25/10/2023 18:36 GMT+7

Khánh Hòa làm mất quyền lợi của dân liên quan dự án do World Bank tài trợ

Quá trình thực hiện dự án do World Bank tài trợ tại TP Nha Trang, chính quyền Khánh Hòa không thực hiện đầy đủ các điều khoản quan trọng của khung chính sách tái định cư và kế hoạch hành động tái định cư, làm dân mất quyền lợi.

Ngôi nhà (cụm màu xanh) của ông Bình nằm lọt thỏm giữa dự án, thấp hơn nền đường khoảng 1m - Ảnh: T.B.

Ngôi nhà (cụm màu xanh) của ông Bình nằm lọt thỏm giữa dự án, thấp hơn nền đường khoảng 1m - Ảnh: T.B.

Nhiều người dân ở phường Ngọc Hiệp (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) hiện khá bức xúc sau khi chính quyền thành phố hủy các quyết định thu hồi đất đã ban hành cách đây 7 năm đối với người dân thuộc khu vực 4,83ha ở dự án "Xây dựng cơ sở hạ tầng khu tái định cư Ngọc Hiệp" (khu tái định cư Ngọc Hiệp).

Bốc thăm đất tái định cư nhưng không được cấp

Ông Lê Hữu Bình, một người dân ở khu vực 4,83ha, cho biết gia đình ông sinh sống từ năm 2014 đến nay tại thửa đất rộng khoảng 100m2 thuộc phường Ngọc Hiệp.

Đến 2016, tỉnh Khánh Hòa có quyết định thu hồi đất nhà ông cùng nhiều nhà dân khác trong khu vực để thực hiện dự án khu tái định cư cho người dân bị giải tỏa ở dự án "Môi trường bền vững các thành phố duyên hải - tiểu dự án Nha Trang", do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ vốn.

Ông Bình được mời lên phường bốc thăm lô đất tái định cư. Nhưng sau đó Ban quản lý dự án phát triển tỉnh Khánh Hòa (chủ đầu tư) thông báo gia đình ông không được xem xét tái định cư.

Không chỉ riêng ông Bình, mà nhiều hộ khác cũng gặp tình trạng tương tự vì lý do đất mà họ đang ở là đất trồng cây lâu năm. Toàn bộ khu vực này được thống kê có 145 hộ dân.

Không được giao đất tái định cư, hầu hết người dân trong khu vực hơn 4ha này không bàn giao mặt bằng.

Mới đây, UBND TP Nha Trang ra quyết định hủy các quyết định thu hồi diện tích hơn 4ha đất nêu trên. Các phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư của người dân ở khu vực này được niêm yết hoặc đang lập cũng đã hủy bỏ, không còn giá trị pháp lý.

TP Nha Trang đã có thông báo tách khu vực 4,83ha nói trên sang giai đoạn 2 (7,45ha, trong đó có 4,83ha chưa thu hồi) sẽ thực hiện từ năm 2025 sau khi có chỉ đạo của tỉnh.

Nhà tạm của ông Hiệp nằm sát bên mái đất cao dự án khiến ông lo lắng - Ảnh: TRẦN HƯỚNG

Nhà tạm của ông Hiệp nằm sát bên mái đất cao dự án khiến ông lo lắng - Ảnh: TRẦN HƯỚNG

Khánh Hòa không tuân thủ các điều khoản của dự án

"Ai ở đây cũng bức xúc bởi suốt 7 năm qua, chính quyền nói thu hồi đất, buộc chúng tôi không thể sửa sang, xây nhà cửa, sống khổ cực. Giờ khu vực này bị đất đá dự án bủa vây, nguy cơ ngập lụt vào mùa mưa, chính quyền lại bảo không thu hồi đất nữa" - một người dân bày tỏ.

Các hộ dân mong muốn được đền bù theo chính sách của Ngân hàng Thế giới - Ảnh: TRẦN HƯỚNG

Các hộ dân mong muốn được đền bù theo chính sách của Ngân hàng Thế giới - Ảnh: TRẦN HƯỚNG

Đáng chú ý, vào tháng 3-2023, giám đốc quốc gia tại Việt Nam của WB có thư gởi chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa về việc rà soát một số điều khoản quan trọng của Khung chính sách tái định cư (RPF) và Kế hoạch hành động tái định cư (RAP) của dự án. Trong đó, WB chỉ ra chính quyền tỉnh Khánh Hòa không tuân thủ các điều khoản nói trên.

Cụ thể, tỉnh này xác định không chính xác ngày khóa sổ, làm mất quyền lợi trong chính sách bồi thường của các hộ bị ảnh hưởng (nhận, mua lô đất tái định cư và các khoản hỗ trợ); không tuân thủ nguyên tắc bồi thường theo giá thay thế đầy đủ khi thực hiện bồi thường đất nông nghiệp…

"Một số hộ bị ảnh hưởng có nhà xây dựng trên đất nông nghiệp bị thu hồi và họ không có nhà hoặc đất nào khác trong cùng địa bàn. Tuy nhiên, các hộ này đã không được mua lô đất tái định cư. Điều này không phù hợp với các quy định trong Khung chính sách tái định cư (RPF) và Kế hoạch hành động tái định cư (RAP) của tiểu dự án" - thư của giám đốc quốc gia tại Việt Nam của WB viết.

WB nhấn mạnh việc tuân thủ RPF và RAP là nghĩa vụ pháp lý theo "hiệp định vay và hiệp định tài trợ" đã ký cho tiểu dự án.

Để làm rõ những nội dung này, phóng viên Tuổi Trẻ Online đã liên hệ với ông Lê Đại Dương - phó chủ tịch UBND TP Nha Trang - và được ông đề nghị gửi văn bản cần cung cấp các nội dung liên quan.

Phóng viên gửi văn bản nội dung đề nghị cung cấp thông tin vụ việc này từ ngày 11-9, đến nay đã quá thời hạn trả lời theo luật định, nhưng lãnh đạo UBND TP Nha Trang vẫn chưa có hồi âm.

Dự án tái định cư đã cơ bản hoàn thành một số hạng mục - Ảnh: TRẦN HƯỚNG

Dự án tái định cư đã cơ bản hoàn thành một số hạng mục - Ảnh: TRẦN HƯỚNG

Dân có quyền yêu cầu bồi thường nếu thấy việc tách dự án gây thiệt hại

Theo luật sư Nguyễn Công Tín (Đoàn luật sư TP Đà Nẵng), các dự án đầu tư công bắt buộc đơn vị thực hiện phải đánh giá về ảnh hưởng, tác động đến môi trường và xã hội.

Đặc biệt đối với dự án tái định cư, vấn đề bảo đảm đồng bộ hạ tầng, kỹ thuật bảo đảm kết nối với các khu vực lân cận. Trong quá trình thực hiện, nếu có sự thay đổi phạm vi, quy mô dự án làm các yêu cầu nêu trên không bảo đảm thì phải đánh giá lại.

Đối với dự án khu tái định cư nói trên, việc tách, thay đổi phạm vi, quy mô đã làm ảnh hưởng đến cuộc sống, an toàn của các hộ dân còn lại.

"Ở đây, chính quyền chưa có đánh giá kịp thời về những tác động khi tách, điều chỉnh quy mô dự án. Nếu xảy ra thiệt hại người dân có quyền yêu cầu bồi thường theo quy định pháp luật. Nguyên tắc chủ thể có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường..." - ông Tín nói.

Không làm kịp dự án tái định cư cho cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Ngày 11-10, UBND huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai nêu ra hàng loạt vướng mắc trong việc giải phóng mặt bằng, làm tái định cư cho các hộ dân bị mất đất ở dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giá cát tăng gấp 2-3 lần, chương trình xóa nhà tạm ở Tây Nguyên gặp khó

Giá cát, đá tăng gấp 2-3 lần, chiếm gần nửa chi phí xây dựng khiến hàng ngàn căn nhà trong chương trình xóa nhà tạm cho hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên có nguy cơ dang dở.

Giá cát tăng gấp 2-3 lần, chương trình xóa nhà tạm ở Tây Nguyên gặp khó

Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc: Tin tưởng quỹ nhà ở giá rẻ cho người trẻ sẽ có hiệu quả

Trước những băn khoăn về nguồn lực thực hiện quỹ phát triển nhà ở xã hội, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc bày tỏ “tin tưởng quỹ sẽ có hiệu quả”.

Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc: Tin tưởng quỹ nhà ở giá rẻ cho người trẻ sẽ có hiệu quả

Đại biểu đề nghị làm rõ nguồn thu, chi Quỹ Nhà ở quốc gia khi làm nhà ở xã hội

Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ vị trí pháp lý, nguồn thu và nhiệm vụ chi của Quỹ Nhà ở quốc gia khi phát triển nhà ở xã hội.

Đại biểu đề nghị làm rõ nguồn thu, chi Quỹ Nhà ở quốc gia khi làm nhà ở xã hội

Đồng Nai: 20 năm làm nông vẫn phải xác nhận là nông dân nhưng chờ mãi chưa được hỗ trợ

Bị thu hồi toàn bộ diện tích đất nông nghiệp 12.394m² nhưng hộ nông dân ở Tân Phú (Đồng Nai) chưa được hỗ trợ và phải làm xác nhận nông dân.

Đồng Nai: 20 năm làm nông vẫn phải xác nhận là nông dân nhưng chờ mãi chưa được hỗ trợ

Ra mắt Masteri Rivera Danang

Ngày 20-5, sự kiện giới thiệu Masteri Rivera Danang tại quận Hải Châu của “Thành phố đáng sống” đã quy tụ hơn 600 chuyên gia bất động sản.

Ra mắt Masteri Rivera Danang

Giá cát tăng cao, người dân than xây nhà vượt dự toán quá nhiều

Từ đầu năm trở lại đây, giá cát ở Hà Tĩnh tăng cao khiến nhiều người dân đang xây nhà lao đao bởi dự toán đội lên hàng trăm triệu đồng, nhiều hộ dân thậm chí tạm gác việc xây nhà để chờ giá cát hạ xuống.

Giá cát tăng cao, người dân than xây nhà vượt dự toán quá nhiều
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar