14/03/2024 10:58 GMT+7
Trở lại chủ đề

Hy vọng với 'kỹ năng công dân số'

Thông tin Sở GD-ĐT TP.HCM thí điểm giáo dục kỹ năng công dân số cho học sinh tiểu học từ năm 2024 khiến nhiều phụ huynh vui mừng, ủng hộ.

Học sinh Trường tiểu học Nguyễn Thái Học, quận 1 sinh hoạt tập thể tại sân trường. Đây là 1 trong 44 trường được chọn thực hiện giáo dục kỹ năng công dân số từ năm học 2023-2024 - Ảnh: nhà trường cung cấp

Học sinh Trường tiểu học Nguyễn Thái Học, quận 1 sinh hoạt tập thể tại sân trường. Đây là 1 trong 44 trường được chọn thực hiện giáo dục kỹ năng công dân số từ năm học 2023-2024 - Ảnh: nhà trường cung cấp

Bởi họ biết rằng trong bối cảnh thời đại công nghiệp 4.0 như hiện nay, chắc chắn họ không thể cấm cản con em mình tiếp xúc với công nghệ thông tin - truyền thông.

Nhất là ở lứa tuổi học sinh, các em không chỉ tò mò, mong muốn khám phá và sử dụng công nghệ thông tin (CNTT) mà còn học hỏi rất nhanh, rất nhạy bén khi ứng dụng CNTT vào đời sống.

Ở lứa tuổi "ăn chưa no lo chưa tới" này, nếu không được định hướng rõ ràng, học sinh rất dễ vướng phải những rủi ro, nguy hiểm trực tuyến. Thực tế thời gian gần đây đã thể hiện rất rõ điều này.

Thay vì lên mạng tìm tài liệu, tự học... thì một số học sinh lên mạng để chat, nói xấu, "dìm hàng" bạn bè. 

Hậu quả là các em hẹn gặp nhau ở ngoài đời rồi đánh nhau, hạ nhục nhau, gây tổn thương nặng nề cho nhau không chỉ về mặt thể chất mà cả về mặt tinh thần.

Khi thấy bạn mình xô xát với nhau, khi thấy tình trạng bạo lực học đường xảy ra ngay trước mắt mình, thay vì can ngăn hay báo cho người lớn thì một số em lại xem đó là cơ hội vàng, lấy ngay điện thoại thông minh ra quay clip rồi post lên mạng và ung dung ngồi đếm like.

Cũng do thiếu kỹ năng và chưa được giáo dục đến nơi đến chốn về việc sử dụng CNTT - truyền thông đúng cách nên đã có những học sinh like, share các bài viết vô căn cứ, cổ xúy cho lối sống buông thả, dựa dẫm; cổ xúy cho tật nói tục, chửi thề...

Do đó, vấn đề đặt ra là việc giáo dục kỹ năng công dân số cho học sinh cần phải thực hiện một cách bài bản, khoa học và thực chất. Nếu học sinh được giáo dục tốt, có kỹ năng sử dụng CNTT một cách an toàn thì CNTT - truyền thông sẽ giúp ích cho các em rất nhiều trong quá trình học tập, tìm kiếm tri thức, phát triển tư duy...

Học sinh cần được học về cách sử dụng và giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của CNTT - truyền thông; cách ứng xử phù hợp trong môi trường số. Ngoài ra, các em cũng rất cần được hướng dẫn về việc ứng dụng CNTT - truyền thông trong học tập, nhất là trong quá trình tự học và sáng tạo để thực hiện những sản phẩm số...

Việt Nam đã xác định xây dựng chính phủ điện tử hướng tới việc phát triển chính phủ số, xã hội số và nền kinh tế số, nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số toàn diện trong giai đoạn 2021-2030.

Hiện nay, các ngành các cấp đều đang đẩy mạnh chuyển đổi số trên mọi "mặt trận". Dĩ nhiên, chính phủ số sẽ khó hoàn thiện nếu thiếu công dân số.

Vì vậy, việc giáo dục kỹ năng công dân số cho học sinh tiểu học - bậc học phổ thông nền tảng - là hết sức cấp thiết. Thế còn học sinh trung học? Lứa tuổi này cũng rất cần được trang bị đầy đủ năng lực số để sống trong môi trường số. Đây cũng là một trong những kỹ năng quan trọng để các em bước vào đời trong bối cảnh công nghệ đang phát triển như vũ bão hiện nay.

Khi nào thì học sinh trung học ở TP.HCM sẽ được trang bị kỹ năng công dân số?

Khi nào chương trình giáo dục kỹ năng công dân số sẽ được thực hiện trên cả nước chứ không chỉ TP.HCM?

Mong mỏi và hy vọng...

Mới cấp tiểu học đã luyện thi IELTS, có nên không?

Mới đây, một học sinh tiểu học tại TP.HCM gây xôn xao dư luận khi em đạt 7.5 IELTS. Đó không phải là trường hợp cá biệt khi ngày càng nhiều học sinh tiểu học được cha mẹ cho học, ôn luyện thi IELTS.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khi trụ sở phường xa hơn

Các thủ tục hành chính, giấy tờ đã giảm thiểu và số hóa nhiều, cũng không mấy khi có việc phải trực tiếp lên phường làm gì nữa.

Khi trụ sở phường xa hơn

Xá lợi của Đức Phật

Những ngày này, nhiều nơi đang rộn ràng lễ rước và chiêm bái xá lợi Phật - một hoạt động trong khuôn khổ Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 được tổ chức tại Việt Nam.

Xá lợi của Đức Phật

Nộp viện phí lúc nào?

Rất cần có những chính sách hỗ trợ tích cực cho bệnh viện công, nhất là khi đã có chủ trương miễn viện phí trong những năm sau 2030.

Nộp viện phí lúc nào?

Thực phẩm bẩn: Bệnh từ miệng mà ra

Những diễn biến gần đây về chất lượng vệ sinh thực phẩm cho thấy lỗ hổng trong quản lý đã lộ ra, thực phẩm bẩn, giả xuất hiện nhiều hơn.

Thực phẩm bẩn: Bệnh từ miệng mà ra

Phẩm giá qua góc nhìn của Phật giáo hôm nay

Đại lễ Vesak năm nay ở Việt Nam thật đặc biệt. Đây là đại lễ Vesak lần thứ tư mà Việt Nam được chọn làm nơi đăng cai.

Phẩm giá qua góc nhìn của Phật giáo hôm nay

Thiết kế lại 'bản thiết kế thể chế'

Việc thành lập ủy ban sửa đổi Hiến pháp là bước đi đúng đắn, có tính chiến lược. Vấn đề còn lại là phải có một tầm nhìn cải cách rõ ràng, lộ trình chặt chẽ và sự đồng thuận chính trị cao.

Thiết kế lại 'bản thiết kế thể chế'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar