08/08/2014 13:07 GMT+7

Kêu gọi doanh nghiệp dệt may sử dụng nguyên liệu trong nước

VÂN NGUYỄN
VÂN NGUYỄN

TTO - Nhằm kéo giảm phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu, Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa kêu gọi các doanh nghiệp trong cuộc họp bàn giải pháp tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy xơ sợi Polyester Đình Vũ (PVTEX) chiều 7-8.

Phóng to
Đóng gói hàng hóa tại Nhà máy xơ sợi Polyester Đình Vũ (Hải Phòng) - Ảnh: PVTEX

Theo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, tính từ 31-5-2014 - thời điểm nhà máy vận hành thương mại, đến nay Nhà máy xơ sợi Polyester Đình Vũ (PVTEX) đã sản xuất được 15.526 tấn sản phẩm các loại và đã ký hợp đồng bán cho khách hàng được 8.613 tấn.

Dệt may đang đứng thứ hai về nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc, chỉ sau thiết bị, máy móc, linh phụ kiện điện tử. Năm 2013, xuất khẩu dệt may đạt 17.95 tỉ USD, nhưng giá trị gia tăng chỉ đạt 3,1 tỉ do phải nhập khẩu tới 82,5% nguyên phụ liệu, khoảng 14.81 tỉ USD.

Trung Quốc vẫn là nước dẫn đầu về nguồn cung nguyên phụ liệu cho dệt may Việt Nam. Trong 4 tháng đầu năm 2014, tổng kim ngạch nhập khẩu của dệt may Việt Nam là 1,4 tỉ USD, riêng nhập khẩu từ Trung Quốc đã chiếm tới 33,5% tổng kim ngạch, khoảng 466,4 triệu USD.

Dù còn một vài nhược điểm, kết quả thử nghiệm và tiêu chí chất lượng sợi của PVTEX tương đương Trung Quốc và Thái Lan.

Chủ tịch Tập đoàn Dệt may Việt Nam Trần Quang Nghị khẳng định: “Nếu đơn vị nào sử dụng xơ sợi Đình Vũ mà hiệu quả trong quá trình sử dụng bị giảm đi, Tập đoàn Dệt may Việt Nam sẽ điều chỉnh chỉ tiêu giao cho đơn vị đó”.

Người đứng đầu Tập đoàn Dệt may Việt Nam cũng đề nghị PVTEX nỗ lực nâng cao chất lượng xơ sợi theo tiêu chuẩn Hàn Quốc, Nhật Bản, đáp ứng yêu cầu sản xuất các sản phẩm dệt may xuất khẩu.

Theo Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may đến 2015 và định hướng 2020, tỷ lệ nội địa hóa nguyên phụ liệu bông, sợi, vải sản xuất trong nước phải đạt từ 50% năm 2010 lên 60% năm 2015 và 70% vào năm 2020. Tuy nhiên, những gì diễn ra trên thực tế chưa như kỳ vọng.

Trên cơ sở phản hồi của khách hàng, đại diện Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã cam kết tập trung vào việc ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng.

Nhằm nội địa hóa nguồn nguyên liệu cho ngành dệt may, dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyester Đình Vũ được phê duyệt ngày 21-10-2008, với mức đầu tư 324.846.789 USD, công suất đạt 500 tấn sản phẩm/ngày (175 tấn/năm).

VÂN NGUYỄN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Lập chuyên án, xử nghiêm công chức buông lỏng để vi phạm hàng giả

Bộ Công an lập chuyên án, đấu tranh quyết liệt, xử lý nghiêm các hành vi phạm tội, làm rõ trách nhiệm bộ, ngành, địa phương có liên quan để xảy ra sai phạm liên quan hàng giả, hàng nhái và gian lận thương mại.

Thủ tướng: Lập chuyên án, xử nghiêm công chức buông lỏng để vi phạm hàng giả

Trình Quốc hội sửa 7 luật về đầu tư, tài chính: Mở rộng chỉ định thầu, tăng ưu đãi đầu tư, thuế

Tại dự luật trình Quốc hội sửa 7 luật về lĩnh vực đầu tư, tài chính, ngân sách, Chính phủ đã đề xuất mở rộng chỉ định thầu, tăng các ưu đãi đầu tư, thuế.

Trình Quốc hội sửa 7 luật về đầu tư, tài chính: Mở rộng chỉ định thầu, tăng ưu đãi đầu tư, thuế

Đàm phán cấp bộ trưởng về thuế đối ứng với Mỹ tại đảo Jeju, Việt Nam đạt kết quả bước đầu

Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên có phiên đàm phán trực tiếp cấp bộ trưởng với Trưởng Đại diện thương mại Mỹ (USTR) Jamieson Greer.

Đàm phán cấp bộ trưởng về thuế đối ứng với Mỹ tại đảo Jeju, Việt Nam đạt kết quả bước đầu

Vietnam Airlines chuyển sang nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, hành khách lưu ý gì?

Từ 4h sáng 17-5, Vietnam Airlines chính thức chuyển toàn bộ các chuyến bay nội địa từ nhà ga T1 sang nhà ga hành khách T3 sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, ngoại trừ một số đường bay ngắn đi Côn Đảo, Rạch Giá, Cà Mau.

Vietnam Airlines chuyển sang nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, hành khách lưu ý gì?

Phá rào cản vốn cho start-up Việt cất cánh

Đơn giản hóa ưu đãi thuế, xây dựng hạ tầng nghiên cứu chuyên sâu hay phát triển các công cụ tài chính mới cho tài sản vô hình... là những cấu phần thiết yếu nếu Việt Nam muốn cạnh tranh trong chuỗi giá trị công nghệ toàn cầu, theo các doanh nghiệp.

Phá rào cản vốn cho start-up Việt cất cánh

ASEAN đừng quên thương mại nội khối

Dù mức thuế quan cao của Mỹ đang được hoãn áp dụng trong 90 ngày, nền kinh tế khu vực ASEAN được dự báo sẽ gặp nhiều biến động tiêu cực trong năm nay. ASEAN được khuyên tích cực đàm phán với Mỹ, đồng thời tăng cường đối thoại nội khối.

ASEAN đừng quên thương mại nội khối
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar