30/03/2025 19:28 GMT+7

Hóng drama đêm khuya tác động mạnh đến tâm lý giới trẻ

Hóng drama có thể gây lo âu, mất niềm tin vào xã hội. Giới trẻ dễ bị cuốn vào tin tức giật gân, ảnh hưởng đến học tập, công việc và khả năng giao tiếp.

Hóng drama đêm khuya tác động mạnh đến tâm lý giới trẻ - Ảnh 1.

TS Lê Thị Lâm, giảng viên khoa tâm lý - giáo dục - công tác xã hội, Trường đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng - Ảnh: NVCC

Chuyên gia - TS Lê Thị Lâm của Đại học Đà Nẵng cảnh báo việc hóng drama liên tục có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý, công việc và mối quan hệ xã hội.

Hóng drama đêm khuya gây ảnh hưởng tâm lý

Nhiều người cho rằng việc hóng drama, đặc biệt là các câu chuyện tình ái, có thể giúp giải trí, giảm stress sau những giờ làm việc căng thẳng, đồng thời mang lại bài học kinh nghiệm tình cảm từ thực tế. Ngoài ra, đây cũng là cách kết nối bạn bè qua các cuộc thảo luận sôi nổi.

TS Lê Thị Lâm, giảng viên khoa tâm lý - giáo dục - công tác xã hội, Trường đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng, nhận định một số người có thể khai thác những câu chuyện trên mạng để hiểu thêm về tâm lý, xã hội, hoặc phục vụ cho công việc sáng tạo nội dung.

Tuy nhiên, nếu không có sự tiết chế và định hướng rõ ràng, việc này có thể khiến người trẻ lệ thuộc vào thông tin bên ngoài, thay vì tập trung vào những điều thực sự quan trọng với bản thân.

Theo TS Lâm, tiếp xúc liên tục với những nội dung tiêu cực dễ làm tăng căng thẳng, lo âu, thậm chí dẫn đến cảm giác bất an, mất niềm tin vào xã hội. Sự lặp đi lặp lại của những câu chuyện tiêu cực khiến tư duy trở nên hoài nghi, bi quan, nhìn cuộc sống qua lăng kính mâu thuẫn và xung đột.

Bên cạnh đó, tin tức giật gân còn dễ khiến não bộ "nghiện" các kích thích mạnh, làm suy giảm khả năng tập trung và tư duy sâu sắc. 

Thay vì dành thời gian cho những nội dung có giá trị, người trẻ dễ bị cuốn vào các cuộc tranh luận vô thưởng vô phạt, dần mất khả năng phân tích khách quan và tư duy phản biện.

"Một thực trạng đáng lo ngại khác là nhiều người đang dần đánh mất khả năng kiểm soát việc tiếp nhận thông tin, để mạng xã hội chi phối cảm xúc và suy nghĩ.

Họ dành quá nhiều thời gian để hóng hớt, tranh luận về những vấn đề không liên quan đến bản thân, dẫn đến sao nhãng việc học tập, công việc và các kế hoạch quan trọng.

Thói quen trì hoãn, thiếu chủ động dần hình thành, khiến họ chỉ dừng lại ở việc quan sát thay vì tự hành động để thay đổi hoặc phát triển bản thân.

Ngoài ra, khi quen với những cuộc cãi vã trên mạng, một số người có thể mang theo tâm lý đối đầu vào các mối quan hệ ngoài đời, trở nên dễ cáu gắt, thiếu kiên nhẫn và khó xây dựng kết nối lành mạnh với người xung quanh. 

Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn làm suy giảm khả năng giao tiếp, hợp tác - những kỹ năng quan trọng trong công việc và xã hội", TS Lâm cho hay.

Thay vì hóng drama đêm khuya, hãy cứu lấy sức khỏe của chính mình

TS Lâm đưa ra lời khuyên thay vì để thời gian trôi qua trong những cuộc tranh luận vô nghĩa, người trẻ có thể tìm kiếm cách sử dụng thời gian hiệu quả hơn.

Học cách chọn lọc thông tin, tiếp nhận tin tức có ý thức giúp người trẻ tránh khỏi ảnh hưởng tiêu cực từ mạng xã hội. Giới hạn thời gian sử dụng, ưu tiên những nội dung mang tính giáo dục, truyền cảm hứng có thể giúp cân bằng tâm lý và nâng cao tư duy.

Ngoài ra, thay đổi cách giải trí cũng là một giải pháp quan trọng. Thay vì lướt mạng vô định, người trẻ có thể tận dụng thời gian rảnh để học một kỹ năng mới, rèn luyện thể chất, tham gia các hoạt động xã hội hoặc đơn giản là dành thời gian cho gia đình, bạn bè.

Những lựa chọn này không chỉ giúp giải tỏa căng thẳng mà còn mang lại giá trị lâu dài, giúp họ phát triển bản thân bền vững.

Cuối cùng, điều quan trọng nhất là rèn luyện tư duy chủ động. Thay vì bị cuốn theo những luồng thông tin tiêu cực, hãy đặt câu hỏi: "Điều này có thực sự mang lại giá trị cho mình không?".

Khi kiểm soát được cách tiếp nhận thông tin, người trẻ sẽ không còn bị động trong thế giới ảo mà thay vào đó có thể làm chủ cuộc sống của chính mình.

Vũ trụ drama, hành tinh hóng hớt

Những người này không biết sẽ sống ra sao nếu một ngày không có drama.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Từ tự ti tiếng Anh đến phiên dịch cuộc thi sắc đẹp quốc tế

Trở thành phiên dịch tại cuộc thi Hoa hậu sắc đẹp quốc tế (Miss Charm) từ năm 2 đại học, Phạm Thị Kiều Oanh (22 tuổi) đã không ngừng nỗ lực trau dồi ngoại ngữ, chia sẻ tri thức với trẻ em vùng cao qua những lớp học tiếng Anh.

Từ tự ti tiếng Anh đến phiên dịch cuộc thi sắc đẹp quốc tế

Sinh viên tình nguyện mong tận tay trao quà cho bệnh nhi ung thư

Sau buổi gặp gỡ và ghi lại những điều ước của các bệnh nhi ung thư hôm 21 và 22-5, nhiều tình nguyện viên chương trình “Ước mơ của Thúy” xúc động chia sẻ mong muốn được trở lại, tự tay trao món quà cho các em.

Sinh viên tình nguyện mong tận tay trao quà cho bệnh nhi ung thư

Doanh nghiệp mong sinh viên 'chủ động' khi phỏng vấn

Ngày 23-5, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam đã tổ chức Ngày hội việc làm VYA năm 2025 với sự tham gia của 20 cơ quan, doanh nghiệp và trên 5.000 sinh viên.

Doanh nghiệp mong sinh viên 'chủ động' khi phỏng vấn

Nữ sinh lớp 8 bị sóng cuốn ra xa, chàng trai trẻ lao ra cứu thành công

Phát hiện một nữ sinh bị sóng cuốn ra xa và chới với, một thanh niên tại xã Ngư Thủy Bắc (Lệ Thủy, Quảng Bình) đã lao ra cứu.

Nữ sinh lớp 8 bị sóng cuốn ra xa, chàng trai trẻ lao ra cứu thành công

238 thí sinh tranh tài tại cuộc thi STEM Robotics Đồng Nai

Hàng trăm học sinh, huấn luyện viên và giáo viên hào hứng tham gia tại cuộc thi STEM Robotics tỉnh Đồng Nai năm 2025.

238 thí sinh tranh tài tại cuộc thi STEM Robotics Đồng Nai

4 kỹ năng dân công sở đang mai một

Thời điểm mà cùng với việc tái cấu trúc nơi làm việc còn là sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo cùng các xu hướng văn hóa, xã hội, công nghệ thay đổi nhanh chóng thì đâu đó những kỹ năng quan trọng nhất, mang đậm chất con người nhất cũng đang bị đe dọa.

4 kỹ năng dân công sở đang mai một
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar