươm mầm” để những đứa trẻ là con em cán bộ chiến sĩ lớn khôn.

Khi cô giáo là bộ đội hải quân - Ảnh 1.

Những cô giáo chiến sĩ yêu thương con đồng đội như con mình - Ảnh: MINH PHƯỢNG

Ngôi trường và tình yêu của những cô giáo hải quân đã giúp người lính nơi đây yên tâm thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng của Tổ quốc.

Những cô giáo không nghỉ hè

"Nào, con giơ tay lên để cô thay áo nha", "Sóc ơi ra chơi đi con"… - dù luôn tay nhưng các cô giáo vẫn trìu mến với bọn trẻ. 

Nâng niu như "búp trên cành" nhưng lúc cần thì các cô cũng rất cứng rắn, nghiêm khắc để các bé vào khuôn nếp.

Thiếu tá Bùi Ngọc Hiếu (38 tuổi, quê Thái Bình) cho biết ở đây hiện có bốn cô giáo phụ trách nhà trẻ khoảng 30 bé trong độ tuổi từ 6-36 tháng. Ngày hè, nhiều bé có mẹ làm giáo viên được nghỉ hè nên đón về, trường còn khoảng 20 bé.

Điều đặc biệt ở ngôi trường mầm non duy nhất của Vùng 2 Hải quân: cô giáo là bộ đội và các bé đều là con của cán bộ chiến sĩ. 

Sáng sáng, hình ảnh các ông bố mặc quân phục chở trẻ bi bô để cùng vào đơn vị đã không còn lạ lẫm. Bố đi làm còn con đi học!

"Ở đây vợ bộ đội đa số là công nhân nên các chị thường đi làm sớm, tối tăng ca về trễ. Có trường mầm non trong đơn vị, bố đi làm chở con đi, chiều đón về sẽ đỡ vất vả hơn" - cô giáo Nguyễn Thị Thương (33 tuổi) cho biết.

Một ngày của các cô bắt đầu từ lúc 6h30 và kết thúc lúc 17h15. Có mặt từ 6h30 sáng, các cô luôn tay vừa chăm trẻ, chia nhau nấu ăn cho các bé, chơi cùng bé, dọn dẹp phòng ốc luôn sạch sẽ, mát mẻ. 

Buổi trưa các cô cũng không nghỉ ngơi. Khi các bé ngủ trưa, các cô thay nhau dọn dẹp rồi nấu ăn cho các bé. 

"Nhiều bé mới vào chưa quen nên khóc quấy, sợ đánh thức các bé khác nên các cô bế đi lòng vòng cả buổi trưa, thường phải 1-2 tuần quen rồi thì bé sẽ ngoan" - cô giáo Nguyễn Thị Dung (34 tuổi) nhớ lại.

"Bộ đội đâu có nghỉ hè, mình nghỉ hè thì ai trông con cho họ. Hè chúng tôi vẫn dạy bình thường, hằng năm có phép theo tiêu chuẩn của quân nhân" - cô Hiếu vui vẻ nói.

Mình xem con của đồng đội như con mình. Chăm sóc các bé thật tốt để đồng đội yên tâm hoàn thành nhiệm vụ là cách chúng tôi thể hiện trách nhiệm của một người lính hải quân

Thiếu tá BÙI NGỌC HIẾU

Như tay mẹ hiền

Nhìn các bé vui đùa trong những bộ quần áo sạch sẽ, mạnh khỏe lớn lên từng ngày, các cô vui, chăm yêu trẻ như chăm con của mình. 

Bởi đó là con của đồng đội mình, đồng đội yên tâm công tác cũng là các cô gián tiếp thực hiện nhiệm vụ của mình với quê hương. 

Nhiều khi tan học cha mẹ các bé bận việc đột xuất không đón kịp, các cô chở bé về nhà tắm rửa, cho ăn uống rồi gia đình đến rước sau.

Với người lính hải quân, những chuyến công tác trên biển kéo dài 2-3 tháng trời là chuyện thường. 

Chồng xa nhà, người vợ phải lo toan gánh vác, con lại nhỏ sẽ vất vả. Biết con chỉ theo quấn cô giáo, nhiều người lính đã cậy nhờ các cô trông nom. 

"Lần nào cũng vậy, mình nói cứ yên tâm, giúp được gì các cô luôn cố gắng" - cô Hiếu nói. 

Có lần, cô Hiếu đã đón bé về ở với mình nhiều ngày, cho ăn uống, chăm sóc bé và chở bé đến lớp (do bố bé mất vì tai nạn, mẹ bé phải đưa chồng về quê).

Chồng cô Hiếu cũng là bộ đội, hiện công tác ở Vũng Tàu, cô cũng vất vả việc nhà, chăm con, nhiều khi lo cho các bé ở trường về trễ, con mình cô phải nhờ hàng xóm đón giúp. 

Giờ đứa học lớp 11, đứa lớp 5, có thể tự lo cho nhau nên cô yên tâm cống hiến cho công việc nuôi dạy trẻ. Gắn bó với trường mầm non từ ngày thành lập, đến nay 16 năm với biết bao kỷ niệm nên bé nào đã dạy qua, cô Hiếu đều nhớ. 

Nhiều bé đã ra ngoài học, lúc nhớ cô vẫn thường gọi điện thoại hỏi thăm. Những khi nghỉ phép nhưng không về quê, ở nhà cô luôn thấy thiếu, thấy buồn vì nhớ trẻ.

Còn cô Nguyễn Thị Dung, chồng cô là liệt sĩ hi sinh khi công tác ở đảo Trường Sa vào năm 2014, cô một mình chăm sóc con cũng hoàn thành công việc. 

Ở trường này, cô Hiếu là "kỳ cựu", cô Dung gắn bó gần 4 năm, cô Thương là người mới nhất. 

Cô Thương trước đó là nhân viên thông tin của Bộ tư lệnh Vùng 2 Hải quân, nhưng tốt nghiệp đại học sư phạm, trung cấp mầm non nên gắn với trường một năm nay. Cô nào cũng thương quý những đứa trẻ vô cùng.

Trung tá Nguyễn Bá Tĩnh - phó chủ nhiệm chính trị căn cứ 696, Vùng 2 Hải quân - cho biết việc thành lập và duy trì trường mầm non ở căn cứ có ý nghĩa thiết thực: “Các bé được các cô giáo chiến sĩ chăm sóc chu đáo, cha mẹ các bé là những cán bộ, chiến sĩ yên tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Khi gửi con ở đây, cha mẹ các bé không phải đóng thêm bất kỳ một khoản nào ngoài tiền ăn hằng ngày cho các bé. Các cô giáo đều có chuyên môn và hằng năm được cử đi tập huấn nghiệp vụ sư phạm mầm non”.

MINH PHƯỢNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu thiếu nhi xúc động trước cờ Tổ quốc và kỷ vật chiến tranh

Các đại biểu thiếu nhi dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc xúc động đặt tay lên ngực trái chụp ảnh với cờ Tổ quốc và kỷ vật chiến tranh trong Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam (Hà Nội).

Đại biểu thiếu nhi xúc động trước cờ Tổ quốc và kỷ vật chiến tranh

Đại biểu tranh luận việc cán bộ công chức không hoàn thành KPI sẽ bị thôi việc

Việc đánh giá cán bộ, công chức dựa trên các tiêu chí KPI, nếu không hoàn thành nhiệm vụ có thể bị thôi việc được các đại biểu tranh luận cần có cơ chế đánh giá cụ thể, rõ ràng, đảm bảo hiệu quả.

Đại biểu tranh luận việc cán bộ công chức không hoàn thành KPI sẽ bị thôi việc

Microsoft sa thải 6.000 nhân viên giữa cơn sốt AI

Microsoft cắt giảm gần 3% nhân sự toàn cầu để dồn lực đầu tư vào AI, trong bối cảnh chi tiêu hạ tầng tăng mạnh và áp lực lợi nhuận ngày càng lớn.

Microsoft sa thải 6.000 nhân viên giữa cơn sốt AI

Thanh niên khuyết tật khởi nghiệp bằng công nghệ được tiếp sức

Giải thưởng Tôn vinh Nghị lực Việt dành cho thanh niên khuyết tật sẽ xem xét tôn vinh, hỗ trợ những tấm gương khởi nghiệp sáng tạo bằng nội dung số.

Thanh niên khuyết tật khởi nghiệp bằng công nghệ được tiếp sức

Đại biểu Cháu ngoan Bác Hồ báo công với Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng 14-5, 500 đại biểu thiếu nhi dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ lần thứ X đã làm lễ báo công và vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đại biểu Cháu ngoan Bác Hồ báo công với Chủ tịch Hồ Chí Minh

Cháu ngoan Bác Hồ mê toán, ước mơ chế tạo robot

"Em muốn chế tạo ra robot" - Trương Mạnh Quân, cậu học trò lớp 6 Trường THCS - THPT Newton (Hà Nội), nói chắc nịch khi được hỏi về ước mơ. Anh chàng mới sắp kết thúc lớp đầu cấp THCS mà sở hữu bảng kê giải thưởng toán học dài mấy trang vở.

Cháu ngoan Bác Hồ mê toán, ước mơ chế tạo robot
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar