01/07/2025 20:06 GMT+7
Trở lại chủ đề

Hỗn loạn chuyện nhập tịch cầu thủ: Do 'luật ông bà'?

Nếu ở Indonesia chuyện nhập tịch chỉ mới tạo nên tranh cãi, thì khi sang Malaysia chiến lược này bắt đầu để lại các khoảng tối tạo nên sự nghi ngờ. Mọi chuyện ngày càng trở nên hỗn loạn.

nhập tịch - Ảnh 1.

Malaysia gây sốt với dàn cầu thủ nhập tịch... trông khác xa người bản địa - Ảnh: FAM

Sơ hở của "luật ông bà"

Khi Malaysia giới thiệu dàn cầu thủ nhập tịch mới toanh 1 tháng trước, người hâm mộ bắt đầu đàm tiếu, nghi ngờ về mối liên hệ huyết thống thực thụ của những ngôi sao này. 

Từ Facundo Garces (người nằm trong vòng xoáy tranh cãi thời gian qua) cho đến Morales, Hevel..., các CĐV bóng đá khu vực bình luận: "Sao những cầu thủ tóc vàng, mắt xanh, da trắng này chẳng có chút gì của... người Malaysia".

Thật ra, đó là một cách nhìn nhận hoàn toàn cảm tính. Đặc điểm ngoại hình phần lớn dựa trên gene di truyền - ngành khoa học cực kỳ phức tạp mà hầu hết người bình thường không thông hiểu.

Lấy ví dụ như Jaylin Williams - VĐV gốc Việt lãnh lương cao nhất thế giới hiện tại. Cầu thủ bóng rổ này có bà ngoại là người Việt Nam nhưng cao đến 2,06m, nặng 109kg, và mang ngoại hình của một người Mỹ gốc Phi điển hình. 

nhập tịch - Ảnh 2.

Dù có muốn, Jaylin Williams (áo xanh) cũng không thể dễ dàng khoác áo tuyển bóng rổ Việt Nam chỉ nhờ vào huyết thống của bà ngoại - Ảnh: NBA

Nếu Liên đoàn Bóng rổ thế giới (FIBA) áp dụng luật nhập tịch như FIFA, Jaylin về lý thuyết có thể khoác áo tuyển bóng rổ Việt Nam. Khi đó người hâm mộ sẽ nghĩ gì?

Nhưng lý thuyết đó không tồn tại bởi về luật lệ, FIBA không chấp nhận cho phép một VĐV nhập tịch nếu huyết thống xa hơn 1 đời. 

Cụ thể hơn, để thi đấu cho một quốc gia, FIBA yêu cầu VĐV hoặc phải có quốc tịch quốc gia đó, hoặc có cha mẹ sinh ra tại quốc gia đó. 

Trong làng thể thao đỉnh cao, những gì FIFA đang áp dụng gọi nôm na là "luật ông bà", cho phép cầu thủ nhập tịch một quốc gia chỉ với điều kiện đơn giản là có ông hoặc bà (nội, ngoại đều được) sinh ra tại quốc gia đó.

Năm 2007, chủ tịch FIFA khi đó là ông Sepp Blatter từng cảnh cáo về làn sóng nhập tịch như sau: "Nếu không ngăn cản trò hề này lại, chúng ta sẽ sớm thấy những đội tuyển toàn người Brazil tại World Cup".

Điều ông Blatter ám chỉ khi đó là sự lỏng lẻo trong việc nhập tịch những cầu thủ không hề có huyết thống liên quan. Quả nhiên không lâu sau đó, FIFA sớm thắt chặt đối tượng này bằng quy định "5 năm sinh sống tại quốc gia muốn nhập tịch".

Bằng quy định này, FIFA đã thành công dựng lên rào cản với các quốc gia giàu có như Trung Quốc, Qatar, UAE... Họ khó lòng dùng tiền để mua "quốc tịch" cho những ngôi sao nước ngoài một cách chóng vánh. Khoảng thời gian 5 năm là rào cản rất lớn. 

Nhưng con đường nhập tịch thứ 2, thông qua "luật ông bà" lại đang bắt đầu tạo nên tranh cãi. 

Không phải ai cũng dễ dãi như FIFA

Đây được xem là một trong những quy định mở nhất trong các liên đoàn thể thao lớn trên thế giới. Chỉ cần chứng minh được mối liên hệ huyết thống cách đến 2 đời, cầu thủ có thể đại diện cho một đất nước mà mình chưa từng sinh sống hay gắn bó.

Quy định tưởng như hợp lý này lại đang tạo ra kẽ hở nghiêm trọng. Bởi lẽ xác minh huyết thống đến thế hệ ông bà không hề đơn giản, đặc biệt với những quốc gia có lịch sử biến động hoặc lưu trữ dân sự yếu kém. 

Những cầu thủ như Garces, Morales có ông bà sinh trưởng từ những năm thập niên 1930-1950, và thật sự không dễ dàng gì để xác thực giấy tờ quãng thời gian gần trăm năm về trước. 

Không có thông tin nào cho thấy FIFA có bộ phận chuyên trách độc lập cho việc xác minh giấy tờ ở cấp độ này. Dễ hiểu vì sao dư luận lại tỏ ra nghi ngờ tính hợp lệ của những ngôi sao nhập tịch Malaysia. 

nhập tịch - Ảnh 3.

Dàn ngoại binh nhập tịch của Malaysia - Ảnh: FAM

Trong khi đó, nhiều liên đoàn thể thao khác lại tỏ ra thận trọng hơn. Liên đoàn Bóng rổ thế giới (FIBA) không chấp nhận trường hợp ông bà là căn cứ nhập tịch. 

Cầu thủ chỉ được thi đấu cho một đội tuyển nếu có cha hoặc mẹ là công dân quốc gia đó, và việc nhập tịch sau tuổi 16 chỉ cho phép duy nhất một người ra sân trong cùng thời điểm tại các giải đấu lớn. 

World Aquatics - liên đoàn quản lý các môn thể thao dưới nước và World Athletics - cơ quan phụ trách điền kinh, cũng chỉ công nhận quốc tịch nếu VĐV cư trú thực tế ít nhất ba năm. Những liên đoàn này không sử dụng điều kiện huyết thống đến hai đời, tránh được phần lớn các tranh cãi về xác minh gốc gác.

Với đà nhập tịch của Indonesia và Malaysia, mang về trọn vẹn một đội bóng chỉ trong vòng 1-2 năm, những tranh cãi sẽ ngày càng nhiều, và mọi chuyện có thể rơi vào vòng xoáy hỗn loạn. Đã đến lúc FIFA phải xem xét lại những quy định vốn tưởng chừng hợp lý của mình.

Indonesia trả giá cho chính sách nhập tịch ồ ạt

Việc hàng loạt ngôi sao nhập tịch của tuyển Indonesia lâm cảnh thất nghiệp trong tháng 6 này cho thấy mặt trái đầu tiên, mà nền bóng đá xứ vạn đảo phải gánh chịu cho chính sách nhập tịch ồ ạt.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam lần thứ 4 tổ chức giải bóng đá công an, cảnh sát Đông Nam Á

Sáng 2-7, tại trụ sở Bộ Công an (Hà Nội) đã diễn ra họp báo công bố Giải bóng đá Công an, Cảnh sát các nước ASEAN mở rộng 2025.

Việt Nam lần thứ 4 tổ chức giải bóng đá công an, cảnh sát Đông Nam Á

Điều gì đang xảy ra ở Wimbledon 2025?

Tổng cộng 23 tay vợt hạt giống ở hai nội dung đơn nam và đơn nữ bị loại ngay trong vòng đấu đầu tiên của Wimbledon 2025.

Điều gì đang xảy ra ở Wimbledon 2025?

Zverev cần điều trị tâm lý sau khi bị loại sốc ở vòng 1 Wimbledon

Alexander Zverev thừa nhận phải cần đến liệu pháp điều trị tâm lý để vượt qua cú sốc bị loại ngay vòng 1 Wimbledon 2025.

Zverev cần điều trị tâm lý sau khi bị loại sốc ở vòng 1 Wimbledon

Người Brazil giỏi đấu võ đài chẳng kém đá bóng

Ở môn bóng đá, vị thế của người Brazil có thể đang ngày càng bị lung lay. Nhưng trên võ đài, BJJ (nhu thuật Brazil) vẫn luôn giữ được ngôi vị vô cùng vững chắc.

Người Brazil giỏi đấu võ đài chẳng kém đá bóng

Thể Công - Viettel lên tiếng vụ Đức Chiến 'hờn dỗi'

Sáng 2-7, CLB Thể Công - Viettel chính thức đưa ra thông tin về vụ thanh lý hợp đồng sớm với tiền vệ Nguyễn Đức Chiến.

Thể Công - Viettel lên tiếng vụ Đức Chiến 'hờn dỗi'

Sinner: ‘Mọi người nhìn tôi bằng ánh mắt khác lắm’

Sau chiến thắng tại vòng 1 Wimbledon vào tối 1-7, Jannik Sinner lần đầu trải lòng về án phạt doping từng gây chấn động.

Sinner: ‘Mọi người nhìn tôi bằng ánh mắt khác lắm’
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar