29/09/2023 18:39 GMT+7
Trở lại chủ đề

Khai thác cát như hiện nay 10 năm nữa Đồng bằng sông Cửu Long hết cát

Theo WWF - Việt Nam, việc khai thác, bù đắp cát ở Đồng bằng sông Cửu Long chênh lệch cực lớn. Mỗi năm mất đi 35-55 triệu m3, bù đắp chỉ 2-4 triệu m3.

PGS.TS Lê Anh Tuấn - Trường đại học Cần Thơ - chất vấn về trữ lượng cát tại Đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh: CHÍ HẠNH

PGS.TS Lê Anh Tuấn - Trường đại học Cần Thơ - chất vấn về trữ lượng cát tại Đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh: CHÍ HẠNH

Ngày 29-9, tại TP Cần Thơ, Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF - Việt Nam) phối hợp công bố kết quả nghiên cứu ngân hàng cát cho Đồng bằng sông Cửu Long.

Đây là ngân hàng cát đầu tiên trên thế giới, được thực hiện trên quy mô toàn đồng bằng, cung cấp số liệu mới nhất trữ lượng cát trên hai nhánh sông Tiền và sông Hậu.

Mỗi năm cát ở Đồng bằng sông Cửu Long bị khai thác từ 35 - 55 triệu m³

Sau gần 20 tháng đo đạc, khảo sát, phân tích trên chiều dài hơn 550km. Hàng trăm năm qua, Đồng bằng sông Cửu Long còn trên dưới 500 triệu m3 cát.

Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc khai thác và bù đắp cát cho đồng bằng hiện nay chênh lệch cực lớn. Bình quân mỗi năm cát ở Đồng bằng sông Cửu Long bị khai thác từ 35 - 55 triệu m³. Trong khi lượng cát bồi đắp từ thượng nguồn chỉ từ 2 - 4 triệu m³/năm.

Ông Hà Huy Anh, quản lý quốc gia dự án khai thác cát bền vững của WWF - Việt Nam, cho biết để biết được con số 2 - 4 triệu m³ bồi đắp cho đồng bằng thì các nghiên cứu đã sử dụng phương pháp đo hồi âm đa tia quét dưới đáy sông. 

Kết quả cho thấy lượng cát đổ về phụ thuộc rất nhiều vào lưu lượng, tốc độ dòng chảy, hiện tượng xói mòn ở thượng nguồn.

Khai thác như hiện nay, 10 năm nữa hết cát 

Các đại biểu ngạc nhiên với con số trữ lượng cát của đồng bằng còn ở đáy các con sông chính khoảng 367 - 550 triệu m³ của WWF. Con số này nhiều hơn rất nhiều so với tổng trữ lượng 120 triệu m³ mà Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo Chính phủ.

WWF - Việt Nam cho rằng số liệu của bộ dựa trên trữ lượng thăm dò tại các khu vực mỏ cát, có tiềm năng khai thác. Con số 367 - 550 triệu m³ là toàn bộ cát còn lại dưới các đáy dòng sông chính ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Trữ lượng cát còn lại ở đáy các dòng sông được công bố không đồng nghĩa với việc đoạn sông nào cũng có cát. Ví dụ, tại Tân Châu có đến 90% bề ngang đáy sông có cát. Nhưng giữa sông Hậu tại TP Cần Thơ chỉ có khoảng 50% bề ngang đáy sông có cát. Có những vị trí lớp cát chỉ phủ 20 - 30cm. WWF khuyến cáo không phải toàn bộ trữ lượng cát có thể khai thác.

Ông Sepehr Eslami, trưởng nhóm tư vấn WWF, trả lời câu hỏi - Ảnh: CHÍ HẠNH

Ông Sepehr Eslami, trưởng nhóm tư vấn WWF, trả lời câu hỏi - Ảnh: CHÍ HẠNH

Vì nếu tăng 5% tốc độ khai thác so với hiện tại thì nguồn cát còn lại ở đồng bằng sẽ cạn kiệt trong vòng 10 năm tới. Nếu giảm 5% tốc độ khai thác hiện tại, nguồn cát có thể duy trì được tới năm 2040. Còn duy trì tốc độ khai thác hiện tại thì cát chỉ đủ khai thác đến năm 2035, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ổn định hình thái và khả năng chống chịu của đồng bằng.

Ông Lê Ngọc Quyền - giám đốc Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ - cho biết kết quả cuộc nghiên cứu để tính toán lại xem lợi ích khai thác cát phục vụ xây dựng hạ tầng hay vấn đề sạt lở, xâm nhập mặn.

"Thực tế, lượng cát bù vào không thể thay thế lượng khai thác hàằg năm. Nếu như thế này thì tốc độ sạt lở sẽ rất lớn. Cần cân bằng khai thác tài nguyên", ông Quyền nói.

Ông Hà Huy Anh cho biết thêm, hiện miền Nam có 8 vật liệu có thể thay thế cát san lấp. "Về lâu dài, cát sông có giá trị vô cùng lớn trong việc bảo vệ hệ sinh thái. Hạn chế xâm nhập mặn, bảo vệ đồng bằng, duy trì môi trường, kết nối trầm tích, giữ vững độ cao của miền Tây", ông nói.

Ông Nguyễn Văn Tiến - phó cục trưởng Cục Quản lý đê điều và phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - cho biết kết quả bước đầu dự án cho thấy tầm quan trọng của việc quản lý khai thác cát đối với sự phát triển xã hội, cũng như sinh kế người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Dữ liệu của dự án sẽ được các bộ, ngành chức năng, địa phương nghiên cứu. Đề xuất kế hoạch, phương án phát triển kinh tế xã hội, dân sinh bền vững, bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai.

Khai thác 14 tỉ m³ cát biển để làm đường cao tốc cho miền Tây?

Để có đủ vật liệu làm 41 tuyến cao tốc, tổng chiều dài khoảng 9.014km từ nay đến năm 2030, nhiều chuyên gia cho rằng khai thác cát biển làm vật liệu đắp nền cao tốc là giải pháp khả thi trong bối cảnh khan hiếm vật liệu hiện nay.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bắc Kinh ô nhiễm hơn Hà Nội nhưng đã cải thiện được chất lượng không khí

Tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm không khí nói riêng tại các TP lớn đang vấn đề là thách thức.

Bắc Kinh ô nhiễm hơn Hà Nội nhưng đã cải thiện được chất lượng không khí

Trời mưa 2 xe tải đối đầu, ách tắc đường Hồ Chí Minh

Trời mưa, đường trơn khiến hai xe tải đối đầu trên đường Hồ Chí Minh nhánh Đông qua Quảng Trị, rồi lao vào mái sân nhà dân ven đường.

Trời mưa 2 xe tải đối đầu, ách tắc đường Hồ Chí Minh

Cần ưu tiên 1 triệu mét khối đá làm dự án phục vụ APEC

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh An Giang đã kiến nghị UBND tỉnh này ưu tiên bố trí 1 triệu m3 đá để làm dự án, công trình phục vụ APEC 2027.

Cần ưu tiên 1 triệu mét khối đá làm dự án phục vụ APEC

Xử phạt nhà hàng bán 150.000 đồng 1 tô bún, 150.000 đồng 1 suất bánh cuốn

UBND phường Bãi Cháy, Quảng Ninh đã xử phạt nhà hàng Thu Hương bán 3 bát bún, 1 bánh cuốn, 1 bát cháo và 1 cốc nước ép giá 810.000 đồng.

Xử phạt nhà hàng bán 150.000 đồng 1 tô bún, 150.000 đồng 1 suất bánh cuốn

Cựu phó chủ tịch tỉnh Phú Thọ cùng nhiều doanh nhân đánh bạc triệu đô thế nào?

Ông Hồ Đại Dũng khi đương chức phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ đã mở tài khoản dưới cái tên nước ngoài 'Mr. Michael' chi 7 triệu USD đánh bạc.

Cựu phó chủ tịch tỉnh Phú Thọ cùng nhiều doanh nhân đánh bạc triệu đô thế nào?

Nhiều phường mới ở Đồng Nai ngưng gom rác, sở phải vào cuộc

Nhiều phường mới thành lập ở trung tâm tỉnh Đồng Nai không xác nhận khối lượng rác sinh hoạt phải vận chuyển nên các điểm thu gom rác tạm dừng lấy rác.

Nhiều phường mới ở Đồng Nai ngưng gom rác, sở phải vào cuộc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar