07/07/2010 16:44 GMT+7

Khám phá ẩm thực vùng Giang Tô

Theo HẢI YẾNDoanh nhân Sài Gòn Cuối tuần
Theo HẢI YẾNDoanh nhân Sài Gòn Cuối tuần

Giang Tô là một trong tám trường phái ẩm thực lớn của Trung Quốc. Người Hoa thường ví trường phái ẩm thực Giang Tô như người đẹp phương Nam để cân bằng với sự khỏe mạnh, đậm đà của “chàng trai” Sơn Đông, nét lãng mạn của lãng tử Quảng Đông hay chất uyên bác, đầy đủ trong ẩm thực Tứ Xuyên.

Một lần có dịp ghé thăm vùng đất Giang Tô, du khách thường ít bỏ lỡ cơ hội khám phá nét ẩm thực của "mỹ nữ thành Nam" dịu dàng mà quyến rũ này.

Mỹ nữ thanh thoát

Phóng to

Người Hoa thường khái quát hương vị của bốn trường phái ẩm thực lớn trong câu “đông chua, tây cay, nam ngọt, bắc mặn” và ẩm thực Giang Tô thuộc vào nhóm “nam ngọt”, hương vị thường có vị ngọt và thanh dịu. Người vùng Giang Tô thường lựa chọn nguyên liệu rất kỹ càng, cách chế biến cũng tinh tế cầu kỳ hơn phía Bắc nhưng quan trọng nhất là cốt sao phải giữ cho được hương vị tươi mới của nguyên liệu ban đầu.

Nhiều du khách dừng chân ở Vô Tích thường bị đánh lừa vị giác khi được thưởng thức món tôm nõn trắng đặc sản xứ này. Tôm trắng được liệt vào hàng đặc sản trong “Thái Hồ tam bạch” cùng với cá trắng và cá kim ngân, thoạt trông ban đầu chẳng khác gì món tôm bột chay nên thực khách ăn cũng ngại đũa, mãi về sau qua lời hướng dẫn viên, mới vỡ lẽ vừa thưởng thức một trong tam bạch lừng danh của Thái Hồ.

Chiêm nghiệm lại, mới thấy vị tôm thanh nhẹ nhàng đến mức tưởng như không mùi vị, nhưng chất ngọt lẫn khuất trong từng thớ thịt trắng nõn thì khó lòng quên được. Đó là ấn tượng đầu tiên về sự thanh thoát, nhẹ nhàng của ẩm thực vùng Giang Tô!

Phóng to

Riêng những ai thích ẩm thực theo phong cách cung đình và sang trọng, hai địa chỉ nổi danh nhất ở Tô Châu thường được nhắc đến nhiều là Đắc Nguyệt Lâu và Tùng Hạc Lâu. Nếu như Đắc Nguyệt Lâu cuốn hút thực khách bằng cách thay đổi món ăn đặc trưng theo từng mùa thì Tùng Hạc Lâu lại có một lịch sử hơn 200 năm từ đời vua Càn Long.

Các phố ẩm thực Thập Toàn, Phượng Hoàng, đường Can Tương cũng ngày đêm nhộn nhịp du khách thưởng thức các món trứ danh thuộc trường phái hấp, ninh, tần, như tùng thử quế ngư, canh suông vi cá, gà nấu dưa hấu, canh rau nhút Tây Hồ…

Ngoài ra còn các món ăn nhẹ của Tô Châu đã nổi tiếng khắp nơi như đậu hũ khô, hạt dưa hoa hồng, kẹo hạt tùng, bánh mặn mỡ lợn - những món ăn từng một thời gợi một không khí ẩm thực đặc sắc trong truyện Kim Dung! Món nào cũng chứa đựng tất cả sự tươi mát của nguyên liệu, sử dụng cái ngọt của đường phèn để tạo nên sự thanh mát tột cùng cho người thưởng thức.

Tìm về dân dã

Cách thú vị nhất để thưởng thức ẩm thực một vùng đất lạ không gì thú vị hơn là nếm những món ngon đường phố. Để bắt đầu một ngày mới, hãy thưởng thức bữa sáng mang đậm chất truyền thống Trung Hoa với dầu chá quẩy, món dân dã hiện diện ở mọi ngõ đường. Quẩy nóng giòn ăn kèm với tô cháo trắng hay ly sữa đậu nành, đạm bạc mà dễ ăn.

Chiếc quẩy đơn giản nhưng ẩn sau đó là một sự tích dài. Tương truyền, món ăn này ra đời từ chuyện trung thần Nhạc Phi bị vợ chồng “Hán gian” Tần Cối bày mưu hãm hại chết thảm. Để nguyền rủa hai vợ chồng độc ác này, người Trung Quốc đã nghĩ ra một món ăn làm từ bột, có hai thanh dài tượng trưng cho hai người rồi chiên ngập trong chảo dầu, ngụ ý nhúng vạc dầu sôi hai con quỷ là vợ chồng Tần Cối!

Từ đó, món ăn có tên “du tạc cối” (dầu chiên Tần Cối), phát âm theo tiếng Quảng Đông là dầu chá quẩy. Món ăn này ở Trung Quốc rất rẻ, hai tệ (khoảng 5.000 đồng) có thể mua được năm ba cái dài ngoằng, đủ cho một bữa sáng đơn giản và tiện dụng.

Phóng to

Kế đến là các món bánh hấp từ bột gạo, đủ hình dạng, đủ loại nhân, được hấp trong xửng bốc khói nghi ngút, tỏa hương thơm lựng, đủ sức quyến rũ bất kỳ du khách nào vô tình đi ngang. Món ăn sáng hấp dẫn khác của người Giang Tô là bánh bột chiên trứng, có cách làm gần như bánh cuốn trứng nhưng lại chiên thay vì nướng.

Phóng to

Người đầu bếp tráng một lớp bột mỏng trên chiếc chảo dẹt bằng phẳng, đến độ vừa khô mặt thì đập vào đấy quả trứng, chút gia vị, rắc thật nhiều hành lá rồi cuốn lại. Món ăn mới ra lò nóng hổi, cắn vào vừa có chút giòn tan của lớp vỏ, rồi lại đến hương thơm và sự béo mềm của trứng vừa chín tới, đủ sức khiến những người háu ăn phải bỏng lưỡi vì sức nóng.

Dạo một vòng với ẩm thực Giang Tô, thấy bụng đầy mà lòng thanh. Có lẽ, điều đó tạo nên một sức cuốn hút kỳ diệu của một vùng đất dành cho du khách…

Theo HẢI YẾNDoanh nhân Sài Gòn Cuối tuần

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Không chỉ bùng nổ, lan tỏa trên mạng xã hội, thông tin nam ca sĩ G-Dragon đến Việt Nam trong tháng 6 tới còn trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các thương hiệu F&B.

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Một loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ (5-5 âm lịch) với người Hoa là bánh bá trạng (còn gọi là bánh ú). Kênh ẩm thực AFN chia sẻ công thức làm bánh truyền thống bá trạng Phúc Kiến nổi tiếng.

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thưởng thức bánh xèo rau rừng núi Cấm rất thú vị, đặc biệt vào thời điểm đầu mùa mưa, bởi lúc này rau rừng tươi non hơn sau khi được tắm tưới bởi vài cơn mưa.

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Vũng Tàu có nhiều món đặc trưng như lẩu cá đuối, cá khoai, gỏi cá mai… Nhưng một số du khách đến nơi đây hài hước nói rằng trong sự lựa chọn của họ, bánh khọt mà đứng vị trí số 2 thì không có số 1.

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar