03/09/2016 09:07 GMT+7

Khai giảng lấy học trò làm trung tâm

THÁI HOÀNG
THÁI HOÀNG

TTO - Một trong những nội dung trong văn bản về khai giảng năm học mới của Sở GD-ĐT TP.HCM gửi các đơn vị trực thuộc vào ngày 26-8 là không mời lãnh đạo phát biểu trong lễ khai giảng năm học đã làm nhà trường: ban giám hiệu, giáo viên, nhất là học sinh thở phào nhẹ nhõm.

Lễ khai giảng là sự khởi đầu của một năm học mới. Thế nhưng lễ khai giảng chưa thật sự mang đến niềm vui cho học sinh.

Nhiều năm qua, sự chào đón năm học mới đã giảm đi sự háo hức của học sinh khi các em bị “tra tấn” trong ngày khai trường bởi sự thích hoành tráng của một số ban giám hiệu, nhất là các trường có lãnh đạo tới dự và phát biểu.

Điều đó khiến cho ngày khai giảng không còn là ngày mong đợi đối với học sinh. Và cũng chính vì thế, ngày khai giảng năm học mới đã vơi đi nhiều ý nghĩa.

Đối với những trường “điểm”, để có một buổi lễ hoành tráng, để được lãnh đạo hài lòng, đồng nghĩa với việc học sinh phải tập dượt nhiều. Không chỉ tập những tiết mục văn nghệ mà cả trường còn phải tập “kịch” khai giảng.

Bởi vậy, buổi khai giảng ấy có một số “nhân vật chính” và hàng trăm, hàng ngàn “nhân vật quần chúng” (kể cả giáo viên lẫn học sinh). Chính vì được tập dượt cùng với “kịch” đã dàn dựng trước, thêm vào đó là nhiều đại diện phát biểu nên buổi lễ kéo dài lê thê khiến học sinh cảm thấy mệt mỏi. Chương trình càng hoành tráng, buổi lễ càng lê thê càng khổ thầy trò.

Chờ đợi đại biểu đến đầy đủ và đúng giờ mới khai giảng. Nhà trường không đặt mình vào học trò để tổ chức đúng nghĩa, tổ chức khai giảng chẳng khác nào “trình diễn cho người lớn”. Đại biểu là nhân vật chính chứ không phải là học trò.

Khai giảng rườm rà, máy móc, hình thức, nhàm chán và buồn tẻ đó là điều tồn tại bao lâu nay. Ngày khai trường còn nặng phần lễ và thiếu đi tính chất phần hội, trong lúc đó ngày tựu trường là “Ngày hội đưa trẻ đến trường”.

Trong buổi lễ, học sinh phải mướt mồ hôi ngồi hàng giờ; rồi phải nghe đại diện này, ban nọ phát biểu. Nhiều vị đại biểu phát biểu những lời cao siêu, thiếu thực tế, không phù hợp với sự mong mỏi nên học sinh chẳng hiểu gì.

Bởi vậy ở trên phát biểu, dưới nói chuyện, khó trách được học sinh. Học sinh cần những lời phát biểu giản đơn, gần gũi và thiết thực hơn. Không cần những lời phát biểu hoa mỹ mà sáo rỗng. Bởi vậy, lãnh đạo không phát biểu cũng là điều cần thiết.

Từ đó thiết nghĩ, từ cấp bộ cho đến cấp cơ sở cần tổ chức lễ khai giảng đúng nghĩa và thiêng liêng như vốn có. Buổi lễ là của thầy trò, nhất là các em học sinh. Học sinh là nhân vật trung tâm của buổi lễ. Để cứ đến năm học mới, các em lại háo hức về ngày khai trường; sau buổi lễ các em sẽ luôn nhớ mãi kỷ niệm này.

THÁI HOÀNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

HUFLIT tiếp thêm động lực đến trường cho học sinh vùng sâu

Đồng hành cùng người học từ học bổng, quỹ hỗ trợ sinh viên, cam kết không tăng học phí, tất cả đều hướng đến một điều cốt lõi: không ai bị bỏ lại phía sau.

HUFLIT tiếp thêm động lực đến trường cho học sinh vùng sâu

‘Đầu Bếp Nhí - Little Chef’ - Khi trẻ trưởng thành trong căn bếp

Không chỉ là sân chơi ẩm thực, chương trình thực tế ‘Đầu bếp nhí - Little Chef’ do Báo Tuổi Trẻ sản xuất còn là hành trình giáo dục kỹ năng sống, nơi các em trưởng thành từ căn bếp qua từng thao tác nhỏ nhưng đầy ý nghĩa.

‘Đầu Bếp Nhí - Little Chef’ - Khi trẻ trưởng thành trong căn bếp

Oxford University Press trao chứng nhận Oxford Quality cho Kapla

Hiện nay tại Việt Nam, Kapla là một trong những hệ thống tiếng Anh tiên phong đạt chứng nhận Oxford Quality.

Oxford University Press trao chứng nhận Oxford Quality cho Kapla

Viết khác, nghĩ khác sau một tháng học tại báo Tuổi Trẻ

Ngày 28-6, sinh viên khoa quan hệ quốc tế và truyền thông, Trường đại học Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM (HUFLIT) hoàn thành mô đun thực hành của học phần 'Phân tích và bình luận sự kiện quốc tế' tại báo Tuổi Trẻ.

Viết khác, nghĩ khác sau một tháng học tại báo Tuổi Trẻ

‘Đầu Bếp Nhí - Little Chef’ - dạy con cách yêu thương từ căn bếp

Với nhiều đứa trẻ, bữa cơm gia đình là điều quen thuộc. Nhưng chỉ khi tự tay vào bếp, chuẩn bị nguyên liệu để hoàn thành một món ăn, các em mới thật sự biết trân trọng từng bữa cơm và học cách chăm sóc bản thân một cách khoa học.

‘Đầu Bếp Nhí - Little Chef’ - dạy con cách yêu thương từ căn bếp

Bức thư xúc động của cô hiệu trưởng gửi sĩ tử: Đừng sợ hãi trước bất cứ điều gì!

Cô Đào Thị Thùy Trang - hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thiện Thuật (TP Nha Trang, Khánh Hòa) - đã có bức thư đầy xúc động gửi các học trò lớp 12 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Bức thư xúc động của cô hiệu trưởng gửi sĩ tử: Đừng sợ hãi trước bất cứ điều gì!
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar