04/09/2024 09:24 GMT+7

Mông Cổ giải thích lý do không bắt ông Putin theo lệnh tòa ICC

Chính phủ Mông Cổ cho biết sự sống còn của nước này phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu từ Nga. Đây là một phần lý do khiến họ không thể 'còng tay' ông Putin theo lệnh của Tòa án hình sự quốc tế (ICC).

Mông Cổ giải thích lý do không bắt giữ ông Putin theo lệnh tòa ICC - Ảnh 1.

Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh bắt tay nhau trong lễ đón chính thức tại Ulaanbaatar hôm 3-9 - Ảnh: AFP/SPUTNIK

Tòa án hình sự quốc tế (ICC), Ukraine và Liên minh châu Âu (EU) đều đã kêu gọi Mông Cổ bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin, sau khi ICC phát lệnh bắt giữ nhà lãnh đạo Nga vào năm ngoái. Mặc dù Mông Cổ là thành viên ICC, quốc gia châu Á này đã không làm như vậy, khiến EU phải ra tuyên bố "lấy làm tiếc".

Vì sao Mông Cổ không bắt ông Putin theo lệnh của Tòa án hình sự quốc tế? - Nguồn: AFP - Bloomberg Television

Ngày 3-9, Mông Cổ đã giải thích lý do nước này không bắt ông Putin, theo Đài RT của Nga. Theo đó, người phát ngôn chính phủ nước này cho biết Mông Cổ phụ thuộc vào nước láng giềng Nga về năng lượng và duy trì chính sách trung lập.

"Mông Cổ nhập khẩu 95% sản phẩm dầu mỏ và hơn 20% điện từ láng giềng sát cạnh chúng tôi (Nga), hoạt động mà trước đây đã bị gián đoạn vì các lý do kỹ thuật. Nguồn cung này quan trọng, nhằm đảm bảo sự sống còn của đất nước chúng tôi và người dân của chúng tôi" - một phát ngôn viên của Chính phủ Mông Cổ giải thích với báo Politico hôm 3-9.

Vị này cho biết thêm: "Mông Cổ luôn duy trì chính sách trung lập trong mọi quan hệ ngoại giao của mình, như đã nêu trong các tuyên bố của chúng tôi cho đến nay".

Tổng thống Putin đã đến thăm Mông Cổ từ tối 2-9 theo lời mời của người đồng cấp Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh. Ông Putin được chào đón với thảm đỏ và gặp gỡ các quan chức cấp cao tại Ulaanbaatar để thảo luận về quan hệ giữa hai nước trong chuyến thăm hai ngày.

Trong cuộc gặp, ông Putin đã mời Tổng thống Khurelsukh tới dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại thành phố Kazan của Nga vào tháng tới. Ông Khurelsukh đã nhận lời mời.

"Mối quan hệ với Mông Cổ nằm trong số những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của chúng tôi tại châu Á. Mối quan hệ này đã được đưa lên tầm cao mới của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện" - Tổng thống Putin nói với ông Khurelsukh.

Còn nhà lãnh đạo Mông Cổ cho biết ông hy vọng chuyến thăm của Tổng thống Putin sẽ thúc đẩy hợp tác kinh tế và thương mại song phương.

Ngày 17-3 năm ngoái, ICC phát lệnh bắt Tổng thống Putin và ủy viên về quyền trẻ em Liên bang Nga - bà Maria Lvova-Belova, với cáo buộc "có thể liên quan tội ác chiến tranh" khi đưa trẻ em từ các khu vực bị chiếm đóng của Ukraine sang Nga một cách bất hợp pháp.

Tuy nhiên, Điện Kremlin khẳng định Nga không công nhận thẩm quyền của ICC và coi các quyết định của cơ quan này là vô hiệu. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói ICC là con rối của phương Tây.

Là một nền dân chủ nằm giữa hai cường quốc Nga và Trung Quốc, Mông Cổ có mối liên hệ văn hóa chặt chẽ với Matxcơva cũng như mối quan hệ thương mại quan trọng với Bắc Kinh. Sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, Mông Cổ đã tìm cách duy trì mối quan hệ hữu nghị với cả Nga và Trung Quốc.

Mông Cổ và "Sức mạnh Siberia 2"

Mông Cổ nằm trên tuyến đường ống chính mà Nga muốn xây dựng để vận chuyển 50 tỉ m³ khí đốt tự nhiên mỗi năm từ vùng Yamal của nước này đến Trung Quốc.

Dự án này được gọi là "Power of Siberia 2" (Sức mạnh Siberia 2), là một phần trong chiến lược của Nga nhằm bù đắp phần lớn doanh số bán khí đốt bị mất mát ở châu Âu kể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra vào tháng 2-2022.

Mông Cổ chào đón ông Putin bất chấp lệnh bắt giữ của tòa ICC

Tổng thống Putin được đội danh dự mặc trang phục dân tộc chào đón tại sân bay ở thủ đô Ulaanbaatar. Mông Cổ chào đón nhà lãnh đạo Nga bất chấp lệnh bắt giữ của Tòa án hình sự quốc tế (ICC).

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn tiếp xúc song phương Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị

Trong khuôn khổ tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 và các hội nghị liên quan tại Malaysia, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có các cuộc tiếp xúc song phương với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Algeria và Úc.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn tiếp xúc song phương Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị

Nga chia sẻ với Mỹ ý tưởng mới về hòa bình cho Ukraine

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cho biết người đồng cấp Nga Sergei Lavrov đã chia sẻ một "ý tưởng mới" về Ukraine trong cuộc gặp tại Malaysia.

Nga chia sẻ với Mỹ ý tưởng mới về hòa bình cho Ukraine

Việt Nam nhấn mạnh ý nghĩa chiến lược của việc củng cố quan hệ ASEAN và các nước

Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã đưa ra các đề xuất tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN với các đối tác diễn ra ở Malaysia.

Việt Nam nhấn mạnh ý nghĩa chiến lược của việc củng cố quan hệ ASEAN và các nước

Cướp biển châu Á tăng 83%, thời buổi khó khăn nên cướp biển nhiều

Thống kê cho thấy có 95 vụ cướp biển nhắm vào tàu thuyền ở khu vực châu Á trong sáu tháng đầu năm 2025, đặc biệt tập trung ở khu vực eo biển Malacca.

Cướp biển châu Á tăng 83%, thời buổi khó khăn nên cướp biển nhiều

Houthi lại tấn công tàu hàng trên Biển Đỏ để trả đũa?

Việc Houthi tái phát động các cuộc tấn công nhằm vào tàu Magic Seas và Eternity C tại Biển Đỏ dường như gửi đi thông điệp trước cuộc gặp giữa ông Trump và ông Netanyahu, đồng thời thể hiện sự ủng hộ với Palestine.

Houthi lại tấn công tàu hàng trên Biển Đỏ để trả đũa?

Ngoại trưởng Rubio: 'Mỹ không có ý định từ bỏ vai trò tại châu Á'

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio khẳng định Washington cam kết duy trì hiện diện và tăng cường các mối quan hệ chiến lược tại châu Á - Thái Bình Dương.

Ngoại trưởng Rubio: 'Mỹ không có ý định từ bỏ vai trò tại châu Á'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar