30/12/2019 22:27 GMT+7

Indonesia phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền gần Biển Đông

TRẦN PHƯƠNG
TRẦN PHƯƠNG

TTO - Bộ Ngoại giao Indonesia cho biết đã triệu đại sứ Trung Quốc và gửi phản đối ngoại giao về việc một chiếc tàu tuần duyên của Bắc Kinh xuất hiện trong vùng lãnh hải của Jakarta gần Biển Đông.

Indonesia phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền gần Biển Đông - Ảnh 1.

Một chiếc tàu tuần duyên của Trung Quốc trên Biển Đông - Ảnh: REUTERS

Trong tuyên bố ngày 30-12, Bộ Ngoại giao Indonesia không nói rõ vụ việc xảy ra khi nào nhưng khẳng định đây là "vi phạm chủ quyền". Theo đó, chiếc tàu Trung Quốc đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia ngoài khơi phía bắc quần đảo Natuna.

"Bộ ngoại giao đã triệu tập đại sứ Trung Quốc tại Jakarta và truyền đạt phản đối mạnh mẽ về vụ việc. Chúng tôi cũng đã gửi một công hàm phản đối ngoại giao" - Bộ Ngoại giao Indonesia thông báo nhưng vẫn nói hai bên đã cam kết duy trì quan hệ song phương tốt đẹp.

Hãng tin Reuters đã liên lạc với Đại sứ quán Trung Quốc tại Jakarta nhưng không nhận được bình luận phản hồi nào.

Truyền thông địa phương Indonesia đưa tin nhiều ngư dân nước này nhiều lần nhìn thấy một chiếc tàu tuần duyên của Trung Quốc hộ tống các tàu cá và đã báo cáo lại với Cơ quan quản lý an ninh hàng hải Indonesia.

Tuy nhiên, Indonesia và Trung Quốc đã tranh cãi từ trước đó về quyền đánh cá quanh quần đảo Natuna.

Trong cuộc gặp ngày 23-12, bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam và Indonesia bày tỏ quan ngại về những diễn biến gần đây trên Biển Đông.

"Về vấn đề Biển Đông, hai bộ trưởng bày tỏ quan ngại về những diễn biến gần đây trên Biển Đông, đặc biệt là những hành vi xâm phạm các lợi ích chính đáng của các quốc gia ven biển, cản trở các hoạt động kinh tế bình thường đã có từ lâu, cho rằng những hành vi này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hòa bình, ổn định và an ninh ở khu vực, trái với tinh thần của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), ảnh hưởng đến môi trường thuận lợi cho đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử (COC) - thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết.

Biển Đông một năm sóng gió: Từ tàu khảo sát địa chất tới tàu sân bay

TTO - Năm 2019 đã qua được đánh dấu bởi sự xuất hiện của hai chiếc tàu Trung Quốc, tàu khảo sát Hải Dương địa chất 8 và tàu sân bay Sơn Đông.

TRẦN PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác sĩ phụ khoa xâm hại tình dục 9 bệnh nhân ở Pháp, nhận 10 năm tù

Ngày 5-7, tòa án Pháp đã tuyên một bác sĩ phụ khoa 10 năm tù vì xâm hại tình dục 9 bệnh nhân trong quá trình khám bệnh.

Bác sĩ phụ khoa xâm hại tình dục 9 bệnh nhân ở Pháp, nhận 10 năm tù

Nghiên cứu của Đức nói vắc xin mRNA giết nhiều người hơn COVID-19?

Mạng xã hội đang lan truyền thông tin về một nghiên cứu của Đức cho rằng vắc xin mRNA đã giết nhiều người hơn cả COVID-19.

Nghiên cứu của Đức nói vắc xin mRNA giết nhiều người hơn COVID-19?

Xả súng hàng loạt tại Mỹ ngay sau Quốc khánh, nhiều người thương vong

Ít nhất 1 người chết và 6 người khác bị thương trong vụ xả súng tại thành phố Indianapolis, bang Indiana vào rạng sáng 5-7.

Xả súng hàng loạt tại Mỹ ngay sau Quốc khánh, nhiều người thương vong

Lần đầu sau hơn 100 năm, người dân Pháp được bơi lội vui nhộn trên sông Seine

Ngày 5-7, người dân thủ đô Paris đã đổ xô xuống tắm trong sông Seine khi chính quyền lần đầu tiên cho công chúng bơi tại đây kể từ năm 1923.

Lần đầu sau hơn 100 năm, người dân Pháp được bơi lội vui nhộn trên sông Seine

Lực lượng vệ binh Iran đã tiếp cận thủ tướng Israel ở cự ly siêu gần?

Hình ảnh được cho là quay lén ông Netanyahu tại văn phòng lan truyền trên mạng, gây đồn đoán đây là “thông điệp cảnh cáo” từ Iran.

Lực lượng vệ binh Iran đã tiếp cận thủ tướng Israel ở cự ly siêu gần?

Thủ tướng tới Rio de Janeiro, bắt đầu dự Hội nghị BRICS mở rộng và làm việc tại Brazil

Chuyên cơ chở Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân đã đáp xuống thành phố Rio de Janeiro, Brazil lúc 15h45 ngày 5-7 (giờ Việt Nam).

Thủ tướng tới Rio de Janeiro, bắt đầu dự Hội nghị BRICS mở rộng và làm việc tại Brazil
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar