30/01/2015 10:12 GMT+7

"Sát thủ thực vật nắp ấm” ở đảo Borneo

HUỲNH PHƯƠNG
HUỲNH PHƯƠNG

TTO - Nhiếp ảnh gia người Đức Christian Ziegler ghi lại hình ảnh về những “sát thủ thực vật” cây nắp ấm tại đảo Borneo (thuộc Brunei, Indonesia và Malaysia) trong chuyến khám phá của ông tại đảo này.

Cây nắp ấm Nepenthes biclacarata - Ảnh: National Geographic/Christian Ziegler

Ếch trèo lên thành cây nắp ấm Nepenthes tentaculata chọn chỗ để đẻ trứng - Ảnh: National Geographic/Christian Ziegler

Theo tạp chí National Geographic (Mỹ) ngày 28-1, nhiếp ảnh gia người Đức Christian Ziegler (sinh năm 1972) là một người rất yêu thiên nhiên và đặc biệt ấn tượng với “thế giới thực vật ăn thịt” đầy cạm bẫy đối với các con mồi.

Trong “vương quốc thực vật ăn thịt”, chi cây nắp ấm Nepenthes tại châu Á có đến 240 loài, sinh sống chủ yếu tại các vùng đất hẻo lánh nghèo chất dinh dưỡng. Do đó, các loài cây nắp ấm này tiến hóa những chiếc lá hình dạng như túi bình chứa đầy dịch lỏng hóa chất để tiêu hóa con mồi không may rơi vào.

Tuy nhiên, theo ông Christian Ziegler, thế giới cây nắp ấm còn ẩn chứa những điều thú vị khác, đó là mối quan hệ cộng sinh đôi bên cùng có lợi đối với một số loài động vật như kiến, ốc sên, ếch, chuột chù và kể cả loài dơi.

Đó là trường hợp kiến được hưởng dịch mật từ thân lá, đồng thời xua đuổi bọ cánh cứng cắn phá chồi non nắp ấm và kéo xác thối côn trùng đang phân hủy ra khỏi bình, tránh làm cho bình bị hư hại.

Hay đó là trường hợp vách thành bình nắp ấm là nơi an toàn để những con ốc sên hay ếch đẻ trứng, hay loài chuột chù viếng thăm cây nắp ấm để thưởng thức dịch mật và đại tiện vào bình nắp ấm để cung cấp thêm dưỡng chất cho cây.

Độc đáo hơn nữa là trường hợp loài dơi chọn cây nắp ấm làm nhà, ban ngày ngủ trong thành bình và đại tiện, phân nuôi dưỡng cây, còn ban đêm bay ra đi kiếm ăn.

“Tôi thật sự ngạc nhiên và sững sờ về thế giới cây nắp ấm ở đảo Borneo cùng với những hành vi sống độc đáo của chúng trong môi trường khắc nghiệt” - ông Christian Ziegler nói với National Geographic.

Bất ngờ với ấu trùng muỗi sống miễn dịch trong dịch lỏng tiêu hóa của bình cây nắp ấm Nepenthes rajah - Ảnh: National Geographic/Christian Ziegler

Kiến sống cộng sinh trong xúc tu cây nắp ấm Nepenthes biclacarata - Ảnh: National Geographic/Christian Ziegler

Ấu trùng kiến trong xúc tu cây nắp ấm Nepenthes biclacarata - Ảnh: National Geographic/Christian Ziegler

Cộng sinh giữa loài chuột chù Tupaia montana và cây nắp ấm Nepenthes rajah - Ảnh:National Geographic/Christian Ziegler

HUỲNH PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hàng trăm ngàn bài báo khoa học bị phát hiện do AI viết

Nghiên cứu mới gây chấn động giới học thuật khi tiết lộ hàng trăm nghìn bài báo khoa học có thể do AI viết toàn bộ hoặc một phần.

Hàng trăm ngàn bài báo khoa học bị phát hiện do AI viết

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Bắc Kinh đã cải thiện đáng kể chất lượng không khí nhờ nhiều sáng kiến. Thái Lan cũng đang học hỏi kinh nghiệm từ Trung Quốc.

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Cần Thơ muốn hợp tác để ứng dụng AI vào cải cách thủ tục hành chính

Cần Thơ muốn hợp tác với GenAI Fund để ứng dụng AI vào cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là tổng đài 24/7 để tương tác với người dân.

Cần Thơ muốn hợp tác để ứng dụng AI vào cải cách thủ tục hành chính

New York ghi nhận hơn 60 vụ UFO trong nửa đầu năm nay

Bang New York ghi nhận 66 vụ UFO nửa đầu năm 2025, nhiều vật thể có hình dáng, di chuyển bất thường khắp thành thị lẫn nông thôn.

New York ghi nhận hơn 60 vụ UFO trong nửa đầu năm nay

Hổ trắng Ngộ Không ở Thảo cầm viên Sài Gòn chết vì bệnh

Sau 10 năm được nuôi dưỡng tại Thảo cầm viên Sài Gòn, hổ trắng có tên Ngộ Không đã mất do bệnh.

Hổ trắng Ngộ Không ở Thảo cầm viên Sài Gòn chết vì bệnh

Hoa sen nở từ hạt giống 1.400 năm tuổi

Những ngày này, hàng ngàn đóa sen đang nở rộ tại thành phố Gyōda, tỉnh Saitama, Nhật Bản. Điều đặc biệt là nhiều hoa sen trong số đó mọc lên từ những hạt giống có niên đại lên đến 1.400 năm.

Hoa sen nở từ hạt giống 1.400 năm tuổi
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar