23/01/2025 09:40 GMT+7

Kể chuyện ngày xưa 'kỳ hòm' ăn Tết

Dẫu cho cuộc sống còn nhiều khó khăn, cái Tết đối với trẻ con quê nghèo vẫn là dịp mong đợi nhất trong năm. Ấy là khi má dẹp đi mọi nhọc nhằn mưu sinh để dành toàn bộ tâm sức chuẩn bị cho gia đình một cái Tết đủ đầy, chu toàn.

Kể chuyện ngày xưa 'kỳ hòm' ăn Tết - Ảnh 1.

Nghệ sĩ Trịnh Kim Chi nấu bánh chưng... - Ảnh minh họa

Chúng tôi dẫu lắm lúc nghịch ngợm cứng đầu nhưng trong những ngày ấy cũng như biến thành những "thiên thần nhỏ", chịu để má dẫn đi tắm rửa "kỳ hòm" diện đồ mới mà không một lời cự nự.

Hễ nhắc đến "kỳ hòm" thì ký ức như tràn về sống động. Cả năm trời rong ruổi ngoài ruộng đồng. Chân tay, cổ, vai của tụi tôi dính đầy đất cát, bùn non, mồ hôi kết thành những lớp dày cứ như một lớp áo giáp thiên nhiên mà đứa nào cũng tự hào.

Đám trẻ con quê nghèo không cần nhiều đồ chơi cầu kỳ, chỉ cần đôi chân trần và những cánh đồng bạt ngàn. Như vậy đó là thế giới của tụi nó đã đủ rộng lớn. Nhưng mỗi năm chỉ có một dịp để gột sạch cái "áo giáp" và đó chính là ngày má lôi ra "kỳ hòm" trước thềm Tết.

Với cái thau nước to, một cục xà bông giặt đồ, thêm cái bàn chải chà giò mới mua, má ngồi sẵn dưới bóng cây dừa. Tụi nhỏ, đứa nào đứa nấy mặt mày méo xệch, ngồi xếp hàng như chờ "lên thớt".

Đứa gan lì thì bấm bụng chịu đựng, đứa nhõng nhẽo thì khóc nhè từ lúc má bắt đầu nhúng cái bàn chải vào nước. Má không nương tay, vừa kỳ vừa càm ràm: "Mấy đứa bây ở dơ kinh khủng, má kỳ xong chắc phải đem thau nước này tưới cho rau thì tụi nó tốt phải biết".

Lần nào "kỳ hòm" má cũng chọn cái bàn chải mới mua ở chợ. Có lúc má vừa chà vừa rầy: "Ở dơ kiểu này mai mốt lớn lên ai mà thèm ưng. Tết nhất mà cứ để cái cổ đen sì, mang tiếng nhà tao hết!". Còn những đứa cứng đầu, lì lợm, má phải thêm biện pháp "mạnh tay".

Với những mảng bẩn cứng đầu bám như vảy cá, má lấy chai dầu lửa, nhỏ từng giọt lên miếng giẻ, kỳ nghe rẹt rẹt. Mỗi lần mấy cục hòm tróc ra, tụi nhỏ lại nhìn nhau mà cười khúc khích: "Tao mà không ở dơ, chắc má buồn lắm!".

Xong phần vệ sinh thân thể, đến đoạn háo hức nhất, mặc đồ mới. Trong cái bọc đồ má vừa mua ở chợ, từng đứa được gọi tên, má cẩn thận lấy từng bộ ra cho tụi nhỏ thử.

Đứa nào cũng đứng ngắm nghía mình trong bộ đồ mới, tay sờ sờ lên vải còn thơm mùi chợ quê, rồi lại quay sang nhìn bạn, tự thấy mình "bảnh bao" hơn hẳn.

Đứa con gái lớn được má mua thêm đôi bông tai nhỏ, còn thằng con trai út thì khoe cái dây chuyền bạc sáng loáng làm cả nhà cười ngất.

Đêm ba mươi, khi mọi việc chuẩn bị xong xuôi, cả nhà quây quần bên mâm cơm tất niên. Má cười, mắt ánh lên sự mãn nguyện, nhìn lũ nhỏ sáng sủa, sạch sẽ hơn hẳn ngày thường. Bữa cơm ngày cuối năm đơn sơ nhưng ấm cúng lạ thường.

Tết đến, không khí trong làng rộn rã tiếng nói cười. Tụi nhỏ trong bộ đồ mới, chân đi dép xốp mới tinh, tóc tai chải bóng mượt, từng nhóm kéo nhau đi chúc Tết. Đứa nào được lì xì thì cẩn thận nhét vào túi áo, tối về đổ ra khoe với má, mắt sáng lên như tìm được kho báu.

Ba ngày Tết qua nhanh, đám trẻ lại trở về với nhịp sống thường nhật. Nhưng những ký ức về "kỳ hòm", những bộ đồ mới, những lần được má mắng yêu vẫn còn nguyên trong trí nhớ. Đối với tụi nhỏ, má tuy nghiêm khắc nhưng luôn yêu thương theo cách giản dị nhất.

Má chẳng bao giờ nói những lời ngọt ngào nhưng mỗi lần "kỳ hòm" má đều cẩn thận như sợ rằng con mình chưa đủ sạch sẽ, chưa đủ tươm tất để đón một năm mới may mắn.

Thời gian trôi qua, cái làng quê nghèo ngày ấy giờ đây đã thay đổi nhiều. Những con đường đất lầy lội mỗi khi mưa giờ được bê tông hóa, những ngôi nhà lá tạm bợ đã thay bằng nhà xây kiên cố.

Lũ trẻ ngày nay không còn lấm lem bùn đất, không còn những vết "khoen cổ" đen sì mỗi chiều đi học về bởi cuộc sống giờ đủ đầy, tươm tất. Nhưng trong ký ức của những đứa trẻ ngày xưa, cái Tết quê nghèo vẫn mãi là một miền thương nhớ không thể phai mờ.

Mỗi khi Tết đến, dù đi đâu xa, ai cũng cố gắng trở về quê, trở về ngôi nhà cũ để quây quần bên má. Bước vào sân, nhìn cây mai già trước nhà, lòng lại rưng rưng nhớ những ngày Tết xưa. Cây mai năm nào má vun trồng giờ đã lớn, vẫn nở hoa vàng rực mỗi độ xuân về như đón chào những đứa con xa trở lại.

Trong bếp, má vẫn cần mẫn như ngày nào, nấu nồi thịt kho trứng, làm bánh tét, sắp mâm cơm tất niên. Dáng má nhỏ bé, lưng còng hơn trước nhưng ánh mắt má vẫn ánh lên niềm vui khi thấy các con đông đủ. Còn má là còn xuân đong đầy má ơi!

Thương sao cái tết vương màu bụi - Ảnh 1.

Diễn đàn TẾT DƯỚI MÁI NHÀ diễn ra từ ngày 20-1 đến 20-2-2025, do báo Tuổi Trẻ và Công ty INSEE Việt Nam đồng hành.

Tất cả người Việt Nam, không giới hạn độ tuổi, nghề nghiệp đều có thể gửi bài tham dự diễn đàn TẾT DƯỚI MÁI NHÀ. Bài viết gửi đến địa chỉ email [email protected].

Bài viết tối đa 1.000 chữ, khuyến khích kèm theo ảnh, video minh họa.

Bài viết được thể hiện bằng tiếng Việt.

Tác giả ghi địa chỉ, điện thoại, email, số CCCD cùng số tài khoản để ban tổ chức liên lạc.

Bài viết phải chưa từng tham gia bất kỳ cuộc thi viết được tổ chức trước đây, hiện không tham gia trong bất kỳ cuộc thi viết đang được tổ chức. Bài viết chưa từng được đăng trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội.

Bạn đọc chịu trách nhiệm về bản quyền, khiếu nại xảy ra (nếu có).

Quyết định của ban tổ chức là quyết định cuối cùng.

Giải thưởng diễn đàn TẾT DƯỚI MÁI NHÀ

Các bài bạn đọc gửi đến diễn đàn sẽ được chấm điểm theo tiêu chí cùng với điểm do bạn đọc bình chọn.

Trong đó điểm chuyên môn do ban tổ chức chấm chiếm 50%, bạn đọc bình chọn chiếm 50% tổng số điểm của bài dự thi.

Số điểm bình chọn được tính dựa trên tương tác với bài viết, trong đó 1 sao = 15 điểm, 1 tim = 3 điểm, 1 like = 2 điểm.

- 1 giải nhất trị giá 5 triệu đồng.

- 3 giải nhì mỗi giải trị giá 3 triệu đồng.

- 5 giải khuyến khích mỗi giải trị giá 1 triệu đồng.

Các bài được chọn đăng sẽ được chấm trả nhuận bút theo quy định.

Lợn Tết của mẹ

Cuối tháng bảy âm lịch, giỗ cụ nội xong là mẹ đi chợ Hôm mua đôi lợn ỉ về nuôi Tết. Mẹ khâu cho ỉ cái bạt che chuồng từ vỏ bao xi măng, bốn cạnh nẹp thanh nứa...


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

'Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975' là chủ đề hành trình về nguồn dành cho văn nghệ sĩ TP.HCM năm 2025.

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar