09/11/2014 22:11 GMT+7

Ích gì, hỡi văn chương?

LAM ĐIỀN
LAM ĐIỀN

TTO - Đông đảo bạn đọc yêu văn chương đã đến chật kín không gian Nhã Nam thư quán vào sáng thứ bảy 8-11 để cùng tham dự chương trình tọa đàm “Văn chương có ích gì”.

Dịch giả Trần Tiễn Cao Đăng: Có khi việc ít người cần mà mình vẫn làm - Ảnh: L.Điền

Đề tài có vẻ gây gổ, và chương trình khởi đầu cho chuỗi Book Talk (Chuyện sách) của Nhã Nam đã thu hút rất nhiều ý kiến tích cực.

Có người kỳ vọng đến với buổi trò chuyện để tìm câu trả lời rằng văn chương có ích gì. Nhưng với các diễn giả, đây còn là một diễn đàn để những người đọc sách có thể tâm sự với nhau về tất tần tật các vấn đề của văn chương.

Đến từ khoa văn học và ngôn ngữ Trường đại học KHXH&NV TP.HCM, cô Hoa Tranh cho biết trong số sinh viên của cô có rất ít người đọc sách, có vẻ từ bậc phổ thông các em đã quen với việc chỉ đọc những tác phẩm có trong sách giáo khoa.

“Chúng tôi từng khảo sát một lớp sinh viên văn chương tài năng, nhưng chỉ có một sinh viên có đọc sách ngoài giáo khoa, đó là quyển Cuộc đời của Pi" - cô chia sẻ.

Có lợi hay không có lợi?

Cô Hoa Tranh bắt đầu chương trình bằng cách thuật lại ý kiến cho rằng khi đặt vấn đề “văn chương có ích gì” cũng đồng nghĩa với việc văn chương đang không có ích. Tuy nhiên, từ phía người đọc hôm nay, cô muốn hỏi các bạn trẻ có mặt tại tọa đàm rằng các bạn đến với văn chương là vì văn chương hay là học văn chương để tìm kiếm một nghề mưu sinh.

Câu hỏi này không dễ giải quyết, bởi để chỉ ra những lý do nội tại của văn chương thu hút người đọc thì quá khó, mà bảo thừa nhận văn chương như một nghề có thể mưu sinh quả thật cũng hơi… phiêu.

Và vấn đề được hướng sang cách tiếp nhận sách văn chương. Dịch giả Trần Tiễn Cao Đăng trong vai trò đồng diễn giả đã nhắc lại một quan điểm của Plato, rằng hãy "choàng hoa cho các nhà thơ và đuổi họ ra khỏi nền Cộng hòa".

Có thể đó là một quan điểm từ chính trị gia, nhưng dịch giả cho biết ông luôn tự nhắc mình khi làm công việc dịch thuật hoặc sáng tác, rằng: Việc mình làm có ích gì? Có ích đến đâu? Và ông thừa nhận có những việc có thể có rất ít người cần nó mà mình vẫn làm.

Trần Phi Long và nhiều bạn trẻ đến tham gia đặt câu hỏi với các diễn giả - Ảnh: L.Điền

Cử tọa chương trình có chút băn khoăn khi một nam sinh viên đứng dậy thuật lại câu hỏi của một đứa bé: Văn chương là gì vậy, có ăn được không? Tuy nhiên theo diễn giả Cao Đăng, văn chương tự nó là một sản phẩm của loại nhu cầu cao cũng như đáp ứng nhu cầu cao cấp của con người về mặt tinh thần.

Con người có nhu cầu được trở thành người có ích, nhu cầu chia sẻ, nhu cầu khai thác tiềm năng của mình để phục vụ cộng đồng. Đó là những bậc thang giá trị cao, và văn chương là một trong những loại hình chuyển tải và thực thi điều đó.

Như tình yêu… và cần khai sáng

Nhiều bạn trẻ bày tỏ mình đến với văn chương qua trang sách một cách tự nhiên. Như tình yêu không cần băn khoăn tôi yêu em có ích lợi gì, mà là sự rung động tự nhiên, tìm thấy sự đồng cảm, được đáp ứng chia sẻ cảm xúc…

Và từ chức năng của văn chương, cô Hoa Tranh cho rằng văn chương dạy cho con người ta sống tốt, sống tử tế, lương thiện, như vậy cũng là có ích rồi.

Nhưng vấn đề thật sự được trình bày thuyết phục khi Trần Phi Long - một cây bút trẻ - nhấn mạnh đến vai trò của các nhà văn lớn với tầm tư tưởng và ảnh hưởng của họ đến sự phát triển xã hội. Phi Long dẫn chứng ra hàng loạt sự chuyển động của xã hội từ cổ chí kim gắn liền với các tác phẩm của các văn hào đồng thời và những nhà tư tưởng vượt thời đại.

“Văn chương có giá trị ở một từ: khai sáng” - Phi Long kết luận.

Ở một logic giản đơn hơn, nhà khảo cổ học Nguyễn Thị Hậu cho rằng văn chương có thể xem như một nghề nghiệp nghiêm túc, nhà văn làm ra sản phẩm văn chương, sản phẩm văn chương được công chúng tiếp nhận, vậy là có ích rồi.

Theo bà, sách văn chương cần cho mọi giới, hay như "bản thân tôi thì sách văn chương là món ăn hàng ngày".

Bất ngờ hơn, một bạn nữ chọn vị thế từ người viết để khẳng định văn chương có ích trong việc để cho người viết văn giải phóng cái tôi, và hướng tới cái ta, cái cộng đồng. Trong công việc của mình, người viết trình bày cảm xúc, tư tưởng thông qua tác phẩm văn chương để chia sẻ với độc giả, là có ích cho mọi người rồi.

Và dịch giả Trần Tiễn Cao Đăng chốt lại: Văn chương có ích gì là tùy vào mỗi chúng ta. Nếu là người làm văn chương, thì ta phải viết những gì có ích. Còn nếu ta là người đọc, thì thấy nó có ích ta mới đọc.

Văn chương và giá trị của nó giữa cuộc đời cũng đơn giản vậy thôi.

LAM ĐIỀN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người bẻ gãy ngai vàng triều Nguyễn có dấu hiệu loạn thần

UBND TP Huế đã có thông tin ban đầu về người bẻ gãy bảo vật quốc gia ngai vàng triều Nguyễn.

Người bẻ gãy ngai vàng triều Nguyễn có dấu hiệu loạn thần

Rể Tây kể chuyện cưới vợ Việt, nghe đến đâu 'thương' đến đó

Hiện ngày càng nhiều người nước ngoài cưới vợ Việt, nhưng đôi khi gặp không ít 'thử thách' do văn hóa khác biệt.

Rể Tây kể chuyện cưới vợ Việt, nghe đến đâu 'thương' đến đó

Không tin nổi: Bảo vật quốc gia - ngai vàng triều Nguyễn bị khách tham quan bẻ gãy

Ngai vàng triều Nguyễn - bảo vật quốc gia triều Nguyễn đặt tại điện Thái Hòa - bị một người mua vé vào tham quan bẻ gãy thành nhiều khúc.

Không tin nổi: Bảo vật quốc gia - ngai vàng triều Nguyễn bị khách tham quan bẻ gãy

Học dạy con như người mẹ nông dân của thần đồng Trần Đăng Khoa

Có người đã gọi người mẹ là người nghệ sĩ đầu tiên của các con mình. Bà mẹ của Trần Đăng Khoa rất xứng với danh hiệu cao quý ấy. Bà đã có công đầu trong việc nuôi dưỡng mầm mống nghệ thuật trong các con.

Học dạy con như người mẹ nông dân của thần đồng Trần Đăng Khoa

Hàng nghìn người 'đội mưa' đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Ngày 23-5, hàng nghìn phật tử và người dân từ nhiều địa phương đã đổ về chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) để cung rước xá lợi Đức Phật.

Hàng nghìn người 'đội mưa' đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Khi ngồi thiền, bạn là một người bình thường và cũng là Phật

Thiền sư Shunryu Suzuki, người gieo hạt mầm thiền Tào Động tại phương Tây, đã giảng rằng khi ta có được một sự yên bình trọn vẹn trong thực hành thiền, ta không chỉ là ta nữa mà là cả thế giới, toàn thể vũ trụ và là một vị Phật.

Khi ngồi thiền, bạn là một người bình thường và cũng là Phật
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar