17/03/2025 13:40 GMT+7

Khánh Ký không chỉ là ông tổ nhiếp ảnh mà còn là một doanh nhân yêu nước

Tháng 6-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh khi tới Pháp đã đến đặt hoa tưởng niệm Nguyễn Đình Khánh (tức Khánh Ký) - người vừa mất ít ngày trước. Câu chuyện hé mở về vai trò khác của ông tổ nhiếp ảnh Khánh Ký: một người yêu nước?

Khánh Ký không chỉ là ông tổ nhiếp ảnh mà còn là một doanh nhân yêu nước - Ảnh 1.

Chân dung "ông tổ" nghề nhiếp ảnh Nguyễn Đình Khánh, tức Khánh Ký - Ảnh: Tư liệu

Trong hội thảo khoa học "Khánh Ký - Cuộc đời và sự nghiệp" do Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lai Xá tổ chức vào ngày 16-3 tại Hà Nội, nhiều nhà nghiên cứu nêu vấn đề cần coi Nguyễn Đình Khánh (Khánh Ký) là một người có đóng góp lớn cho phong trào yêu nước đầu thế kỷ 20, và hỗ trợ đắc lực về tài chính cho các nhà hoạt động yêu nước như Nguyễn Ái Quốc, Phan Chu Trinh...

Khánh Ký: Nhà yêu nước thầm lặng

Bà Trần Thị Thu Đông - chủ tịch Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam - khẳng định Khánh Ký không chỉ là người đặt nền móng cho sự phát triển của nhiếp ảnh Việt Nam thời kỳ sơ khai.

Ít ai biết rằng ông còn là một nhà yêu nước thầm lặng, và đã có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Khánh Ký không chỉ là ông tổ nhiếp ảnh mà còn là một doanh nhân yêu nước - Ảnh 3.

Chủ tịch Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam Trần Thị Thu Đông (thứ hai bên trái) tặng ảnh Khánh Ký cho Bảo tàng Nhiếp ảnh Lai Xá - Ảnh: T.ĐIỂU

Luận điểm này cũng được các nhà nghiên cứu như PGS.TS Nguyễn Văn Huy, nhà sử học Dương Trung Quốc, nhà báo - nhà nhiếp ảnh Trần Mạnh Thường và Hoàng Kim Đáng, đạo diễn - NSND Nguyễn Như Vũ... đưa ra những dẫn chứng thuyết phục.

PGS.TS Nguyễn Văn Huy dẫn sự kiện năm 1946 tại Pháp để đặt câu hỏi về mối quan hệ thân thiết giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và Khánh Ký. "Điều gì đã khiến Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm tới một con người mà lúc đó chỉ được biết đến như một nhà nhiếp ảnh?" - ông Huy đặt câu hỏi.

Ông đã tìm thấy câu trả lời về mối quan hệ thân tình giữa Bác Hồ và Khánh Ký qua những tài liệu gốc được rút ra từ Trung tâm Lưu trữ hải ngoại ở Pháp và những tài liệu lưu trữ của cá nhân Phan Chu Trinh, hay tư liệu trong Trung tâm Lưu trữ quốc gia II (TP.HCM)...

Từ cuối năm 1918, nhất là những năm 1920 - 1921, Khánh Ký cùng sống với Phan Văn Trường, Phan Chu Trinh và Nguyễn Ái Quốc tại số 6 Villa des Gobelins (Paris, Pháp). 

Ông dạy nghề nhiếp ảnh cho Phan Chu Trinh và Nguyễn Ái Quốc để mưu sinh và giúp đỡ tiền sinh hoạt cho các nhà hoạt động yêu nước này.

Ông là một trong những người bạn tin cậy và trung thành của Phan Chu Trinh trong suốt hơn 10 năm ở Pháp và 2 năm cuối cùng của cụ Phan ở Sài Gòn. 

Khi Phan Chu Trinh qua đời, Khánh Ký dù là một ông chủ lớn vẫn tự tay chụp toàn bộ đám tang và in riêng thành một tập album đám tang Phan Châu Trinh.

Theo ông Huy, hiện nay cuốn album còn một bản do ông Hoàng Minh (ở TP.HCM) sưu tầm và lưu giữ. Đây là bằng chứng vô giá thể hiện không chỉ về tài năng nhiếp ảnh mà cả về tấm lòng yêu nước của Nguyễn Đình Khánh.

Khánh Ký không hoạt động chính trị (hay ông chỉ tạo vỏ bọc như vậy?) nhưng thường giao lưu và giúp đỡ những người yêu nước.
Khánh Ký không chỉ là ông tổ nhiếp ảnh mà còn là một doanh nhân yêu nước - Ảnh 4.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến viếng và đặt vòng hoa tại mộ nhà nhiếp ảnh Nguyễn Đình Khánh năm 1946 - Ảnh: Tư liệu

Cần tôn vinh xứng đáng

Ông Huy kết luận, dù có những chuyện còn phải tiếp tục nghiên cứu, nhưng những đóng góp của ông Nguyễn Đình Khánh (Khánh Ký) cho nền nhiếp ảnh Việt Nam và cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam là rất lớn. Ông xứng đáng có tên cho một đường phố tại thủ đô Hà Nội.

Nhà sử học Dương Trung Quốc đồng tình về việc đặt tên đường phố Nguyễn Đình Khánh và Hội Khoa học lịch sử Việt Nam sẵn sàng tham gia vào việc đề xuất này.

Chia sẻ với Tuổi Trẻ, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam Trần Thị Thu Đông cho biết sau hội thảo hội sẽ làm văn bản đề nghị TP Hà Nội đưa tên Nguyễn Đình Khánh vào quỹ tên đường của thành phố. 

Đồng thời tiếp tục tìm tư liệu thuyết phục, đáng tin cậy khẳng định Nguyễn Đình Khánh là một nhà yêu nước, có đóng góp cho cách mạng để làm văn bản đề nghị tôn vinh ông.

Khánh Ký không chỉ là ông tổ nhiếp ảnh mà còn là một doanh nhân yêu nước - Ảnh 5.

Trước hiệu ảnh Khánh Ký ở đường Bonnan Sài Gòn mở năm 1924 - Ảnh: Tư liệu

Xem 159 bức ảnh tuyệt đẹp của 53 nữ nhiếp ảnh gia

Gần 160 tác phẩm của 53 nhiếp ảnh gia nữ chụp lại những khoảnh khắc đời thường sống động, thiên nhiên đầy màu sắc, được triển lãm tại Hội Nhiếp ảnh TP.HCM.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Diễn viên Chu Viên Viên, nổi tiếng với vai diễn Tống Khánh Linh trong phim Tôn Trung Sơn, qua đời ở tuổi 51 sau quãng thời gian dài chiến đấu với bệnh tật.

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Bức tượng của bà Melania Trump một lần nữa bị phá hoại ngay tại quê nhà Slovenia.

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Hòa Hiệp được biết đến là kép đẹp trên các sân khấu kịch Hồng Vân, Idecaf, trên phim ảnh. Nay anh bắt tay viết kịch bản và dàn dựng với câu chuyện Thạch Sùng.

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar