05/03/2009 02:30 GMT+7

Khi bệnh nhân quên tên thuốc

BS NGUYỄN THANH HẢI (BV Cấp cứu Trưng Vương)
BS NGUYỄN THANH HẢI (BV Cấp cứu Trưng Vương)

TT - Khả năng gây ra bệnh của thuốc không phải luôn được thầy thuốc nhận biết ngay lập tức. Sự chậm trễ này không hoàn toàn do lỗi của thầy thuốc mà còn do người bệnh gây ra.

Phóng to
Khi khám bệnh, thầy thuốc hỏi bệnh nhân để biết thêm thông tin về thuốc bệnh nhân đã dùng - Ảnh: N.C.T.

Quy trình tiếp cận người bệnh bao gồm: hỏi bệnh, khám bệnh, xét nghiệm, đưa ra kết luận và phương pháp điều trị (dùng thuốc và không dùng thuốc). Khi hỏi bệnh, thầy thuốc thường hỏi bệnh nhân nhiều vấn đề, trong đó có phần rất quan trọng là việc dùng thuốc trước đó. Bao gồm tiền căn dị ứng thuốc, thuốc đang dùng, thuốc đang dùng rồi ngưng đột ngột, tăng giảm liều thuốc, phối hợp thêm loại thuốc mới, phản ứng phụ của thuốc...

Theo tôi, đa số bệnh nhân không trả lời được những câu hỏi này, hoặc trả lời không đầy đủ, dù có nhiều loại thuốc họ dùng hàng năm trời. Từ những thiếu sót này có thể dẫn đến những hậu quả khó lường cho người bệnh và sự nhận định sai lạc của thầy thuốc, đưa đến sai lầm trong chẩn đoán và điều trị.

Suýt chết vì hôn mê

Cô N.T.H. bị sốt, ho và khạc đàm, tự ra nhà thuốc mua thuốc uống, khoảng một giờ sau thấy da nổi ban đỏ và mệt hơn nên nhập viện. Cô H. đã không cung cấp cho bác sĩ biết thông tin này nên được chẩn đoán là sốt phát ban thay vì chẩn đoán đúng phải là dị ứng thuốc và viêm phế quản cấp. Sai lầm này làm cô H. không được bác sĩ cho thuốc chống dị ứng.

Sử dụng corticoid kéo dài có thể gây ra đái tháo đường giống như type 2 vì thuốc gây ra hiện tượng đề kháng insulin. Bà T.T.B. có bệnh về mắt được bác sĩ nhãn khoa cho corticoid liều cao uống và một loại thuốc nhỏ mắt. Sau một thời gian bệnh mắt thuyên giảm, bác sĩ cho ngưng coticoid nhưng vẫn dùng thuốc nhỏ mắt tiếp tục.

Tuy nhiên bà B. thấy người bắt đầu mệt, khát và tiểu thường xuyên nên đi khám tổng quát, kết quả đường huyết rất cao, được chẩn đoán đái tháo đường type 2. Sau một tuần điều trị bà phải nhập viện và suýt chết vì hôn mê hạ đường huyết. Đây là một trường hợp điều trị đái tháo đường quá mạnh tay do bác sĩ xác định sai nguyên nhân gây đái tháo đường. Lý do bà B. nói với bác sĩ rằng bà chỉ đang dùng thuốc nhỏ mắt nhưng thật ra bà đã dùng rất nhiều corticoid trước đó. Nếu biết được thông tin này, bác sĩ chỉ cần cho bà B. ăn kiêng, tập thể lực và tiếp tục cai corticoid là bệnh đái tháo đường sẽ khỏi.

Bệnh nặng hơn

Bà L.Ư.M. phát hiện đái tháo đường hơn một năm, được bác sĩ chuyên khoa nội tiết cho một loại thuốc viên hạ đường huyết uống. Lần tái khám gần đây đường huyết hơi tăng nên được cho thêm một loại thuốc khác. Kể từ thời điểm này bà M. bị đau bụng và tiêu chảy do tác dụng phụ của loại thuốc mới gây ra.

Điều đáng tiếc là bà không thông báo cho bác sĩ nội tiết biết mà quyết định đi khám chuyên khoa tiêu hóa. Vị bác sĩ này không khai thác được thông tin, sau hai tuần điều trị thấy bệnh không thuyên giảm nên cho bệnh nhân nhập viện để xét nghiệm phân và nội soi đại tràng. Khi nằm viện bệnh nhân không dùng các loại thuốc cũ, vì vậy tiêu chảy chấm dứt. Sai lầm này do cả bác sĩ lẫn bệnh nhân và hậu quả là bà M. bị nội soi ruột không cần thiết.

Có nhiều bệnh nhân nghĩ rằng mình có nhiều bệnh nên đi khám nhiều chuyên khoa khác nhau. Vì cùng lúc uống nhiều toa thuốc nên chuyện các thuốc công phạt nhau là điều khó tránh khỏi. Hậu quả bệnh tình nặng hơn nên phải nhập viện. Sai lầm này một phần do lỗi của bác sĩ không hỏi kỹ hoặc không nắm kỹ sự tương tác thuốc, một phần do người bệnh quên đem toa hoặc cố tình giấu bệnh.

Đem theo vỏ thuốc

Do trình độ học vấn thấp, mắt mờ, bệnh nặng, chữ viết của các bác sĩ cẩu thả... nên người bệnh không thể đọc và nhớ được tên thuốc. Tuy nhiên thường gặp nhất là do người bệnh không quan tâm. Nhiều cụ già dù không biết chữ, dù quên đem toa thuốc nhưng vẫn cung cấp đầy đủ thông tin về thuốc đang dùng cho bác sĩ, đơn giản vì các cụ đem theo vỏ thuốc.

Hỏi bệnh là một nghệ thuật thuộc về giao tiếp nhưng phản ánh kỹ năng của một thầy thuốc. Kỹ năng này có phát huy tốt được hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào sự hiểu biết và hợp tác của người bệnh. Người bệnh nhớ rằng thầy thuốc luôn mong muốn biết càng nhiều thông tin về bệnh nhân càng tốt, trong đó có thông tin về thuốc. Nếu bác sĩ quên hỏi thông tin về thuốc thì người bệnh nên chủ động nói với họ bằng mọi cách.

BS NGUYỄN THANH HẢI (BV Cấp cứu Trưng Vương)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế đề nghị các bệnh viện chuẩn bị khu cách ly COVID-19

Bộ Y tế chiều 19-5 cho biết, hiện nay trên thế giới đã ghi nhận số ca mắc COVID-19 gia tăng tại một số quốc gia như Brazil, Anh, Thái Lan…

Bộ Y tế đề nghị các bệnh viện chuẩn bị khu cách ly COVID-19

Saudi Arabia mở phòng khám bác sĩ AI đầu tiên trên thế giới

Trong một bước tiến gây chú ý của ngành y tế toàn cầu, phòng khám ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đầu tiên trên thế giới vừa chính thức đi vào hoạt động tại tỉnh Al-Ahsa, phía đông Saudi Arabia.

Saudi Arabia mở phòng khám bác sĩ AI đầu tiên trên thế giới

‘Kết quả thử nghiệm lâm sàng bởi Viện Dinh dưỡng’ của Nestlé Milo như thế nào?

Thời gian qua, dư luận xôn xao việc trên bao bì của sản phẩm sữa lúa mạch Nestlé Milo có nội dung quảng cáo: “Nay đã được chứng minh khoa học bền bỉ hơn. Được thử nghiệm lâm sàng bởi Viện Dinh dưỡng”.

‘Kết quả thử nghiệm lâm sàng bởi Viện Dinh dưỡng’ của Nestlé Milo như thế nào?

Phát hiện mới: Con người tự phát sáng khi còn sống

Một nghiên cứu mới cho thấy tất cả sinh vật sống, kể cả con người, đều tự phát ra một ánh hào quang mờ nhạt cho đến khi chết.

Phát hiện mới: Con người tự phát sáng khi còn sống

Đà Nẵng khuyến cáo người dân phòng chống COVID-19 trong cao điểm du lịch hè

Sở Y tế Đà Nẵng khuyến cáo người dân chủ động phòng chống dịch COVID-19, trong bối cảnh số ca mắc có thể gia tăng khi vào cao điểm du lịch hè.

Đà Nẵng khuyến cáo người dân phòng chống COVID-19 trong cao điểm du lịch hè

Ông Obama, bà Harris, Clinton gửi lời chúc: Ông Biden là chiến binh, sẽ vượt qua ung thư

Hàng loạt chính trị gia đã gửi những lời chúc tốt đẹp đến cựu tổng thống Mỹ Biden, khi ông được chẩn đoán mắc ung thư tuyến tiền liệt.

Ông Obama, bà Harris, Clinton gửi lời chúc: Ông Biden là chiến binh, sẽ vượt qua ung thư
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar