31/07/2024 01:15 GMT+7

Khán giả khóc với chuyện ba người lính gửi thư cho hậu thế trước lúc hy sinh

Khán giả xem chương trình 'Miền xa thẳm' của Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội tối 30-7 phải rơi nước mắt trước câu chuyện bức thư gửi hậu thế của ba người lính trước khi hy sinh, hay những dòng nhật ký của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc…

Khán giả khóc với chuyện ba người lính gửi thư cho hậu thế trước lúc hy sinh- Ảnh 1.

Tiểu phẩm Bức tâm thư gửi cho hậu thế lấy nước mắt của nhiều khán giả - Ảnh: BTC

Tối 30-7, tại Cung văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt mang tên Miền xa thẳm, kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27-7-1947 - 27-7-2024).

Chương trình do nhà báo Ngô Thanh - giám đốc Trung tâm các chương trình giải trí của Đài Hà Nội - làm tổng đạo diễn và tác giả kịch bản, nhằm tri ân và tưởng nhớ công lao to lớn của các chiến sĩ đã hy sinh xương máu cho Tổ quốc.

Những tâm huyết dành tri ân các anh hùng, thương binh, liệt sĩ

Chương trình cho thấy sự công phu, tâm huyết của toàn bộ ê kíp.

Ngoài Cung Hữu nghị Việt Xô, chương trình còn kết nối với 5 điểm cầu trên khắp cả nước: Đền thờ anh hùng liệt sĩ điểm cao 468 (Thanh Thủy, Hà Giang), Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên (Hà Giang), Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Đường 9 (Quảng Trị), Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn (Quảng Trị), Nghĩa trang Hàng Dương (Côn Đảo).

Trong chương trình, xen kẽ giữa những ca khúc ngợi ca công lao và sự hy sinh to lớn của những người lính, ca ngợi quê hương đất nước… là những phóng sự, tiểu phẩm xúc động.

Khán giả khóc với chuyện ba người lính gửi thư cho hậu thế trước lúc hy sinh- Ảnh 2.

Một khán giả trẻ lau nước mắt khi xem chương trình tại Cung văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội - Ảnh: BTC

Đó là ca mổ đau đớn nhất trong đời người của bác sĩ Vũ Đình Tụng (bộ trưởng Bộ Thương binh, Cựu binh đầu tiên).

Đó là Vụ hành quyết Sài Gòn (nhân vật chính Bảy Lớp trong bức ảnh gây chấn động thế giới mang tên Vụ hành quyết Sài Gòn).

Đọc những trang thư báo ngày hòa bình của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, hay câu chuyện tình đẹp và nhiều mất mát, hy sinh của người vợ thủy chung ở hậu phương với người chồng đã ngã xuống ngoài mặt trận cho Tổ quốc…

Đặc biệt tiểu phẩm Bức tâm thư gửi cho hậu thế lấy đi nhiều nước mắt của khán giả xem trực tiếp tại Cung văn hóa Hữu nghị Việt Xô và xem qua truyền hình trực tiếp.

Đó là câu chuyện cảm động về bức thư được tìm thấy sau chiến tranh giữa rừng già Nam Bộ bên thi thể của ba người lính nằm trên võng.

Ba người lính ấy đã thay nhau viết bức thư gửi hậu thế trước thời khắc hy sinh trong rừng già.

Chương trình cũng mang đến những hình ảnh xúc động nhạc sĩ Trương Quý Hải hát cùng một người lính, một đồng đội, những bài hát do ông sáng tác để gọi về những đồng đội thân yêu.

Khán giả khóc với chuyện ba người lính gửi thư cho hậu thế trước lúc hy sinh- Ảnh 5.

Ca sĩ Vũ Thắng Lợi hát trong chương trình - Ảnh: BTC

Lần đầu trình diễn bản gốc ca khúc Hát Giang trường hận - tiền thân của bản Hồn tử sĩ

Cùng với những tiểu phẩm, phóng sự tài liệu, những bài hát đi cùng năm tháng về những anh hùng, những người lính, những thương binh, liệt sĩ đã mang lại nhiều cảm xúc sâu lắng cho người xem.

Khán giả được nghe lại những ca khúc trữ tình cách mạng đã thành kinh điển và cả những sáng tác mới như: Màu hoa đỏ (Thuận Yến), Hát Giang trường hận, Biết ơn chị Võ Thị Sáu (Nguyễn Đức Toàn), Lời anh vọng mãi ngàn năm, Dáng đứng Việt Nam, Bài ca bên cánh võng, Miền xa thẳm, Về đây đồng đội ơi, Hát cho người còn sống, Lũy đá bất tử, Bóng chiều Tây Nam, Tổ quốc gọi tên mình, Linh thiêng Việt Nam.

Các liên khúc: Người Mẹ của tôi - Huyền thoại Mẹ, Bế Văn Đàn sống mãi - Cùng anh tiến quân trên đường dài, Xin đừng gọi anh là Liệt sĩ vô danh - Đồng đội ơi.

Lần đầu tiên bản gốc của ca khúc Hát Giang trường hận - tiền thân của bản Hồn tử sĩ nổi tiếng - được trình diễn như một tác phẩm độc lập, được phối khí hiện đại.

Ca khúc Bóng chiều Tây Nam của nhạc sĩ Trương Quý Hải hướng về những chiến sĩ tình nguyện đã hy sinh tại chiến trường Campuchia, khác với những ca khúc trước đây của ông thường gắn liền với hình ảnh những người lính bảo vệ biên giới phía Bắc.

Các nhạc phẩm đều được nhạc sĩ Thành Vương phối khí, dàn dựng công phu cho dàn nhạc bán cổ điển tạo lên cảm xúc hùng tráng hơn cho các bài hát quen thuộc.

Các tác phẩm được thể hiện bằng những giọng hát được yêu thích như NSND Tấn Minh, NSND Mai Hoa, NSƯT Vũ Thắng Lợi, Đông Hùng, Bảo Yến, Viết Danh, Dàn nhạc thính phòng Thăng Long…

Phan Mạnh Quỳnh, Nguyễn Phi Hùng ra ca khúc xúc động nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Đưa anh về, Chiến sĩ thầm lặng là hai ca khúc mới được ca sĩ Phan Mạnh Quỳnh, Nguyễn Phi Hùng phát hành, nhằm tri ân các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì độc lập dân tộc nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27-7.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mới đây, trên mạng xã hội đưa lại clip nghệ sĩ Kim Cương thể hiện nhân vật Điêu Thuyền cùng các nghệ sĩ Thanh Tòng, Bảo Quốc, Thanh Thanh Tâm…

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Cuốn sách Bông sen vàng của nhà văn Sơn Tùng cho người đọc thấy được nét đẹp dung dị và tâm hồn cao cả của vị lãnh tụ vĩ đại từ khi còn là một cậu bé.

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - dương lịch 2025 diễn ra trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh tại Việt Nam Quốc Tự.

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Trinh thám Edogawa Ranpo

Cộng đồng mê truyện trinh thám vừa đón nhận một tiểu thuyết trinh thám đặc sắc nhất của bậc thầy truyện trinh thám Nhật Bản Edogawa Ranpo (1894-1965) - tập Âm thú.

Trinh thám Edogawa Ranpo

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

PGS.TS Bùi Hiền, người 'nổi tiếng' với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ gây tranh cãi gần chục năm trước, vừa qua đời chiều 11-5 tại nhà ở TP Việt Trì, Phú Thọ.

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar