12/04/2018 09:47 GMT+7

Khám sức khỏe để tốt nghiệp: quá hình thức!

TRẦN HUỲNH
TRẦN HUỲNH

TTO - Chỉ với vài chục ngàn đồng, sinh viên không thể nào kiểm tra sức khỏe đầy đủ như quy định, có chăng chỉ là 'cưỡi ngựa xem hoa'.

Khám sức khỏe để tốt nghiệp: quá hình thức! - Ảnh 1.

SV tìm hiểu thông tin tại một ngày hội việc làm. Nhiều bạn trẻ cho rằng khám sức khỏe trước khi tốt nghiệp là không cần thiết - Ảnh: NHƯ HÙNG

Liên quan đến quy định của Bộ GD-ĐT "sinh viên phải khám sức khỏe để được xét tốt nghiệp", đại diện các trường và chuyên gia y tế đều cho rằng không nên.

Không hiệu quả 

Theo Th.S NGUYỄN VĂN TOÀN (trưởng phòng công tác sinh viên Trường ĐH Công nghệ thông tin - ĐH Quốc gia TP.HCM), hiện nay thông tư, văn bản của Bộ GD-ĐT, Bộ Y tế, ĐH Quốc gia TP.HCM về công tác y tế trường học, trong đó yêu cầu các trường ĐH phải tổ chức khám sức khỏe đầu vào, định kỳ khám sức khỏe cho sinh viên ra trường. 

"Theo các quy định này, trường chúng tôi hằng năm chỉ tổ chức khám sức khỏe đầu vào cho sinh viên. Vì việc khám sức khỏe này liên quan đến chi phí khám nên chúng tôi chỉ theo dõi hồ sơ sức khỏe của các sinh viên có kết quả xếp loại sức khỏe không tốt. Từ đó yêu cầu những sinh viên này tự đi khám định kỳ bên ngoài rồi nộp hồ sơ lại cho trường quản lý. 

Nếu khám sức khỏe theo quy định tại thông tư của Bộ Y tế phải khám lâm sàng, cận lâm sàng với nhiều kỹ thuật phức tạp (xét nghiệm máu, chụp X-quang, siêu âm…), tôi cho rằng việc nhà trường tự phối hợp với các cơ sở y tế tổ chức sẽ không hiệu quả.

Vì vậy, ngay cả việc khám sức khỏe đầu vào cho sinh viên nhà trường cũng chỉ liên hệ với trạm y tế ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM (phối hợp với Bệnh viện Q.Thủ Đức) để giới thiệu sinh viên qua đó khám. 

Theo tôi, Bộ GD-ĐT không nên quy định sinh viên phải khám sức khỏe khi chuẩn bị tốt nghiệp và các trường càng không nên coi đây là điều kiện để xét tốt nghiệp", ThS Toàn nói.

Th.S VĂN CHÍ NAM (trưởng phòng công tác sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐH Quốc gia TP.HCM) cũng cho rằng việc khám sức khỏe khi nhập học hay trước khi đi làm việc hiện nay còn mang nhiều tính hình thức. 

Với chi phí khám chỉ vài chục ngàn đồng nên kết quả khám này không có ý nghĩa nhiều trong việc đánh giá sức khỏe của người được khám. Còn nếu khám một cách bài bản theo hướng dẫn của Bộ Y tế thì chi phí có thể lên đến vài trăm ngàn đồng mỗi sinh viên. Nhà trường đã không thể triển khai rộng rãi được.

"Việc yêu cầu sinh viên khám sức khỏe trước khi tốt nghiệp là điều tốt. Tuy nhiên yêu cầu sinh viên phải khám sức khỏe nhằm đảm bảo điều kiện xét tốt nghiệp thì không thật cần thiết lắm. 

Những năm gần đây với trường chúng tôi, tất cả sinh viên trước khi làm thủ tục nhập học phải đi khám sức khỏe tại bệnh viện/trung tâm y tế từ cấp quận huyện trở lên và nộp kết quả trong hồ sơ nhập học", ThS Nam chia sẻ.

Phí khám vài chục ngàn không đảm bảo yêu cầu

BS CKII TRẦN VĂN KHANH (giám đốc Bệnh viện Q.2, TP.HCM) nêu: Bộ GD-ĐT, Bộ Y tế quy định khám sức khỏe định kỳ khi sinh viên vào học tại các trường ĐH, CĐ nhằm phân loại sức khỏe người được khám, giúp phát hiện sớm các bệnh (nếu có) để điều trị kịp thời, đảm bảo sức khỏe trong quá trình học. 

Hiện nay, việc này được thực hiện theo thông tư của Bộ Y tế với nhiều nội dung: khám lâm sàng (nội khoa, ngoại khoa, mắt, tai - mũi - họng, răng - hàm - mặt, da liễu…); khám cận lâm sàng (xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, chẩn đoán hình ảnh). 

Vì vậy chi phí khám phải từ 150.000-200.000 đồng/người. Việc khám với chi phí vài chục ngàn đồng sẽ không đảm bảo yêu cầu, mục đích của việc khám sức khỏe theo quy định, vì thế chỉ mang tính hình thức.

Trong khi đó ông LƯU TRUNG THỦY (phó trưởng ban công tác sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM) cho biết công văn của ban công tác sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM gửi các trường ĐH thành viên trong đó nêu rõ: Ngày 12-3-2018, Bộ GD-ĐT có công văn về việc báo cáo kết quả thực hiện thông tư hướng dẫn thực hiện công tác y tế học đường. ĐH Quốc gia TP.HCM đề nghị các đơn vị báo cáo tập trung vào các nội dung, trong đó có việc "khám sức khỏe đầu vào và định kỳ cho sinh viên; quản lý và theo dõi sức khỏe sinh viên".

Trên cơ sở báo cáo của các đơn vị, ĐH Quốc gia sẽ có tổng hợp, báo cáo Bộ GD-ĐT kết quả thực hiện. Đây là văn bản đề nghị các trường thực hiện báo cáo, không có nội dung quy định cụ thể nào về công tác tổ chức khám sức khỏe cho sinh viên. 

"Theo tôi được biết, quy định về khám sức khỏe đầu vào và định kỳ cho sinh viên nhằm hỗ trợ kiểm tra sức khỏe sinh viên, giúp họ có định hướng chăm sóc sức khỏe tốt, điều trị kịp thời nếu mắc bệnh, đồng thời giúp nhà trường kiểm soát được bệnh học đường. Vì thế việc làm này rất thiết thực nên vấn đề là các trường phải làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền cho sinh viên hiểu ý nghĩa của việc này", ông nói.

TRẦN HUỲNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trường giảm mạnh học bổng khuyến khích học tập, sinh viên nói trường 'không minh bạch'

So với học kỳ I năm học 2023-2024, số lượng học bổng học kỳ II bị cắt giảm đến 66%. Sinh viên cho rằng trường 'không minh bạch' khi xét học bổng.

Trường giảm mạnh học bổng khuyến khích học tập, sinh viên nói trường 'không minh bạch'

Những đứa trẻ 'lên đỉnh Mã Pí Lèng'

Dự án dạy tiếng Anh trực tuyến cho gần 2.600 học sinh tiểu học ở Mèo Vạc (Hà Giang) do nhà giáo Nguyễn Xuân Khang hỗ trợ vừa khép lại với một cuộc thi đầy ý nghĩa: "Đường lên đỉnh Mã Pí Lèng".

Những đứa trẻ 'lên đỉnh Mã Pí Lèng'

Buổi họp phụ huynh đầy tiếng cười ở 'rạp phim mini'

Đi họp phụ huynh cuối năm, phụ huynh ngỡ ngàng khi được con và các bạn mời vào 'rạp phim mini' và đón nhận từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.

Buổi họp phụ huynh đầy tiếng cười ở 'rạp phim mini'

Học trò thích thú trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật

Hàng trăm học sinh nhiều trường THPT ở TP.HCM và các tỉnh lân cận đã tỏ ra rất thích thú khi được tham gia trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật tại Trường đại học Luật TP.HCM.

Học trò thích thú trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật

Nghệ sĩ đứng lớp dạy nghệ thuật, trò mê mẩn

Trống hội, Một vòng Việt Nam, Bắc Bling... sân trường tiểu học trở nên náo nhiệt và hào hứng khi các em học sinh hòa mình hát và gõ nhịp theo các nghệ sĩ với những nhạc cụ có trong tay.

Nghệ sĩ đứng lớp dạy nghệ thuật, trò mê mẩn

Hướng nghiệp trong kỷ nguyên AI: sợ hãi hay kỳ vọng?

Hành trình hướng nghiệp giờ đây không chỉ là chuyện riêng của con trẻ, mà là bài toán thời cuộc của cả gia đình, nhà trường và xã hội.

Hướng nghiệp trong kỷ nguyên AI: sợ hãi hay kỳ vọng?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar