16/12/2020 05:39 GMT+7

Kênh huyết mạch bị lấn chiếm, chính quyền lập nhiều biên bản nhưng 'chưa phạt được ai'

KHOA NAM - BỬU ĐẤU
KHOA NAM - BỬU ĐẤU

TTO - Kênh Vĩnh Tế (An Giang) và kênh Xẻo Rô (Kiên Giang), hai con kênh thủy lợi và huyết mạch giao thông thủy ở khu vực này, đang bị lấn chiếm làm nhà ở, hàng quán. Chuyện kéo dài nhiều năm, vì sao chính quyền chưa thể chấn chỉnh?

Kênh huyết mạch bị lấn chiếm, chính quyền lập nhiều biên bản nhưng chưa phạt được ai - Ảnh 1.

Một cửa hàng vật liệu xây dựng lấn chiếm gần một nửa lòng kênh Xẻo Rô đoạn gần cầu Thứ Hai (Kiên Giang) - Ảnh: K.NAM

Huyện đã cho kiểm tra, lập biên bản nhiều trường hợp xây dựng lấn kênh, buộc cam kết không tái phạm. Chúng tôi sẽ kiểm tra và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm tiếp diễn.

Ông Nguyễn Công Trận (chủ tịch UBND huyện An Biên)

Nhiều nhà thô sơ nay biến thành nhà bêtông kiên cố. Nguy cơ ngăn dòng chảy, cản trở giao thông thủy, hạn chế điều tiết mặn - ngọt và gia tăng nguy cơ sạt lở bờ sông.

Có lập biên bản nhưng chưa xử phạt ai?!

Tại thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên (An Giang), thời gian gần đây nhà ven kênh Vĩnh Tế "mọc lên như nấm". Từ đầu năm 2020 đến nay, hàng chục ngôi nhà được xây dựng, sửa chữa mới đã thay đổi kết cấu, thành nhà bêtông kiên cố hơn trước.

Một lãnh đạo UBND thị trấn Tịnh Biên cho rằng địa phương đã lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính nhiều hộ nhưng đến nay vẫn... chưa xử phạt được ai. Toàn khu vực ven kênh Vĩnh Tế trên địa bàn thị trấn Tịnh Biên có gần 400 căn nhà tồn tại từ xưa đến giờ chưa có nơi di dời, trong số này có nhiều nhà bêtông.

Tương tự, ven dòng kênh Xẻo Rô chạy dài 35km từ cửa sông Cái Lớn tới sông Trẹm (Cà Mau) có hàng trăm công trình dân sinh lấn ra sông, có chỗ gần 1/3 lòng kênh. Không chỉ lấn sông xây nhà ở, ven kênh Xẻo Rô cặp quốc lộ 63, người ta còn xây dựng trạm xăng dầu, nhà hàng, quán nhậu, quán cơm, vựa vật liệu xây dựng rất hoành tráng.

Đại diện ngành giao thông, tài nguyên môi trường, nông nghiệp của tỉnh Kiên Giang đều khẳng định kênh Xẻo Rô là kênh cấp 3, thuộc quyền quản lý của Cục Đường thủy phía Nam (Bộ GTVT) nhưng đã giao cho chính quyền địa phương hai huyện An Biên, An Minh (Kiên Giang) trực tiếp kiểm soát hành lang ven kênh.

Phải trả lại dòng chảy

Ông Trần Văn Nhứt (73 tuổi, ngụ huyện An Biên) cho hay kênh Xẻo Rô ngày trước là tuyến giao thông huyết mạch nối liền ba tỉnh An Giang - Kiên Giang - Cà Mau. Mấy năm trở lại đây, giao thông đường bộ thông suốt, còn đường thủy có một số cống ngăn mặn nên kênh Xẻo Rô ít tàu bè qua lại hơn.

"Nói là ít, nhưng ghe chở rơm miệt An Giang vẫn về dưới này thu mua. Rồi ghe chở tôm giống, cá giống, tôm cá vẫn đi lại trên con kênh này. Đó là chưa nói tới chuyện dòng kênh này còn có chức năng điều tiết thủy lợi giữa hai mùa nước mặn - ngọt nữa" - ông Nhứt nói.

Theo đại diện Chi cục Thủy lợi Kiên Giang, dọc chiều dài 35km của kênh Xẻo Rô có tới cả chục con kênh giao cắt được người dân đặt tên từ Thứ Nhứt (thuộc huyện An Biên) liên tục tới Thứ Mười Một (thuộc huyện An Minh). An Biên và An Minh hiện là vùng luân canh tôm - lúa. Những con kênh cắt ngang này đều có vai trò điều tiết mực nước trong nội đồng, tăng ngọt vào vụ lúa, xả mặn vào vụ tôm.

Việc lấn chiếm lòng kênh không chỉ cản trở giao thông đường thủy, mà còn tạo ra nguy cơ gây sạt lở bờ kênh do các công trình làm gián đoạn dòng chảy.

Theo báo cáo của ngành chức năng tỉnh An Giang, từ đầu năm đến nay đã phát hiện 58 điểm sạt lở làm ảnh hưởng 119 nhà dân. Còn tại Kiên Giang, dù trên thực tế những địa điểm bị lấn chiếm đều được người dân xây bờ kè khá kiên cố tránh sạt lở nhưng dòng chảy bị chặn lại chỗ này sẽ tạo vùng xoáy ở chỗ khác.

Tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn ra gay gắt, việc đảm bảo thông thoáng dòng chảy cho các tuyến kênh huyết mạch là hết sức cần thiết. Đã đến lúc các ngành chức năng phải tổng kiểm tra, rà soát và xử lý nghiêm các trường hợp lấn chiếm kênh rạch.

Lấn chiếm lâu năm nên khó xử lý

Theo lãnh đạo các địa phương dọc hai con kênh Vĩnh Tế và Xẻo Rô, có một nguyên nhân khiến việc xử lý các trường hợp lấn lòng kênh gặp khó là do các hộ dân lấn chiếm đã lâu năm. Nay muốn xử lý triệt để phải bố trí chỗ tái định cư, phải có chính sách hỗ trợ di dời mới giải tỏa được.

Nhiều nhà làm lấn lòng kênh lâu năm nay xuống cấp không đảm bảo an toàn, chính quyền phải cho sửa chữa tạm. Cho sửa tạm nhưng nhiều hộ cố tình đóng cọc, đổ nền bêtông xây nhà bán kiên cố. Khi bị kiểm tra thì tạm dừng, khi cán bộ quản lý rời đi thì xây tiếp. Có những công trình chỉ thi công vào thứ bảy, chủ nhật, đến khi phát hiện thì sự đã rồi.

Chủ tịch phường chỉ đạo ‘biến’ đất lấn chiếm của Nhà nước thành đất ở cho vợ

TTO - Ông Huỳnh Lưu, nguyên chủ tịch UBND phường Phú Đông, TP Tuy Hòa, Phú Yên, cùng 5 đồng phạm lãnh án tù do hợp thức hóa thủ tục cấp ‘sổ đỏ’ cho diện tích đất lấn chiếm của Nhà nước thành đất ở đô thị cho vợ ông.

KHOA NAM - BỬU ĐẤU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Từ ngày 1-6 dừng cấp thẻ bảo hiểm y tế giấy, người dân cần làm gì?

Từ ngày 1-6 ngành bảo hiểm xã hội sẽ không cấp thẻ bảo hiểm y tế bằng giấy cho người tham gia mà yêu cầu sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trên VssID, VNeID.

Từ ngày 1-6 dừng cấp thẻ bảo hiểm y tế giấy, người dân cần làm gì?

Cầu Đại Ngãi 2 thông xe kỹ thuật, người dân được đi qua cầu trong trường hợp nào?

Cầu Đại Ngãi 2, nối huyện Cù Lao Dung với đất liền (tỉnh Sóc Trăng) đã thông xe kỹ thuật, một số loại xe sẽ được ưu tiên qua cầu này trong thời gian hoàn thiện dự án (dự kiến tháng 12-2025).

Cầu Đại Ngãi 2 thông xe kỹ thuật, người dân được đi qua cầu trong trường hợp nào?

Hai nhóm công chức được khuyến khích nghỉ trước khi sắp xếp bộ máy

Cán bộ, công chức cấp xã dôi dư do sáp nhập cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 được khuyến khích nghỉ trước so với thời điểm kết thúc lộ trình sắp xếp.

Hai nhóm công chức được khuyến khích nghỉ trước khi sắp xếp bộ máy

Dạy 2 buổi/ngày miễn phí sẽ chấm dứt dạy thêm, học thêm?

Việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày không thu phí như tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm được kỳ vọng sẽ chấm dứt nạn dạy thêm, học thêm tràn lan.

Dạy 2 buổi/ngày miễn phí sẽ chấm dứt dạy thêm, học thêm?

Công an bắt được đối tượng chích điện phụ nữ ở Phú Quốc

Công an đã bắt nhanh đối tượng Hòa là người đàn ông mặc áo đen, đội mũ bảo hiểm đỏ sử dụng vật lạ (giống roi điện) chích điện vào phụ nữ ở phường Dương Đông (TP Phú Quốc, Kiên Giang) gây xôn xao dư luận.

Công an bắt được đối tượng chích điện phụ nữ ở Phú Quốc

Hình ảnh san lấp chóng vánh đất nông nghiệp được giao, mở cả đường dưới chân cầu

Khu đất nông nghiệp dưới chân cầu Nhật Tân được giao cho các hộ dân ở xã Vĩnh Ngọc (huyện Đông Anh, Hà Nội) theo nghị định 64 của Chính phủ, đã bị san lấp chóng vánh.

Hình ảnh san lấp chóng vánh đất nông nghiệp được giao, mở cả đường dưới chân cầu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar