19/06/2014 07:52 GMT+7

Iraq: khi "hồ lô" Pandora văng nút!

HỮU NGHỊ
HỮU NGHỊ

TT - Việc phiến quân Sunni nhanh chóng tiến sát thủ đô Baghdad với hi vọng lật đổ chính phủ của Thủ tướng al-Maliki để thành lập Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông (ISIL) là diễn biến tất yếu của tình trạng bất quân bằng giữa hai phái Hồi giáo Sunni và Shiite sau khi chế độ độc tài Saddam Hussein bị lật đổ năm 2003.

Dưới trào Saddam, tuy xuất thân là Hồi giáo Sunni song theo nhiều đánh giá, lại không hề sùng bái tôn giáo mà chỉ sùng bái quyền lực - điều giúp hóa giải được mối mâu thuẫn “cổ truyền” trong lòng xã hội Iraq giữa hai phái Hồi giáo Sunni và Shiite không đội trời chung từ hàng chục thế kỷ. Nhà độc tài Hosni Mubarak ở Ai Cập trong mấy mươi năm liên tiếp cũng đã “đè” được sức ép của cái “nồi hơi” Anh em Hồi giáo cứ chực bùng nổ. Đến khi Mubarak bị lật đổ, cái “nồi hơi” này đã nhanh chóng đưa đất nước này vào trong một “nhà nước Hồi giáo” buộc quân đội phải đứng ra nắm quyền hầu duy trì cho được một nhà nước thế tục, dù bằng thiết quân luật và hàng ngàn bản án tử hình!

Ngày 7-3-2006, đại sứ Mỹ tại Iraq lúc đó Zalmay Khalilzad cảnh báo rằng cuộc chiếm đóng Iraq đã mở cái “hồ lô” xung đột giáo phái và điều này có thể dẫn tới cuộc chiến khu vực và sự nổi lên của những kẻ quá khích tôn giáo mà so với họ, cánh Taliban ở Afghanistan chỉ là “trò trẻ con”. Đại sứ Khalilzad nêu câu hỏi: ”Chúng ta đã mở nút hồ lô rồi, vấn đề là làm gì bây giờ?”.

Cảnh báo này của đại sứ Khalilzad, với gốc gác người Pashtun theo Hồi giáo, đã không được bộ trưởng quốc phòng Mỹ Rumsfeld lúc đó quan tâm. Sở dĩ đại sứ Khalilzad phải lên tiếng báo động như thế là do trước đó 10 ngày hơn, ngôi đền thờ al-Askari của phái Shiite ở Samarra bị nổ, mái vòm thếp vàng bị sập. Ngay sau vụ nổ của ngôi đền được xem là thiêng liêng nhất của người theo phái Shiite tại Iraq này, bạo lực bùng nổ khắp Iraq: chỉ trong vòng hai ngày sau vụ đánh bom, 168 đền thờ Hồi giáo Sunni bị tấn công (trong đó riêng tại thủ đô Baghdad có đến 19 ngôi đền “ăn bom”), 10 giáo sĩ Sunni bị sát hại, 15 người khác bị bắt cóc.

Phái Sunni đáp trả. Chỉ trong năm ngày Bộ Nội vụ Iraq đếm được 379 người chết, 458 người bị thương. Từ đó tới nay, cuộc xung đột giữa hai phái Shiite và Sunni không ngừng với những vụ đánh bom hầu như hằng ngày, và bây giờ lên đến cao trào “Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông” đang đe dọa chính quyền Iraq của phái Sunni.

Tám năm sau cảnh báo, xung đột giáo phái đang thật sự đe dọa sự tồn vong của chính quyền Iraq. Cảnh báo đầy hình tượng của đại sứ Khalilzad “Taliban ở Afghanistan chỉ là trò trẻ con” đã thành sự thật nếu như những vụ hành quyết tập thể hàng ngàn lính Iraq theo công bố của ISIL là thật! Hai năm rưỡi sau khi rút được quân đội ra khỏi Iraq, Tổng thống Obama lại phải điều động binh sĩ đến đây. Ai đã mở nút cái “hồ lô” đó ra? Đảng Dân chủ đổ lỗi cho ông Bush, đảng Cộng hòa trả đũa rằng khi ông này bàn giao cho ông Obama, Iraq lúc đó an ninh đã ổn định...

HỮU NGHỊ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Mỹ sẽ từ bỏ nỗ lực chấm dứt xung đột Nga - Ukraine?

Việc ông Trump tuyên bố 'Nga và Ukraine sẽ lập tức đàm phán về một lệnh ngừng bắn' khiến nhiều người lo ngại xứ sở cờ hoa có thể sớm rút khỏi tiến trình đàm phán về một cuộc chiến mà họ cho là 'tình huống của châu Âu'.

Mỹ sẽ từ bỏ nỗ lực chấm dứt xung đột Nga - Ukraine?

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Lịch sử cho thấy ngừng bắn dựa trên dàn xếp của các nước lớn mà bỏ qua lợi ích của những nước nhỏ chưa bao giờ là thỏa thuận bền vững.

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Hòa đàm Istanbul và toan tính của ông Putin

Đàm phán trực tiếp đầu tiên sau hơn ba năm chiến sự giữa Nga và Ukraine hôm 16-5 kết thúc ảm đạm như bầu trời xám xịt của Istanbul hôm đó.

Hòa đàm Istanbul và toan tính của ông Putin

Hòa đàm Nga - Ukraine Istanbul 2.0: trò chơi cân não

Tờ Washington Post gọi những diễn biến ngoại giao ngay trước hòa đàm Nga - Ukraine tại Istanbul là 'cơn náo động ngoại giao'.

Hòa đàm Nga - Ukraine Istanbul 2.0: trò chơi cân não

Ngoại giao nhân dân tệ: Trung Quốc đang giành 'sân sau' của Mỹ?

Gói tín dụng 9,18 tỉ USD giải ngân bằng đồng nhân dân tệ cung cấp cho các quốc gia CELAC đang thể hiện nỗ lực vẽ lại bản đồ quyền lực của Bắc Kinh tại ‘sân sau’ của Mỹ.

Ngoại giao nhân dân tệ: Trung Quốc đang giành 'sân sau' của Mỹ?

Ông Trump công du Trung Đông: Kinh doanh trước, ngoại giao sau

Trong chuyến công du đầu tiên sau khi tái đắc cử, Tổng thống Mỹ Donald Trump ưu tiên lợi ích kinh tế tại các quốc gia vùng Vịnh, bỏ qua các đồng minh truyền thống và gây lo ngại về xung đột lợi ích.

Ông Trump công du Trung Đông: Kinh doanh trước, ngoại giao sau
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar