09/12/2015 09:10 GMT+7

​IS bắt đầu chiêu mộ người Hồi giáo Trung Quốc

SƠN HÀ
SƠN HÀ

TTO - Tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) vừa khởi động chiến dịch chiêu mộ người Hồi giáo từ Trung Quốc để gia nhập cuộc “thánh chiến” tại Syria và Iraq.

Các tay súng IS ở thị trấn Tal Abyad thuộc Syria. Chưa rõ có bao nhiêu công dân Trung Quốc đã gia nhập IS - Ảnh: Reuters

Theo báo New York Times, tổ chức giám sát cực đoan SITE Intelligence Group cho biết mới đây IS tung lên mạng đoạn ghi âm dài bốn phút bằng tiếng Quan Thoại với tựa đề “Chiến binh thánh chiến”. “Chúng ta là các chiến binh thánh chiến, kẻ thù hoảng sợ trước chúng ta. Giấc mơ của chúng ta là hi sinh trên chiến trường”.

Trong đoạn ghi âm IS còn kêu gọi người Hồi giáo Trung Quốc “hãy tỉnh giấc, khôi phục đức tin và lòng dũng cảm, cầm vũ khí và chiến đấu”. SITE cho biết Trung tâm Truyền thông Al Hayat, chi nhánh truyền thông tiếng nước ngoài của IS, đã đưa đoạn ghi âm lên mạng xã hội Twitter và ứng dụng tin nhắn Telegram.

Đặt Trung Quốc vào tầm ngắm

SITE nhận định với đoạn ghi âm này, IS muốn mở rộng mạng lưới tuyển quân và đặt Trung Quốc vào tầm ngắm. Tháng trước, IS hành quyết một con tin Trung Quốc tên Fan Jinghui. Bộ Ngoại giao Trung Quốc xác nhận thông tin này.

Hồi tháng 3, Trung Quốc nhật báo đưa tin chính quyền Trung Quốc khẳng định một số cư dân khu tự trị Tân Cương đã rời nước này để đến Trung Đông gia nhập IS. Tháng 9, tình báo Thổ Nhĩ Kỳ cũng tiết lộ IS đã chiêu dụ được ít nhất 1.500 tay súng từ nhiều khu vực tại Trung Á, bao gồm Tân Cương, Turkmenistan và Uzbekistan.

Trong một đoạn ghi âm công bố hồi tháng 7-2014, thủ lĩnh tối cao IS Abu Bakr al-Baghdadi cho rằng Trung Quốc là một trong số các nước “áp bức quyền lợi của người Hồi giáo”. Trong thời gian qua, bạo lực liên tiếp nổ ra ở Tân Cương, quê hương của người thiểu số Uighur theo đạo Hồi, có phong tục, văn hóa và truyền thống hoàn toàn khác người Hán.

Bắc Kinh tuyên bố đang phải đối mặt với nguy cơ khủng bố tại đây. Các quan chức Trung Quốc tiết lộ đã thu thập được các file ghi âm từ nước ngoài kêu gọi người Uighur vùng dậy chiến đấu. Mới tháng trước, an ninh Trung Quốc cho biết đã dùng súng phun lửa tấn công 10 “tên khủng bố” trong một hang động ở Tân Cương.

Nhà chức trách Trung Quốc cáo buộc trước đó những người này mở cuộc tàn sát tại một mỏ than trong vùng. Cảnh sát Trung Quốc đã giết chết ít nhất 28 người có liên quan đến vụ tấn công này.

100 người Trung Quốc tham chiến ở Trung Đông

Chưa rõ có bao nhiêu công dân Trung Quốc đã gia nhập IS. Năm ngoái một cựu đại sứ Trung Quốc ở Trung Đông ước tính khoảng 100 người Trung Quốc được đào tạo hoặc tham chiến tại Trung Đông và phần lớn là người Uighur. Tháng 9-2014, Bộ Quốc phòng Iraq công bố bức ảnh một người đàn ông châu Á máu me đầy người và cho biết đây là một tay súng IS người Trung Quốc bị bắt giữ.

Trước đó, năm 2013 một nhóm nổi dậy chống chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad tung lên mạng video quay binh sĩ gốc Trung Quốc Yusef, tay cầm một khẩu tiểu liên AK-47, cho biết tên Trung Quốc của ông ta là Bo Wang, đến Libya trước khi tới Syria để tham gia cuộc chiến chống chế độ Assad.

Sau vụ con tin Fan Jinghui bị IS sát hại, chính quyền Trung Quốc cam kết chống khủng bố. Tuy nhiên Trung Quốc chưa bao giờ thực hiện các chiến dịch quân sự ở Syria hay Iraq.

Dù vậy các tổ chức người Uighur ở nước ngoài và nhiều nhóm nhân quyền quốc tế thường lên án Trung Quốc áp dụng các chính sách đàn áp tôn giáo, văn hóa và kinh tế đối với người Uighur tại Tân Cương. Do đó người Uighur phẫn nộ, phản kháng, gây bạo lực chống lại người Hán.

Các tổ chức này cáo buộc Trung Quốc lợi dụng chiêu bài chống khủng bố để hợp thức hóa chính sách đàn áp người Uighur. Theo khảo sát năm 2010, ở Trung Quốc có khoảng 10 triệu người Uighur.

Cảnh sát Trung Quốc tuần tra ở một thành phố tại Tân Cương. Các tổ chức nhân quyền lên án Bắc Kinh đàn áp người Uighur ở Tân Cương - Ảnh: Telegraph
SƠN HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương

Ngày 21-5, Trung Quốc cho biết các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ là bước quan trọng nhằm thu hẹp khoảng cách, nhưng nhấn mạnh hợp tác đa phương là điều không thể thiếu đối với thương mại toàn cầu.

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương

Điện Kremlin: 'Không ai muốn trì hoãn tiến trình đàm phán'

Ngày 21-5, Điện Kremlin đã bác bỏ cáo buộc của Ukraine và châu Âu khi cho rằng Nga đang cố kéo dài tiến trình hòa bình về cuộc xung đột ở Ukraine, đồng thời tiết lộ chưa quyết định về địa điểm đàm phán tiếp theo.

Điện Kremlin: 'Không ai muốn trì hoãn tiến trình đàm phán'

Ông Trump có phát ngôn xúc phạm thủ tướng Úc?

Một bài đăng giả mạo, gán cho ông Trump những lời lẽ miệt thị Thủ tướng Úc Anthony Albanese, đã lan rộng trên mạng xã hội nhưng sau đó bị vạch trần là trò lừa dàn dựng tinh vi.

Ông Trump có phát ngôn xúc phạm thủ tướng Úc?

Bức hình xe tải Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ là thật hay giả?

Một bức ảnh lan truyền ghi lại cảnh chiếc xe tải của Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ ở thời điểm căng thẳng leo thang giữa hai nước đã gây xôn xao các trang mạng xã hội.

Bức hình xe tải Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ là thật hay giả?

TP.HCM mời gọi bang Nam Úc tăng cường hợp tác

Hợp tác giữa bang Nam Úc và TP.HCM vẫn còn nhiều tiềm năng, nhất là khi thành phố sẽ mở rộng không gian phát triển trong thời gian tới.

TP.HCM mời gọi bang Nam Úc tăng cường hợp tác
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar