29/09/2014 00:10 GMT+7

​Indonesia sử dụng tò vò chống dịch rệp hồng phá hoại sắn

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam
Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Cần biết - Các nhà khoa học Indonesia cho biết, 2.000 con tò vò tí hon đã được thả trên các cánh đồng của đất nước này để tiêu diệt loài rệp đang đe dọa cây sắn.

Các nhà khoa học Indonesia cho biết, ngày 24-9, một "biệt đội thân thiện sinh thái" gồm 2.000 con tò vò tí hon đã được thả trên các cánh đồng để tiêu diệt loài rệp đang đe dọa cây sắn - một loại cây trồng chủ lực và là nguồn thu nhập của hàng triệu người ở nước này.

Loài tò vò mang tên A.Lopezi có kích thước chỉ 2mm, tiêu diệt những con rệp hồng phá sắn bằng cách đẻ trứng trên rệp và khi trứng phát triển thành ấu trùng sẽ ăn rệp từ bên trong.

Rệp hồng ở sắn có nguồn gốc từ Nam Mỹ, là một trong những dịch bệnh nguy hại nhất đối với cây lương thực. Các nhà khoa học cho rằng dịch rệp hồng lây lan sang châu Phi và châu Á thông qua các sản phẩm sắn có rệp được vận chuyển giữa các quốc gia và châu lục.

Dịch bệnh này có thể làm giảm tới 84% sản lượng thu hoạch sắn và lần đầu tiên được cảnh báo ở châu Á tại Thái Lan vào năm 2008. Dịch cũng đã được phát hiện ở các nước châu Á khác như Campuchia, Lào và Việt Nam.

Các nhà khoa học khẳng định tò vò vô hại đối với người và động vật. Nhà côn trùng học Kris Wyckhuys thuộc Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới Colombia nhấn mạnh rằng đã đến lúc phải sử dụng những biện pháp sinh học để bảo vệ mùa màng đồng thời không gây hại cho môi trường.

Indonesia là một trong những nước sản xuất sắn lớn nhất thế giới với diện tích canh tác vài triệu hécta mỗi năm. Đây cũng là loại lương thực được tiêu thụ nhiều thứ hai sau gạo ở quốc gia đang phát triển với 250 triệu dân này. Sắn cũng được sử dụng làm rau và chế biến thành tinh bột để sản xuất mì hay làm dược phẩm.

Mặc dù diện tích trồng sắn bị rệp tại Indonesia hiện nay chưa nhiều, nhưng các nhà khoa học cảnh báo dịch có thể lây lan nhanh chóng nếu không được kiểm soát. Biện pháp thả tò vò diệt rệp hồng phá sắn đã từng được sử dụng thành công ở Thái Lan.

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điểm tin 18h: Vắng lặng tại chợ xe lớn nhất Hà Nội; Doanh nghiệp 'chèo chống' với tỉ giá

Điểm tin 18h: Vắng lặng tại chợ xe lớn nhất Hà Nội; Doanh nghiệp 'chèo chống' với tỉ giá

Điểm tin 18h: Vắng lặng tại chợ xe lớn nhất Hà Nội; Doanh nghiệp 'chèo chống' với tỉ giá

Phát triển công nghệ sản xuất nhiên liệu sạch từ vi tảo

Các nhà khoa học Nga đã phát triển một công nghệ dựa trên vi tảo vừa sử dụng carbon dioxide từ khí thải công nghiệp vừa tạo ra một dạng nhiên liệu sạch đầy hứa hẹn là biohydrogen.

Phát triển công nghệ sản xuất nhiên liệu sạch từ vi tảo

Nga đưa đồng ruble kỹ thuật số vào lưu thông

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 15-7, Duma Quốc gia (Hạ viện) đã thông qua dự luật về việc đưa đồng ruble kỹ thuật số vào lưu thông, cũng như mã QR phổ quát để thanh toán hàng hóa và dịch vụ.

Nga đưa đồng ruble kỹ thuật số vào lưu thông

Nhà đầu tư Ấn Độ đổ xô mua bạc khi lợi nhuận cao hơn vàng

Các nhà đầu tư Ấn Độ vốn có truyền thống tích trữ vàng, nhưng họ đang ngày càng chuyển sang bạc - kim loại quý đang giao dịch gần mức cao nhất 14 năm tính tới ngày 14-7.

Nhà đầu tư Ấn Độ đổ xô mua bạc khi lợi nhuận cao hơn vàng

AI tác nhân đầu tiên trên thế giới

Khác với AI tạo sinh vốn cần con người ra lệnh để thực hiện các nhiệm vụ, AI tác nhân có khả năng chủ động thực hiện tác vụ bằng cách tự thiết kế quy trình làm việc dựa trên dữ liệu sẵn có.

AI tác nhân đầu tiên trên thế giới

Phát hiện thêm công dụng mới trong thuốc điều trị ung thư của Singapore

Các nhà nghiên cứu Singapore phát hiện ra rằng một loại thuốc điều trị ung thư do nước này phát triển có thể trở thành thuốc điều trị mới cho 2 nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu thế giới.

Phát hiện thêm công dụng mới trong thuốc điều trị ung thư của Singapore
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar