11/06/2021 21:37 GMT+7
Trở lại chủ đề

Kháng thể đơn dòng cứu được bệnh nhân COVID-19 thể nặng

DẠ THẢO
DẠ THẢO

TTO - Từ ngày 11-6, liệu pháp kháng thể đơn dòng được mở rộng cho nhiều đối tượng bệnh nhân vì đã chứng minh hiệu quả ngăn chặn bệnh COVID-19 tăng nặng.

Kháng thể đơn dòng cứu được bệnh nhân COVID-19 thể nặng - Ảnh 1.

Bác sĩ Prabakar Tummala được tiêm kháng thể đơn dòng bamlanivimab tại Bệnh viện Desert Valley ở Victorville (Mỹ) vào tháng 12-2020 - Ảnh: SIPA

Từ ngày 15-3, Cơ quan An toàn thuốc và sản phẩm y tế quốc gia Pháp (ANSM) đã cho phép sử dụng tạm thời kháng thể đơn dòng để điều trị cho bệnh nhân người lớn có nguy cơ cao phát triển dạng COVID-19 nghiêm trọng như người bị suy giảm khả năng miễn dịch, người mắc bệnh có nguy cơ biến chứng hoặc người từ 70-80 tuổi mắc bệnh nền.

Kháng thể đơn dòng được sử dụng là hỗn hợp Casirivimab/Imdevimab của Hãng Roche (Thụy Sĩ) và Bamlanivimab/Etesevimab của Hãng Lilly France.

Báo cáo hằng tháng cho thấy dấu hiệu an toàn bảo đảm, nên ANSM quyết định mở rộng phạm vi sử dụng cho các đối tượng bệnh nhân khác.

Tính đến ngày 31-5 đã có hơn 1.000 bệnh nhân được điều trị bằng hỗn hợp kháng thể đơn dòng nêu trên.

Dữ liệu cảnh giác dược liên quan đến 50% số bệnh nhân này cho thấy chỉ xảy ra một số tác dụng phụ đã quan sát thấy trong thử nghiệm lâm sàng.

Do vậy, ANSM quyết định từ ngày 11-6 mở rộng phạm vi điều trị bằng kháng thể đơn dòng cho các đối tượng là trẻ em từ 12 tuổi trở lên có nguy cơ cao phát triển dạng COVID-19 nghiêm trọng, đặc biệt là ức chế miễn dịch nghiêm trọng; bệnh nhân người lớn mắc các bệnh mãn tính như béo phì, cao huyết áp phức tạp, đái tháo đường, suy thận, bệnh hô hấp mãn tính; bệnh nhân nhiễm HIV ở giai đoạn AIDS hoặc không kiểm soát được.

Kháng thể đơn dòng cứu được bệnh nhân COVID-19 thể nặng - Ảnh 2.

Thuốc tiêm kháng thể đơn dòng bamlanivimab - Ảnh: SIPA

Kháng thể đơn dòng được cơ thể sản xuất tự nhiên, nhưng cũng có thể được bào chế trong phòng thí nghiệm.

Thông thường cơ thể phải mất nhiều ngày mới sản sinh kháng thể đơn dòng. Tuy nhiên, theo liệu pháp điều trị bằng kháng thể đơn dòng, kháng thể được tiêm sớm hơn, tối đa 5 ngày sau khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng.

Kháng thể đơn dòng sẽ giữ vai trò làm tê liệt virus SARS-CoV-2 để ngăn virus lây nhiễm sang các tế bào khác.

Như vậy mục đích điều trị là giảm tác hại của bệnh, chứ không ngăn chặn được bệnh.

Hiện nay, sử dụng kháng thể đơn dòng trong điều trị bệnh nhân COVID-19 còn rất hạn chế vì liệu pháp này chưa được cấp phép rộng rãi.

Cơ quan Dược phẩm châu Âu đang tiến hành quy trình thẩm định thường xuyên để sẵn sàng cấp phép.

Thuốc kháng thể mới ngăn ngừa nhiễm COVID-19 đến 80%

TTO - Lần đầu tiên thuốc điều trị giảm triệu chứng COVID-19 đã chứng minh hiệu quả ngăn ngừa nhiễm COVID-19 không khác gì vắc xin.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tắm quá lâu, quá sạch coi chừng lại... hại chính mình

Không chỉ gây hại cho da, việc tắm lâu và dùng quá nhiều sản phẩm còn ảnh hưởng đến môi trường.

Tắm quá lâu, quá sạch coi chừng lại... hại chính mình

Khởi tố 18 bị can ở Cục An toàn thực phẩm nhận hối lộ hơn 75 tỉ đồng để cấp khống giấy tờ

Tối 14-7, Bộ Công an cho biết văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội đưa hối lộ và nhận hối lộ xảy ra tại Cục An toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế.

Khởi tố 18 bị can ở Cục An toàn thực phẩm nhận hối lộ hơn 75 tỉ đồng để cấp khống giấy tờ

Ông bà tiếp xúc với hóa chất có thể khiến cháu dậy thì sớm

Một nghiên cứu mới cho thấy ông bà có tiếp xúc với hóa chất có thể ảnh hưởng đến cả đời cháu sau này chứ không chỉ là từ bố mẹ sang con.

Ông bà tiếp xúc với hóa chất có thể khiến cháu dậy thì sớm

Hai tháng cứu sống ngoạn mục bé trai 10 tuổi tại TP.HCM bị cây rơi trúng đầu

Sau 2 tháng nỗ lực, y bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy đã cứu sống bé trai 10 tuổi tại TP.HCM bị cây rơi trúng đầu nguy kịch trước đó.

Hai tháng cứu sống ngoạn mục bé trai 10 tuổi tại TP.HCM bị cây rơi trúng đầu

Chạy deadline xuyên đêm, người đàn ông bị rối loạn cương dương kéo dài, muốn tự tử

Phía sau những biểu hiện trầm cảm, lo âu của một bệnh nhân nam đi khám tâm thần lại là một vấn đề thường bị giấu kín - rối loạn cương dương.

Chạy deadline xuyên đêm, người đàn ông bị rối loạn cương dương kéo dài, muốn tự tử

Nhiều người đột quỵ khi đang lái xe, liệu phòng tránh được không?

Liên tiếp có thông tin về những vụ tài xế đột quỵ khi đang lái xe, khiến nhiều người lo ngại. Vì sao tài xế dễ bị đột quỵ, phòng tránh được không?

Nhiều người đột quỵ khi đang lái xe, liệu phòng tránh được không?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar