25/04/2015 12:13 GMT+7

​Kế hoạch ngăn di dân bị chỉ trích

N.QUÂN
N.QUÂN

TT - Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) quyết định tăng gấp ba ngân sách cho công tác tìm kiếm, cứu hộ di dân trên Địa Trung Hải, tuy nhiên kế hoạch chung vấp phải nhiều chỉ trích vì còn “mơ hồ”.

Nhân viên cứu hộ Hy Lạp đang cứu những người nhập cư trái phép trên biển Địa Trung Hải tại một hòn đảo của nước này sau khi thuyền chở những người nhập cư này bị vỡ khiến nhiều người thiệt mạng. Ảnh: AFP.

Theo AFP, sau cuộc họp của lãnh đạo EU về vấn đề di dân trên Địa Trung Hải ngày 23-4, ông Donald Tusk - chủ tịch Hội đồng châu Âu - cho biết ngân sách dành cho các sứ mệnh chuyên tìm kiếm cứu hộ di dân trên Địa Trung Hải là Triton (quanh vùng biển Ý) và Poseidon (quanh Hi Lạp) đã tăng từ mức 3 triệu euro/tháng hiện nay lên 9 triệu euro.

“Tăng gấp ba ngân sách tài chính đã là một quyết định tuyệt vời” - Tổng thống Pháp François Hollande bảo vệ kết quả vừa có được.

Tuy nhiên, số tiền vừa nêu cũng chỉ bằng số tiền mà Ý đã chi trả cho chiến dịch Mare Nostrum tương tự do Ý thực hiện hồi năm ngoái.

Nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng trấn an dư luận rằng kế hoạch vừa nêu chỉ là bước đầu và các lãnh đạo sẽ còn thảo luận thêm nữa về vấn đề này.

Theo AFP, các quan chức EU và Liên minh châu Phi sẽ sớm gặp lại nhau tại Cộng hòa Malta thời gian tới để bàn thêm về giải pháp phối hợp.

Trong kế hoạch công bố cuối ngày 23-4, các nguyên thủ EU cũng đã nêu giải pháp triển khai biện pháp quân sự nhằm ngăn chặn hoạt động đưa di dân vượt biên trái phép.

Ông Donald Tusk cho biết EU đã giao nhiệm vụ cho bà Federica Mogherini - đại diện cấp cao về ngoại giao và chính sách an ninh của EU - “đề xuất biện pháp hành động nhằm bắt giữ, phá hủy các tàu đưa người vượt biên trái phép trước khi chúng được sử dụng”.

Trong một thông báo độc lập, Tổng thống Pháp Hollande cũng nói Pháp sẽ gửi đề xuất lên LHQ để được phép phá hủy các tàu thuyền chở di dân trái phép.

Tuy nhiên, giải pháp trên vẫn bị chỉ trích là “giải quyết phần ngọn” chứ không phải phần gốc vấn đề là tình hình bất ổn tại Libya tạo môi trường cho bọn tổ chức vượt biên trục lợi trên tiền bạc và sinh mạng của dân di cư lậu.

Ông Olivier Clochard, chủ tịch của Tổ chức Migreurop, chỉ ra: “Cách này không giải quyết được vấn đề bởi những kẻ chủ mưu nằm ở xa tít trên cao”.

Các thành viên EU cũng đề xuất tạo điều kiện nhập cư cho khoảng 5.000 di dân đạt được tiêu chuẩn di dân và thậm chí con số này có thể tăng thêm trong các cuộc bàn thảo sắp tới.

Tuy nhiên trong kết luận của hội nghị, con số cuối cùng vẫn chưa được chốt. Thủ tướng Đức Angela Merkel nói: “Chúng tôi chưa chốt được số liệu đó hôm nay vì quan điểm của chúng tôi cho rằng 5.000 di dân là chưa đủ”.

Theo AFP, nhìn chung giới quan sát chưa hài lòng với kế hoạch 10 điểm sau cuộc họp thượng đỉnh đột xuất của EU.

Ông Manfred Weber, chủ tịch của nhóm quan sát viên PPE, nhận định: “Cuộc họp thượng đỉnh không thể chỉ là cuộc gặp mặt rồi chụp ảnh chung. Cần phải có câu trả lời mạnh mẽ trước những thảm kịch vừa xảy ra trong tháng này”.

N.QUÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Quân đội Mỹ ra lệnh cập nhật giới tính thật của toàn bộ quân nhân chuyển giới

Theo tài liệu nội bộ mà Reuters thu thập được, quân đội Mỹ sẽ thay đổi hồ sơ của những quân nhân chuyển giới và chỉ hiển thị tên khai sinh của họ như một phần trong nỗ lực loại những quân nhân này khỏi quân đội.

Quân đội Mỹ ra lệnh cập nhật giới tính thật của toàn bộ quân nhân chuyển giới

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương

Ngày 21-5, Trung Quốc cho biết các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ là bước quan trọng nhằm thu hẹp khoảng cách, nhưng nhấn mạnh hợp tác đa phương là điều không thể thiếu đối với thương mại toàn cầu.

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương

Điện Kremlin: 'Không ai muốn trì hoãn tiến trình đàm phán'

Ngày 21-5, Điện Kremlin đã bác bỏ cáo buộc của Ukraine và châu Âu khi cho rằng Nga đang cố kéo dài tiến trình hòa bình về cuộc xung đột ở Ukraine, đồng thời tiết lộ chưa quyết định về địa điểm đàm phán tiếp theo.

Điện Kremlin: 'Không ai muốn trì hoãn tiến trình đàm phán'

Ông Trump có phát ngôn xúc phạm thủ tướng Úc?

Một bài đăng giả mạo, gán cho ông Trump những lời lẽ miệt thị Thủ tướng Úc Anthony Albanese, đã lan rộng trên mạng xã hội nhưng sau đó bị vạch trần là trò lừa dàn dựng tinh vi.

Ông Trump có phát ngôn xúc phạm thủ tướng Úc?

Bức hình xe tải Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ là thật hay giả?

Một bức ảnh lan truyền ghi lại cảnh chiếc xe tải của Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ ở thời điểm căng thẳng leo thang giữa hai nước đã gây xôn xao các trang mạng xã hội.

Bức hình xe tải Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ là thật hay giả?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar