03/11/2014 07:18 GMT+7

Khẳng định bệnh nhân tại Đà Nẵng không nhiễm virút Ebola

TRƯỜNG TRUNG
TRƯỜNG TRUNG

TT -  Kết quả xét nghiệm Real.time PCR lần 2 của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương cho thấy bệnh nhân nghi nhiễm Ebola tại Bệnh viện Đà Nẵng âm tính với virút Ebola.

Khi bị nghi nghi nhiễm Ebola, bệnh nhân được điều trị tại khu cách ly tầng 4 khoa y học nhiệt đới Bệnh viện Đà Nẵng - Ảnh: Trường Trung

Chiều 2-11, bác sĩ Ngô Thị Kim Yến, phó giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng, cho biết kết quả xét nghiệm Real.time PCR lần 2 của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương cho thấy bệnh nhân nghi nhiễm Ebola tại Bệnh viện Đà Nẵng âm tính với virút Ebola.

Như vậy, có thể khẳng định bệnh nhân Chu Văn Chung không nhiễm virút Ebola mà chỉ bị sốt rét theo kết quả xét nghiệm đã công bố tối 1-11.

Theo bác sĩ Yến, bệnh nhân Chung đang có dấu hiệu phục hồi tốt, tình trạng nóng sốt thuyên giảm, đã ăn uống và có thể tự đi lại được.

Hiện bệnh nhân này sẽ tiếp tục được điều trị theo phác đồ bệnh sốt rét, đồng thời được theo dõi sức khỏe trong vòng 21 ngày.

Sáng 2-11, theo Bác sĩ Yến, hai lần làm xét nghiệm Real.time PCR và Real.time PCR lần 1 do Viện Dịch tễ Trung Ương thực hiện đều cho kết quả âm tính, do vậy có thể khẳng định 99% bệnh nhân không mắc căn bệnh này.

Tuy nhiên theo quy trình, để chính thức khẳng định bệnh nhân có mang bệnh hay không phải chờ kết quả Real.time PCR lần 2.

Trong khi chờ đợi kết quả chính thức, ngành y tế Đà Nẵng vẫn điều trị cho bệnh nhân tuân thủ quy trình bệnh Ebola đồng thời gấp rút rà soát lại người tiếp xúc với bệnh nhân.

Bác sĩ Nguyễn Hoàng Nam, một trong bốn người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân nghi nhiễm Ebola cho biết hiện tại bệnh nhân đang có dấu hiệu phục hồi, tình trạng nóng sốt đã thuyên giảm, bệnh nhân đã ăn uống và có thể tự đi lại được.

Trước đó, vào trưa ngày 1-11 Bệnh viện Hoàn Mỹ tiếp nhận bệnh nhân Chu Văn Chung (26 tuổi, quê xã Quảng Cát, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) là người về từ vùng có dịch Ebola trong tình trạng đau đầu, sốt cao. 

Anh Chung là lao động làm việc tại Guinea được hai năm. Năm ngày trước, bệnh nhân Chung đi từ Guinea qua các nước Morocco, Qatar rồi về sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM). Đến ngày 31-10 về tới Đà Nẵng và trú tại một khách sạn trên đường Lê Đình Dương.

Ngay sau khi được chẩn đoán ban đầu với các triệu chứng sốt chưa rõ nguyên nhân, đi từ vùng dịch Ebola, trưa cùng ngày Bệnh viện Hoàn Mỹ đã cấp tốc chuyển bệnh nhân về tại khoa y học nhiệt đới Bệnh viện Đà Nẵng để cách ly, chăm sóc đặc biệt.

Sở Y tế Đà Nẵng cũng đã có cuộc họp khẩn với các đơn vị trên địa bàn để chuẩn phương án phòng chống bệnh.

TRƯỜNG TRUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thực phẩm 'nhà làm' không để nhà ăn mà rao bán chính là kinh doanh

Hiện nay rất nhiều nơi rao bán sản phẩm có mác 'nhà làm' nhưng lại mang ra kinh doanh, vậy ai kiểm chứng chất lượng?

Thực phẩm 'nhà làm' không để nhà ăn mà rao bán chính là kinh doanh

Vô lý tin đồn uống rượu với sầu riêng gây chết người

Uống rượu với sầu riêng có thể gây buồn nôn, đỏ mặt, tim đập nhanh, nhưng chưa có bằng chứng cho thấy gây chết người.

Vô lý tin đồn uống rượu với sầu riêng gây chết người

Liệt tứ chi sau mũi tiêm thuốc giảm đau mỏi cổ vai gáy

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương vừa tiếp nhận trường hợp nhập viện trong tình trạng liệt tứ chi, suy hô hấp nguy kịch sau khi tiêm thuốc giảm đau cổ vai gáy tại một phòng khám tư nhân.

Liệt tứ chi sau mũi tiêm thuốc giảm đau mỏi cổ vai gáy

Phát hiện heo nghi bị bệnh tại lò mổ giữa lúc Huế đang ‘căng mình’ chống bệnh liên cầu lợn

Lực lượng chức năng phát hiện một lò mổ heo trái giờ quy định và heo có dấu hiệu bị bệnh, giữa lúc ở Huế ghi nhận hơn 30 trường hợp mắc liên cầu lợn.

Phát hiện heo nghi bị bệnh tại lò mổ giữa lúc Huế đang ‘căng mình’ chống bệnh liên cầu lợn

Nam bệnh nhân 35 tuổi tử vong nghi do bệnh dại

Người đàn ông ở xã Ea Tul (tỉnh Đắk Lắk) tử vong nghi do bệnh dại sau khi bị chó cắn nhưng chỉ tiêm một mũi vắc xin phòng bệnh.

Nam bệnh nhân 35 tuổi tử vong nghi do bệnh dại

Sở Y tế TP.HCM: Kê đơn thuốc bệnh mạn tính 2-3 tháng 'không phải cấp phát tùy ý'

Theo Sở Y tế TP.HCM, kê đơn thuốc bảo hiểm y tế 2-3 tháng đối với bệnh mạn tính không phải 'cấp phát tùy ý', người dân cần nắm rõ quyền lợi bảo hiểm y tế và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ...

Sở Y tế TP.HCM: Kê đơn thuốc bệnh mạn tính 2-3 tháng 'không phải cấp phát tùy ý'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar