02/05/2012 07:50 GMT+7

Hợp tác quân sự Mỹ - Philippines - Nhật

SƠN HÀ
SƠN HÀ

TT - Mỹ cam kết sẽ hỗ trợ Philippines xây dựng hệ thống quốc phòng đủ mạnh và tăng cường năng lực an ninh hàng hải. Mỹ và Nhật cũng sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác quân sự.

Phóng to

Tàu tuần tra lớp Hamilton đầu tiên Mỹ cung cấp cho hải quân Philippines - Ảnh: Reuters

Cuộc hội đàm 2+2 ở Washington ngày 30-4 giữa Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cùng hai người đồng cấp Philippines Albert Del Rosario và Voltaire Gazmin diễn ra đúng vào thời điểm quan hệ Philippines và Trung Quốc đang căng thẳng do cuộc đối đầu ở bãi cạn Scarborough.

Theo báo Daily Inquirer, tại cuộc hội đàm, Mỹ và Philippines đều khẳng định liên minh hai nước là “mỏ neo của hòa bình, ổn định và thịnh vượng” tại châu Á - Thái Bình Dương.

Cùng ngày, tại Washington, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng đã tiếp Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda. Hai nhà lãnh đạo cam kết sẽ tăng cường liên minh an ninh Mỹ - Nhật, mà mục tiêu, như báo Japan Times nêu rõ, là để đối phó với sự hiện diện quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc.

Hỗ trợ tuần tra hàng hải

Washington và Manila đã đạt thỏa thuận “tăng cường năng lực quốc phòng, giúp Philippines thiết lập một hệ thống phòng thủ đủ mạnh”. Mỹ và Philippines cũng cam kết sẽ hợp tác nhằm giúp Manila tăng cường năng lực và sức mạnh an ninh hàng hải, xử lý các vấn đề an ninh khu vực như đánh bắt cá trái phép, tội phạm xuyên quốc gia và thảm họa tự nhiên.

Hai nước sẽ mở rộng các hoạt động tình báo, do thám dựa trên hoạt động của hệ thống giám sát bờ biển quốc gia Philippines để “phát hiện và xử lý kịp thời các tình huống khác nhau”. Quân đội Mỹ và Philippines cũng sẽ tăng cường các cuộc tập trận chung như cuộc diễn tập “Vai kề vai” 2012. Sự hợp tác không giới hạn trong an ninh hàng hải mà mở rộng ra cả lĩnh vực chống khủng bố.

Philippines đề nghị Mỹ hỗ trợ cụ thể để tăng cường năng lực tuần tra trên biển nhằm ngăn chặn những hành vi “xâm lấn”. Tuyên bố chung hai nước cho biết trong năm nay, Mỹ sẽ cung cấp tàu tuần tra lớp Hamilton thứ hai cho Philippines. Ông Del Rosario cũng tiết lộ Manila đang tìm kiếm sự hỗ trợ của “các đối tác quốc tế khác”.

Về hợp tác Mỹ - Nhật, Kyodo News cho biết quân đội Mỹ và lực lượng phòng vệ Nhật Bản (SDF) sẽ tăng cường các hoạt động do thám, giám sát, tập trận chung, chia sẻ các cơ sở quân sự của hai nước. Mục tiêu là gia tăng sự linh hoạt và chủ động của quân đội hai nước ở khu vực tỉnh Okinawa và quần đảo Nansei.

Reuters cho biết sau cuộc gặp với ông Noda, Tổng thống Mỹ Obama nhấn mạnh mọi chiến lược của Mỹ đều không nhằm kiềm chế Trung Quốc mà “muốn đảm bảo rằng Trung Quốc là một phần của cộng đồng quốc tế mở rộng. Ở đó mọi quy tắc, luật lệ chung phải được tôn trọng để mọi quốc gia cùng phát triển”.

Đối phó với Trung Quốc

Trong lúc cuộc hội đàm Mỹ - Philippines đang diễn ra tại Washington thì tại Manila, Tổng thống Philippines Benigno Aquino khẳng định Philippines sẽ tiếp tục vận dụng mọi công cụ luật pháp và ngoại giao để xử lý tranh chấp với Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough. Trước đó, Bắc Kinh đã bác bỏ đề nghị đưa cuộc xung đột ở Scarborough ra Tòa án luật biển quốc tế hoặc các diễn đàn quốc tế khác. Dù vậy, ông Aquino yêu cầu các cơ quan nhà nước tiếp tục thu thập đầy đủ bằng chứng về các hành vi gây hấn của tàu Trung Quốc để đâm đơn kiện lên tòa án quốc tế.

“Biện pháp này sẽ nhắc nhở Trung Quốc rằng chúng ta đang sống trong thời đại mà mọi xung đột, bất đồng giữa các quốc gia có thể được giải quyết bằng luật quốc tế - Philippines Star dẫn lời nghị sĩ Rex Gatchalian khẳng định - Hiện tại rõ ràng Bắc Kinh đang dùng sức mạnh để bắt nạt Manila”. Các nghị sĩ Philippines cũng kêu gọi chính phủ sớm vận động ASEAN đưa ra Quy tắc ứng xử của các bên trên biển Đông (COC).

Trong khi đó ở Nhật, chính quyền Tokyo đang tăng cường phòng thủ ở bốn đảo Ishi-gaki, Yonaguni, Miyako và Iriomotejima nhằm ngăn chặn nguy cơ bị xâm lấn. Báo Mainichi cho biết SDF đã thành lập một đội phòng không giám sát bờ biển, có chức năng như một đơn vị quân sự phản ứng nhanh nhằm bảo vệ các đảo không có người ở của Nhật. Tháng 12-2011, Nhật và Mỹ đã tập trận theo kịch bản giành lại một đảo phía nam của Nhật bị kẻ thù chiếm đóng. Nhật cũng đang tiếp tục chiến dịch khẳng định chủ quyền bằng việc đặt tên cho những hòn đảo không có người ở.

Trên trang Eurasia Review, giáo sư khoa học chính trị Richard Rousseau thuộc ĐH Khazar (Azerbaijan) nhận định cách hành xử của Trung Quốc trong tranh chấp biển đảo với các nước láng giềng là một hình thức “chủ nghĩa đế quốc mềm”. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi các nước láng giềng đang tìm cách chống lại sức mạnh quân sự của Trung Quốc.

SƠN HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điện đàm Trump - Putin: Sức ép từ châu Âu

Các lãnh đạo châu Âu đồng loạt vận động Tổng thống Mỹ Donald Trump trước cuộc điện đàm quan trọng với ông Putin ngày 19-5, nhằm tránh nguy cơ Washington thỏa hiệp với Matxcơva mà phớt lờ lợi ích của Ukraine.

Điện đàm Trump - Putin: Sức ép từ châu Âu

Nhóm người di cư đầu tiên nhận trợ cấp 1.000 USD, 'tự trục xuất' khỏi nước Mỹ

64 người di cư đã nhận 1.000 USD/người và 'tự trục xuất' khỏi Mỹ trên chuyến bay đến Honduras và Colombia, với cam kết có thể quay lại Mỹ hợp pháp trong tương lai.

Nhóm người di cư đầu tiên nhận trợ cấp 1.000 USD, 'tự trục xuất' khỏi nước Mỹ

Ông Trump: Tôi rất ngạc nhiên khi công chúng không được thông báo sớm về bệnh ung thư của ông Biden

Ông Trump cho rằng phải mất thời gian thì căn bệnh ung thư tuyến tiền liệt của ông Biden mới đến giai đoạn nặng, và 'ngạc nhiên khi công chúng không được thông báo sớm hơn' về tình trạng của cựu tổng thống.

Ông Trump: Tôi rất ngạc nhiên khi công chúng không được thông báo sớm về bệnh ung thư của ông Biden

Điện đàm hơn 2 tiếng, ông Trump và ông Putin đã thảo luận những gì?

Nga hé lộ mở đầu điện đàm, ông Putin đã chúc mừng ông Trump đón đứa cháu thứ 11. Tổng thống Nga khẳng định vai trò của ông Trump, nhấn mạnh Nga sẵn sàng làm việc với Ukraine về bản ghi nhớ cho hiệp ước hòa bình.

Điện đàm hơn 2 tiếng, ông Trump và ông Putin đã thảo luận những gì?

Hậu điện đàm Trump - Putin, ông Zelensky khẳng định không rút quân khỏi 4 vùng Nga sáp nhập

Ông Zelensky khẳng định sẽ không rút quân khỏi 4 vùng phía đông Ukraine mà Nga sáp nhập, đề nghị được nêu quan điểm về bản ghi nhớ hòa bình với Nga, đồng thời tuyên bố EU sẽ áp thêm trừng phạt lên Nga.

Hậu điện đàm Trump - Putin, ông Zelensky khẳng định không rút quân khỏi 4 vùng Nga sáp nhập

Tin tức thế giới 20-5: Tuyên bố của ông Putin và ông Trump sau điện đàm về Ukraine

Ông Trump nói Nga và Ukraine sẽ bắt đầu đàm phán ngừng bắn "ngay lập tức"; Ông Putin khẳng định Nga sẵn sàng làm việc với Ukraine.

Tin tức thế giới 20-5: Tuyên bố của ông Putin và ông Trump sau điện đàm về Ukraine
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar