08/12/2020 12:17 GMT+7
Trở lại chủ đề

Indonesia đã nhận 1,2 triệu liều vắc xin COVID-19 của Trung Quốc

D. KIM THOA
D. KIM THOA

TTO - Indonesia đã nhận được lô vắc xin COVID-19 đầu tiên từ Trung Quốc, trong lúc chính phủ nước này lên kế hoạch tổ chức tiêm chủng đại trà để mở lại du lịch ở đảo Bali năm tới.

Indonesia đã nhận 1,2 triệu liều vắc xin COVID-19 của Trung Quốc - Ảnh 1.

Lô 12 triệu liều vắc xin COVID-19 do Trung Quốc phát triển đã được chuyển tới Indonesia cuối tuần qua - Ảnh: AP

Theo đài ABC (Úc), ngày chủ nhật vừa qua 6-12, Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho biết 1,2 triệu liều vắc xin COVID-19 do hãng dược phẩm Sinovac của Trung Quốc sản xuất đã được chuyển tới nước này.

Dự kiến còn 1,8 triệu liều nữa và các vật liệu thô để sản xuất khoảng 45 triệu liều vắc xin COVID-19 sẽ được chuyển tới Indonesia trong năm 2021.

Cũng theo ông Widodo, vắc xin CoronaVac của SinoVac vẫn còn phải chờ được cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Indonesia (BPOM) phê chuẩn, trong lúc chính phủ tiếp tục các khâu chuẩn bị để phân phối vắc xin tới toàn dân.

Theo kế hoạch, các cư dân trên đảo Bali có thể là những người đầu tiên được tiêm vắc xin COVID-19 của Trung Quốc.

Theo hãng tin Tân Hoa xã, việc triển khai tiêm vắc xin tại Bali hứa hẹn giúp hòn đảo này trở thành "vùng xanh" từ đầu năm tới.

Indonesia đã nhận 1,2 triệu liều vắc xin COVID-19 của Trung Quốc - Ảnh 2.

Trung Quốc dự kiến tới cuối năm sau sẽ sản xuất được 610 triệu liều vắc xin COVID-19 cung cấp cho các nước nghèo - Ảnh: ABC

Trong cuộc đua phát triển vắc xin COVID-19 toàn cầu, Trung Quốc đang triển khai các thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn tại ít nhất 16 quốc gia ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latin.

Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ tuần trước phát thông cáo chính thức cho biết đã đặt mua 50 triệu liều vắc xin CoronaVac, và dự kiến nhận lô hàng đầu tiên vào thứ sáu tuần này (11-12).

Mặc dù còn phải giải quyết một nhiệm vụ khổng lồ là tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho 1,4 tỉ dân trong nước, song chính quyền của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đã cam kết sẽ cung cấp vắc xin cho các nước khác như một loại "hàng hóa công toàn cầu".

Trong giai đoạn chờ đợi kết quả thử nghiệm lâm sàng cuối cùng của CoronaVac, Trung Quốc đã ký thỏa thuận cung cấp vắc xin COVID-19 do họ phát triển với các nước Brazil, Chile, Indonesia, Philippines và Thổ Nhĩ Kỳ.

Hãng Sinovac vẫn đang thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối với CoronaVac tại các nước vừa nêu.

Trong nhận định của giới quan sát, Bắc Kinh đang triển khai chiến lược mà họ gọi là "ngoại giao vắc xin", cho rằng điều này có thể giúp dẫn tới những thay đổi trong vị thế địa chính trị của Trung Quốc.

Giống như Indonesia, một số nước đang tham gia triển khai thử nghiệm lâm sàng CoronaVac như Brazil cũng đã nhận được 120.000 liều vắc xin này từ tháng trước.

Indonesia đã nhận 1,2 triệu liều vắc xin COVID-19 của Trung Quốc - Ảnh 3.

Tại Brazil, Thống đốc bang Sao Paulo, ông Joao Doria, vui mừng khi nhận được lô vắc xin CoronaVa từ Trung Quốc chuyển tới - Ảnh: AP

Các nước khác, trong đó có Chile và Philippines, dự kiến sẽ đặt mua hàng triệu liều vắc xin CoronaVac từ công ty Trung Quốc.

Trong quá trình thúc đẩy các cuộc thử nghiệm và đưa vào sử dụng vắc xin COVID-19, Trung Quốc cũng đã tham gia liên minh COVAX, sáng kiến toàn cầu nhằm tạo cơ hội tiếp cận bình đẳng với các vắc xin COVID-19 cho các nước nghèo.

Bắc Kinh hy vọng với sáng kiến này, có tới 610 triệu liều vắc xin sẽ được sản xuất cho tới cuối năm 2021.

Quan sát những bước đi của Bắc Kinh trong việc hỗ trợ những nước nghèo hơn vốn không đủ tiềm lực kinh tế để mua vắc xin COVID-19 của Pfizer/BioNTech hay Moderna, nhiều chuyên gia chính trị quốc tế, trong đó có ông Jacob Mardell, chuyên gia phân tích thuộc Viện nghiên cứu Trung Quốc Mercator (MERICS), cho rằng đó có thể là cách chính quyền Trung Quốc củng cố thêm quan hệ liên minh với các nước đang phát triển.

Anh hôm nay bắt đầu tiêm vắc xin COVID-19

TTO - Hôm nay 8-12 Vương quốc Anh và Bắc Ireland chính thức triển khai chương trình tiêm chủng đại trà vắc xin COVID-19.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chỉ 5 phút xem quảng cáo thức ăn nhanh, trẻ lập tức làm điều này

Trong một nghiên cứu, trẻ được xem hoặc nghe năm phút quảng cáo thức ăn nhanh. Hành vi sau đó của trẻ khiến các nhà khoa học bất ngờ.

Chỉ 5 phút xem quảng cáo thức ăn nhanh, trẻ lập tức làm điều này

COVID-19 gia tăng nhưng dễ phòng, không cần hoảng loạn

Từ ngày 1-1 đến 14-5, Thái Lan ghi nhận tổng cộng 71.067 ca mắc COVID-19, trong đó có 19 ca tử vong. Số ca bệnh tăng nhanh từ sau kỳ nghỉ Tết Songkran giữa tháng 4.

COVID-19 gia tăng nhưng dễ phòng, không cần hoảng loạn

Bát nháo 'trị liệu' tâm lý online - Kỳ 2: Ai kiểm soát 'nhà trị liệu' online?

Giữa lúc sức khỏe tinh thần được quan tâm hơn bao giờ hết, các "dịch vụ trị liệu" mọc lên nhan nhản, không phép. Trong khi đó quy định của pháp luật chưa kịp đi cùng thực tế loại hình này.

Bát nháo 'trị liệu' tâm lý online - Kỳ 2: Ai kiểm soát 'nhà trị liệu' online?

Tin tức sáng 15-5: Giảm 20% biên chế các ngành nghề nhưng giữ nguyên bên giáo dục và y tế

Tin tức đáng chú ý: Giảm 20% biên chế các ngành nghề sau sắp xếp, tinh gọn nhưng giữ nguyên giáo dục và y tế; Hôm nay, Quốc hội thảo luận tổ về cơ chế chính sách phát triển kinh tế tư nhân; Bắt đầu Tháng hành động vì an toàn thực phẩm...

Tin tức sáng 15-5: Giảm 20% biên chế các ngành nghề nhưng giữ nguyên bên giáo dục và y tế

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Các nhà khoa học cảnh báo làm việc quá giờ có thể dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc não, ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, tư duy và sức khỏe tâm thần.

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Được công bố trên tạp chí PNAS Nexus, đây là nghiên cứu đầu tiên ước tính quy mô ô nhiễm sông ngòi toàn cầu từ việc sử dụng kháng sinh của con người.

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar