07/07/2021 12:04 GMT+7
Trở lại chủ đề

Khách đổ về siêu thị mua hàng, TP.HCM khẳng định tăng mức phục vụ

N.BÌNH - NGUYỄN TRÍ
N.BÌNH - NGUYỄN TRÍ

TTO - Lượng khách tiếp tục đổ dồn đến các siêu thị mua sắm khiến nhiều nơi quá tải, TP.HCM khẳng định luôn ưu tiên cung cấp hàng hóa, thực phẩm, các siêu thị, chợ vẫn mở cửa, tăng công suất hoạt động, tăng mức phục vụ nhu cầu thiết yếu cho người dân.

Khách đổ về siêu thị mua hàng, TP.HCM khẳng định tăng mức phục vụ - Ảnh 1.

Người dân đứng chờ tính tiền tại một siêu thị ở quận 7, TP.HCM trong sáng 7-7 - Ảnh: T.T

Lo lắng hàng hóa không cung ứng đủ, từ tối 6-7 và sáng 7-7, khá nhiều khách hàng và người dân TP.HCM đã tập trung đến chợ, cửa hàng, siêu thị để mua hàng dự trữ. 

Lượng khách đổ xô đến các siêu thị để mua hàng thiết yếu tiếp tục tăng trong sáng 7-7 khiến nhiều siêu thị rơi vào cảnh hết hàng sớm dù chưa đến trưa. Các đơn hàng online cũng được ghi nhận quá tải.

Theo ghi nhận, khách chủ yếu tìm mua các mặt hàng thực phẩm như rau củ quả, cá, thịt, mì gói... Vì vậy quầy hàng tươi sống nhanh hết hàng trong khi các nhóm hàng khô vẫn khá dồi dào. 

Các siêu thị, cửa hàng đang mở cửa hiện nay phải chịu áp lực đón một lượng khách lớn chuyển từ những siêu thị phải tạm đóng cửa do liên quan đến các ca nghi nhiễm COVID-19 và chợ truyền thống bị giới hạn người bán lẫn người mua. Do đó, yêu cầu lúc này là khách tuân thủ các biện pháp giãn cách khi mua sắm. 

Khách đổ về siêu thị mua hàng, TP.HCM khẳng định tăng mức phục vụ - Ảnh 2.

Rau củ quả được nhiều người tiêu dùng chọn mua nên nhanh chóng hết hàng - Ảnh: T.T

Như siêu thị Go! quận 7 ghi nhận lượng khách đông đúc do siêu thị Lotte Mart gần đó đóng cửa. Khu vực tính tiền của các siêu thị vẫn là nơi bị "tắc nghẽn". Dù đã đeo khẩu trang và sát khuẩn tay đầy đủ nhưng dòng người xếp hàng ngày một đông khiến không ít khách lo lắng.

Đại diện các siêu thị, cửa hàng thực phẩm khẳng định nhu cầu tăng cao nên nhiều thời điểm, hàng không lên kệ kịp, còn về cơ bản nguồn cung hàng hóa không thiếu. 

Đại diện Saigon Co.op cho biết đã tiến hành tăng trữ lượng hàng hóa thiết yếu và nâng cao mức độ chống dịch tại toàn bộ hệ thống bán lẻ. Tất cả mặt hàng đã tăng gấp 3-5 lần nên người dân có thể yên tâm không thiếu hàng hóa trong suốt thời gian giãn cách.

Khách đổ về siêu thị mua hàng, TP.HCM khẳng định tăng mức phục vụ - Ảnh 3.

Lượng khách đến siêu thị trong tối 6-7 khá đông đúc, trái ngược với cảnh vắng vẻ trước đó - Ảnh: NHẬT THỊNH

"Mặt hàng thực phẩm chế biến đang dồi dào. Riêng với hàng tươi sống, đơn vị có thêm nguồn thịt, hải sản đông lạnh nhập khẩu dự trữ nên khi cần sẽ tăng lượng bán ra", đại diện Bách Hóa Xanh cho biết. 

Trong khi đó, Công ty Vissan cũng khẳng định nguồn cung thì không thiếu do lượng heo hơi được đơn vị liên kết, chăn nuôi hiện dồi dào, thậm chí đang tăng lượng giết mổ để dự trữ.

Không chỉ lượng khách đến siêu thị tăng mạnh mà đơn hàng online cũng được ghi nhận tăng đột biến, dẫn đến quá tải. Đại diện Saigon Co.op, Central Retail Việt Nam, Lotte Việt Nam... đều cho biết đơn hàng online tăng mạnh, nhiều cửa hàng phải tạm đóng cửa để ngưng nhận đơn hàng. 

Chị Dung, khách đi mua sắm ở siêu thị MM Mega Market An Phú (TP Thủ Đức), cho biết sáng nay chị đặt hàng online ở siêu thị nhưng đơn hàng chỉ được ghi nhận chứ không có nhân viên nào liên lạc. 

Nhu cầu online tăng bất ngờ khiến nhiều hệ thống không đáp ứng nổi, đơn hàng được hẹn giờ trễ và giao chậm hơn so với bình thường. Ngoại trừ lúng túng trong dịch vụ mua hàng online, các siêu thị, cửa hàng thực phẩm đều khẳng định không hề thiếu hàng hóa, nguồn cung vẫn rất dồi dào.

Nguồn cung hàng hóa đáp ứng nhu cầu của người dân TP

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng 7-7, ông Bùi Tá Hoàng Vũ - giám đốc Sở Công thương TP.HCM - khẳng định dù có áp dụng chỉ thị nào, quy định ra sao thì TP sẽ luôn ưu tiên việc cung cấp hàng hóa, thực phẩm; các siêu thị, chợ vẫn mở cửa, tăng công suất hoạt động để tăng mức phục vụ cho nhu cầu của người dân.

Theo ông Vũ, 3 chợ đầu mối của TP tạm ngưng hoạt động (Hóc Môn, Bình Điền, Thủ Đức) không có nghĩa là hàng hóa sẽ không được về TP.HCM nữa, mà chỉ là thay đổi cách buôn bán từ tập trung ở chợ đầu mối như bình thường sang buôn bán phân tán, giao hàng tận nơi, tận chợ truyền thống cho khách hàng.

"Lượng nguồn cung hàng hóa cho TP về cơ bản sẽ không thay đổi khi 3 chợ truyền thống tạm ngưng hoạt động", ông Vũ khẳng định.

Làm gì khi chợ, siêu thị đều sợ có ca nhiễm?

TTO - Trong ngày 29-6, TP.HCM có thêm nhiều chợ, siêu thị phải tạm ngưng hoạt động vì liên quan các ca COVID-19. Làm sao giữ ổn định phòng tuyến thực phẩm và người dân cần làm gì để an toàn khi đi chợ trong mùa dịch?

N.BÌNH - NGUYỄN TRÍ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Jollibee và Highlands Coffee mang về bao nhiêu tiền cho tập đoàn mẹ ở Philippines?

Việt Nam là thị trường lớn thứ hai của JFC về số lượng cửa hàng gà rán Jollibee, đồng thời là thị trường có số lượng cửa hàng Highlands Coffee lớn nhất.

Jollibee và Highlands Coffee mang về bao nhiêu tiền cho tập đoàn mẹ ở Philippines?

VinSpeed đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam, nỗ lực khởi công trước tháng 12-2025

Ngày 14-5, Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đường sắt cao tốc VinSpeed đã chính thức đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam.

VinSpeed đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam, nỗ lực khởi công trước tháng 12-2025

Thủ tướng chỉ đạo lập tổ công tác đặc biệt, tấn công truy quét hàng giả

Thủ tướng yêu cầu trước hết mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất.

Thủ tướng chỉ đạo lập tổ công tác đặc biệt, tấn công truy quét hàng giả

Start-up làm pin từ cát nhận vốn đầu tư 1 triệu USD

Alternō - start-up công nghệ khí hậu vừa gọi vốn 1 triệu USD từ các nhà đầu tư nước ngoài để tiếp tục mở rộng giải pháp lưu trữ năng lượng thông qua pin cát.

Start-up làm pin từ cát nhận vốn đầu tư 1 triệu USD

Cảng biển Trần Đề được quy hoạch tiếp nhận tàu chở hàng đến 160 ngàn tấn

Nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển Trần Đề khoảng 61.513 tỉ đồng, cần sử dụng khoảng 1.331ha đất và khoảng 148.000ha mặt nước.

Cảng biển Trần Đề được quy hoạch tiếp nhận tàu chở hàng đến 160 ngàn tấn

Thủ tướng: Các vụ hàng giả nghiêm trọng cho thấy có sự buông lỏng quản lý

Ngày 14-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đầu năm 2025.

Thủ tướng: Các vụ hàng giả nghiêm trọng cho thấy có sự buông lỏng quản lý
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar