22/03/2020 09:35 GMT+7
Trở lại chủ đề

Honeyland - Phim tài liệu kỳ tích chưa từng có trong lịch sử Oscar

LÂM LÊ
LÂM LÊ

TTO - Kể lại mối quan hệ cộng sinh giữa con người và thiên nhiên hoang dã, Honeyland là bộ phim tài liệu tuyệt vời làm nên kỳ tích chưa từng có trong lịch sử Oscar.

Honeyland -  Phim tài liệu kỳ tích chưa từng có trong lịch sử Oscar - Ảnh 1.

Honeyland là một bộ phim tài liệu vừa tự nhiên vừa siêu thực, đẹp như một bức tranh kể về mối quan hệ cộng sinh và cuộc đấu tranh sinh tồn giữa con người với thiên nhiên hoang dã - Ảnh: IMDb

Không chỉ tranh giải Oscar cho phim tài liệu dài, Honeyland còn lọt vào top 5 phim quốc tế hay nhất tại mùa giải Oscar 2020.

Ở một vùng đất bán sa mạc xa xôi hẻo lánh nằm ở nước Cộng hòa Bắc Macedonia, có một người phụ nữ nuôi ong truyền thống cuối cùng ở châu Âu. Nhưng cuộc sống trên vùng đất ngọt ngào và cô độc đó có nguy cơ bị phá vỡ...

Trailer Honeyland

"Một nửa của tao, một nửa của chúng mày"

Hatidze Muratova tầm ngoài 40 tuổi, không chồng con, sống với bà mẹ già bị liệt và mù một mắt, một con chó săn và ba chú mèo nhỏ trong một căn nhà nhỏ được xây bằng đá, không điện, không nước máy giữa bốn bề hoang vu. Kế sinh nhai duy nhất của cô là đàn ong làm tổ trên một vách núi.

Đến mùa thu hoạch, cô băng qua con đường mòn ở vùng đất bán sa mạc rồi bám theo vách núi, thu hoạch những tầng sáp ong đầy mật ngọt. Để "trả ơn" cho đàn ong, mỗi khi thu hoạch, cô hát cho chúng nghe và chỉ lấy một nửa. "Một nửa cho tao, một nửa cho chúng mày" - cô thì thầm với đàn ong, đổ mật ra đá cho chúng rồi mới mang mật ong về nhà.

Honeyland -  Phim tài liệu kỳ tích chưa từng có trong lịch sử Oscar - Ảnh 3.

Cảnh phim Honeyland

Từ số lượng mật ong nguyên chất đó, cô đóng thành thành phẩm rồi đi bộ, đi tàu, rồi tiếp tục đi bộ tổng cộng 4 tiếng đến chợ, bán cho những người dân ở thành thị rồi mua nhu yếu phẩm cho hai mẹ con.

Trong ngôi nhà nhỏ, ta thấy hình ảnh hai người phụ nữ nương tựa vào nhau. Cách họ trò chuyện hơi chỏng lỏn, đôi khi cáu gắt từ phía Hatidze, nhưng người xem luôn cảm nhận được sự quan tâm và tình yêu của cô dành cho người mẹ của mình.

Sử dụng phong cách làm phim tài liệu trực tiếp kiểu Varan - không dàn dựng, không phỏng vấn - máy quay của hai nhà làm phim tài liệu Tamara Kotevska và Ljubomir Stefanov luôn ở đằng sau hoặc bám theo từng bước chân của Hatidze để ghi lại những hình ảnh sinh hoạt của cô một cách tự nhiên và sống động nhất.

Honeyland -  Phim tài liệu kỳ tích chưa từng có trong lịch sử Oscar - Ảnh 4.

Cảnh phim Honeyland

Những hình ảnh về cuộc sống của hai mẹ con người săn ong mang đến một thông điệp giản dị về mối quan hệ giữa con người và thế giới tự nhiên mà chúng ta từng sống từ thời nguyên thủy. Đó nhất định phải là một mối quan hệ cộng sinh, như cách Hatidze đối xử với đàn ong, "một nửa của tao, một nửa của chúng mày".

Chân dung người hàng xóm

Thế nhưng cuộc sống bình yên của hai mẹ con Hatidze bị phá vỡ hoàn toàn khi một gia đình du mục ồn ào đến ngôi làng với dự định dựng trại và sinh sống ở đây.

Sự xuất hiện của gia đình vợ chồng người hàng xóm cùng đàn con 7 đứa của họ đã làm đảo lộn hoàn toàn cuộc sống, đe dọa kế sinh nhai của Hatidze nhưng đồng thời cũng là phần làm nên sự hài hước cho bộ phim.

Honeyland -  Phim tài liệu kỳ tích chưa từng có trong lịch sử Oscar - Ảnh 5.

Cảnh phim Honeyland

Từ một gia đình chăn nuôi gia súc với đàn bò lên đến cả trăm con, vợ chồng người hàng xóm bắt đầu nảy sinh lòng tham khi thấy Hatidze thu hoạch ong khá dễ dàng và cô cũng không ngần ngại chia sẻ bí quyết nuôi ong của mình.

Khi được một thương gia thành phố "đặt hàng" đến 200 lít mật ong nguyên chất với một lít lên đến 16 euro, vợ chồng gia đình hàng xóm quyết định bắt ong hoang dã về nuôi tại nhà. Và để thu hoạch đạt "chỉ tiêu", bọn họ không ngần ngại thu hoạch sớm, khiến các tầng sáp ong bị sụp đổ và cho ít mật.

Họ cũng tham lam không để lại "một nửa" cho đàn ong, khiến chúng không thể cho lượng mật tiếp theo. Trái ngược với Hatidze, cách khai thác không tôn trọng tự nhiên của gia đình hàng xóm khiến đàn ong nổi giận, đốt những đứa trẻ và cuối cùng bỏ đi hết. Đàn gia súc của họ cũng bị dịch bệnh lăn ra chết khiến bọn họ phải tiếp tục cuộc sống du mục ở vùng đất khác.

Honeyland -  Phim tài liệu kỳ tích chưa từng có trong lịch sử Oscar - Ảnh 6.

Cảnh phim Honeyland

Ở phần cuối của bộ phim tài liệu dung dị này, hai đạo diễn đã mang đến cho người xem những khoảnh khắc nhói lòng, khi Hatidze đối mặt với biến cố lớn nhất trong cuộc đời của cô...

Những bộ phim tài liệu hiếm hoi như Honeyland cho người xem thứ điện ảnh đa sắc màu, vừa chân thực vừa kỳ diệu và quan trọng là mang đến cho chúng ta những trải nghiệm về cuộc sống nguyên bản và nguyên thủy, không bị tác động của đời sống hiện đại và công nghệ.

Kỳ tích Oscar và 32 giải thưởng

honeyland shutterstock_editorial_10550342u (read-only)

Hai đạo diễn của phim Honeyland: Ljubomir Stefanov (phải) và Tamara Kotevska tại lễ trao giải Oscar 2020 - Ảnh: SHUTTERSTOCK

Bộ phim tài liệu Honeyland của Cộng hòa Bắc Macedonia là thành quả của hai nhà làm phim tài liệu Tamara Kotevska và Ljubomir Stefanov.

Ban đầu họ chỉ có ý định làm một phim tài liệu ngắn về sự bảo tồn của những người nuôi ong hoang dã cuối cùng ở ngôi làng hẻo lánh của đất nước nhỏ bé này.

Nhưng rồi sau ba năm ăn dầm ở dề với hai mẹ con Hatidze Muratova - nữ nhân vật chính của bộ phim, họ đã ghi lại được hơn 400 giờ phim tư liệu và sau đó dựng lại thành một bộ phim dài 93 phút.

Ngoài hai đề cử mang tính lịch sử tại Oscar, Honeyland còn đoạt 32 giải thưởng và 47 đề cử khác tại các LHP khắp thế giới.

In the Fade: Cái kết của sự cuồng tín và thù hận

TTO - Là một bộ phim nặng nề, đôi lúc ngạt thở, nhưng In the Fade (Tan biến) hoàn toàn đáng xem trong một thế giới chia rẽ, bất ổn, lắm cuồng tín và nhiều thù hận ngày nay.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thế giới khủng long dẫn đầu phòng vé, áp đảo Điều ước cuối cùng

Ngôi vương phòng vé của Thế giới khủng long: Tái sinh có thể không giữ được lâu khi cuối tuần tới có hai đối thủ nặng ký ra rạp là Superman và phim hoạt hình Việt Nam - Wolfoo: Cuộc đua tam giới.

Thế giới khủng long dẫn đầu phòng vé, áp đảo Điều ước cuối cùng

Nam vương quốc tế người Thái mê bánh mì, có thể ăn 2 tô bún bò

Nam vương Du lịch Thế giới 2023 Knot Thiraphat đến từ Thái Lan có một tuần trải nghiệm ẩm thực và khám phá TP.HCM, Lâm Đồng nhân chuyến công tác Việt Nam.

Nam vương quốc tế người Thái mê bánh mì, có thể ăn 2 tô bún bò

Hoa hậu Doanh nhân Hòa bình 2025 chung kết 20 thí sinh, trao 20 giải

Cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân Hòa bình 2025 với sự tranh tài của top 20. Ban tổ chức trao 1 giải hoa hậu, 6 giải á hậu và 13 giải thưởng phụ.

Hoa hậu Doanh nhân Hòa bình 2025 chung kết 20 thí sinh, trao 20 giải

Điều ước cuối cùng: Phim Việt hiếm hoi về tình dục, có đáng bị phê tục tĩu?

'Điều ước cuối cùng' là phim Việt hiếm hoi nói thẳng và khá trần trụi về tình dục, nhưng bộ phim có tục tĩu và phản cảm như một số bình luận trên mạng xã hội?

Điều ước cuối cùng: Phim Việt hiếm hoi về tình dục, có đáng bị phê tục tĩu?

Đến lượt Linh Chi lý giải hình ảnh 'bạch tuộc' gây tranh cãi

Linh Chi cho biết ví von bạch tuộc là biểu tượng của phụ nữ vì muốn nhấn mạnh tinh thần mạnh mẽ, linh hoạt và đầy bản lĩnh của phụ nữ hiện đại.

Đến lượt Linh Chi lý giải hình ảnh 'bạch tuộc' gây tranh cãi

Linh Chi ví ‘bạch tuộc là biểu tượng của người phụ nữ’, ban tổ chức giờ mới lên tiếng

‘Linh Chi dám nghĩ dám nói nhưng chưa đủ bản lĩnh phản biện và bảo vệ điều mình nói có lý nên chỉ đoạt danh hiệu á hậu 1’. Đây là phản hồi của ban tổ chức Hoa hậu Biển Việt Nam Toàn cầu 2025, cả tuần sau đêm chung kết.

Linh Chi ví ‘bạch tuộc là biểu tượng của người phụ nữ’, ban tổ chức giờ mới lên tiếng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar