26/04/2025 11:35 GMT+7

Hồn gốm Bát Tràng kể chuyện lịch sử

Một thế hệ nghệ nhân trẻ của làng gốm Bát Tràng vẫn miệt mài sáng tạo, thổi hồn cho sản phẩm đặc trưng quê mình.

gốm bát tràng - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - đại tướng Phan Văn Giang (thứ hai từ trái qua) tham quan không gian triển lãm các tác phẩm lịch sử bằng gốm sứ của dự án - Ảnh: L.Đ.KHOA

Không chỉ kế thừa tinh hoa nghề truyền thống, họ đang trong vai những người kể chuyện đặc biệt từ chính đôi tay tài hoa và trái tim nhiệt huyết của nghệ nhân trẻ.

"Tri ân lịch sử dân tộc trên gốm sứ", dự án ra đời giữa không khí hào hùng của cả nước đang hướng về 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4). Qua đôi tay của các nghệ nhân trẻ, nhiều tác phẩm gốm sứ độc đáo, thấm đẫm tinh thần yêu nước.

Các sản phẩm vừa được giới thiệu trong không gian nghệ thuật đặc biệt tại sự kiện "Hẹn ước Bắc Nam" mới đây tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội). Và các tác phẩm ấy sẽ tiếp tục được trưng bày tại triển lãm "Không gian du lịch, di sản văn hóa, danh thắng và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam" tại TP Huế từ 27-4 đến 2-5.

Hồn gốm tình người

Dự án này là ý tưởng ấp ủ và thành hình của các nghệ nhân được sinh ra trong thời bình Vũ Đình Mạnh, Vũ Văn Đức, Phạm Văn Hợi, Nguyễn Văn Hưng, Phạm Minh Quang, Nguyễn Văn Phước và Nguyễn Huy Hoàng. Họ bảo được sinh ra và lớn lên trong hòa bình đã là một may mắn trong đời khi sự bình yên ấy đã được đánh đổi bằng xương máu của biết bao thế hệ đi trước.

"Niềm tin ấy khiến họ luôn trăn trở tìm cách làm sao có thể lột tả lòng biết ơn sâu sắc ấy một cách ý nghĩa nhất" - anh Vũ Đình Mạnh nói, đôi mắt ánh lên niềm vui.

Những đường nét hoa văn cổ vốn luôn có sức hút với các nghệ nhân làng gốm. Với họ, gốm sứ không chỉ là một nghề mà trở thành thứ ngôn ngữ đặc biệt mà họ muốn dùng để kể lại những câu chuyện lịch sử hào hùng về cha ông theo cách riêng của họ.

Các nghệ nhân trẻ Bát Tràng không chọn cách tái hiện sự kiện bằng những đường nét khô khan. Họ muốn góp phần thổi vào mỗi tác phẩm gốm sứ hơi thở thời cuộc. 

Bằng hồn đất dung dị quê mình, họ tạo tác phẩm hình tượng Quốc Tổ Hùng Vương uy nghiêm, tái hình khí thế Bạch Đằng Giang dậy sóng đến tinh thần "Nam quốc sơn hà" bất diệt. Không chỉ là sự dày công nghiên cứu mà còn là kỹ thuật chế tác điêu luyện để khách tham quan cảm nhận được cái hồn của từng câu chuyện qua mỗi tác phẩm.

"Để tải được cái thần của lịch sử, chúng tôi tìm đọc sách, xem tư liệu và còn tìm về cội nguồn", nghệ nhân Nguyễn Văn Hưng tâm sự. Cách các anh tìm về cội nguồn chính là cẩn trọng mang đất và nước thiêng từ Đền Hùng về rồi hòa vào nguyên vật liệu khi chế tác sản phẩm.

"Chúng tôi muốn mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ cảm nhận lịch sử một cách sống động bằng cách chuyển tải khác ngoài những trang sách. Chúng tôi tạo ra các sản phẩm mang hồn thiêng sông núi", anh Hùng nói thêm.

Sáng tạo trên gốm cũng giống như đối thoại với lịch sử. Chúng tôi không chỉ tái hiện mà còn trò chuyện, đặt câu hỏi và tìm kiếm ý nghĩa mới trong những sự kiện đã qua khi làm dự án này.
Nghệ nhân VŨ VĂN ĐỨC

Sáng tạo không giới hạn

Có thể nói toàn bộ các tác phẩm của dự án được chế tác với sức sáng tạo không giới hạn. Vượt khỏi ranh giới bó buộc theo khuôn mẫu cũ, họ mạnh dạn thử nghiệm những kỹ thuật mới, những màu men độc đáo với mong muốn sản phẩm kể câu chuyện lịch sử phải thật gần gũi với thế hệ mình.

Ở đó còn là lòng biết ơn. Nghệ nhân Nguyễn Văn Phước tỉ mẩn tô màu từng chi tiết trên bức tranh Hịch tướng sĩ mà anh tự nhận "mỗi nét vẽ là một lời tri ân". Làm sao để người xem thưởng lãm bức tranh gốm ấy không chỉ đang đọc lại trang sử hào hùng mà cảm nhận được tinh thần quật cường, ý chí tự lực tự cường của dân tộc.

Sống với lịch sử, thở bằng văn hóa quê hương và kể câu chuyện của cha ông bằng chính ngôn ngữ của gốm sứ. Đó là tinh thần mà mỗi nghệ nhân trẻ làng gốm Bát Tràng tự nhắc chính mình khi quyết định tham gia dự án.

Gốm sứ qua bàn tay các nghệ nhân như một phương tiện để kết nối quá khứ với hiện tại, khơi dậy lòng tự hào và trách nhiệm của tuổi trẻ với lịch sử, văn hóa truyền thống dân tộc mình. Họ đang góp phần viết tiếp ước mơ trên cội rễ hòa bình và tự do mà thế hệ trước đổ máu xương để vun trồng và trao truyền lại.

"Giữa thời bình, tình yêu nước và sự tri ân lịch sử vẫn cháy bỏng trong tim thế hệ trẻ. Là những người trẻ trong số ấy, chúng tôi may mắn được dùng chính công việc của mình tạo ra những sản phẩm gốm sứ mang đậm hồn quê hương cũng là cách tri ân người đi trước, lan tỏa tình yêu nước với cộng đồng", anh Đình Mạnh nói.

Tri ân những hy sinh

Sự tỉ mỉ, kỳ công trong từng công đoạn chế tác cũng là đòi hỏi mà mỗi nghệ nhân trẻ Bát Tràng tự đặt ra cho chính mình. Bởi dự án chính là sự tri ân sâu sắc những hy sinh của thế hệ đi trước mà chỉ cần một sai sót nhỏ, cả quá trình có thể đổ vỡ. Làm sao từng tác phẩm sẽ như lời nhắc nhở mỗi người biết trân trọng từng tấc đất, từng giọt mồ hôi cha ông đã đánh đổi để có được hòa bình.

"Chúng tôi mong các tác phẩm này sẽ được lan tỏa rộng trong cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ. Để các bạn thấy rằng lịch sử sẽ không phải là câu chuyện khô khan mà đầy cảm xúc, trở thành nền tảng vững chắc giúp chúng ta tự hào về cội nguồn và vững bước vào tương lai", anh Nguyễn Văn Phước chia sẻ.

gốm bát tràng - Ảnh 2.

Các nghệ nhân trao đổi khi thực hiện bức tranh panorama Đất nước trọn niềm vui - Ảnh: L.Đ.KHOA

Bức tranh panorama Đất nước trọn niềm vui

Điểm nhấn đặc biệt của dự án kể chuyện bằng gốm sứ lần này chính là bức tranh panorama Đất nước trọn niềm vui. Với kích thước ấn tượng (cao 2m, dài 8m), tác phẩm tái hiện khá đầy đủ những khoảnh khắc lịch sử trọng đại trải dài từ Hà Nội đến TP.HCM.

Họa sĩ - nghệ nhân Phạm Văn Hợi cho biết quá trình thực hiện bức tranh chính là hành trình được sống lại những khoảnh khắc lịch sử, càng giúp anh thấm thía hơn ý nghĩa của hòa bình hôm nay. Các nghệ nhân chia sẻ họ dồn tâm huyết vào từng mảnh gốm khi thực hiện, ước mong có thể truyền tải thông điệp yêu nước và sự trân trọng lịch sử đến thế hệ mai sau.

"Đây không chỉ là một bức tranh gốm mà là bản hùng ca bằng đất và lửa. Mỗi mảnh gốm như một nốt nhạc, hòa quyện cùng nhau thành khúc khải hoàn thể hiện niềm vui thống nhất và khát vọng hòa bình của cả dân tộc", anh Phạm Văn Hợi bộc bạch.

Tình quân dân nồng ấm đêm sơ duyệt diễu binh, diễu hành tại thành phố mang tên Bác

Tối 25-4, giữa lòng TP.HCM, hàng ngàn người dân đứng san sát bên đường dõi theo từng bước chân của các khối diễu binh, diễu hành trong đêm sơ duyệt. Những chờ đợi, hồi hộp vì thời tiết không ngăn được sự gắn bó mang tên tình quân dân.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

An Giang thành lập 102 đội hình tình nguyện giúp xã, phường và đặc khu

Hàng trăm tình nguyện viên thanh niên tại An Giang được huy động để hỗ trợ chính quyền địa phương trong chuyển đổi số. Đặc biệt, bố trí cán bộ đoàn túc trực tại các Trung tâm hành chính công xã, phường và đặc khu để giúp đỡ người dân.

An Giang thành lập 102 đội hình tình nguyện giúp xã, phường và đặc khu

Nam sinh cấp THPT duy nhất đoạt giải nhất tin học văn phòng thế giới cấp quốc gia

Trong 6 giải nhất quốc gia cuộc thi vô địch tin học văn phòng, Nguyễn Thái Sơn là học sinh cấp 3 duy nhất.

Nam sinh cấp THPT duy nhất đoạt giải nhất tin học văn phòng thế giới cấp quốc gia

Thành Đoàn Cần Thơ có nhân sự mới

Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chỉ định chị Lư Thị Ngọc Anh giữ chức bí thư Thành Đoàn Cần Thơ. Hai phó bí thư gồm anh Nguyễn Hữu Nghĩa và anh Trần Việt Tuấn.

Thành Đoàn Cần Thơ có nhân sự mới

Thầy cô đi tìm học bổng, chắp cánh ước mơ cho những học trò gian khó

Đằng sau mỗi câu chuyện của các cô cậu học trò gửi đến chương trình học bổng - giải thưởng Chắp cánh ước mơ 2025 là cả tấm lòng.

Thầy cô đi tìm học bổng, chắp cánh ước mơ cho những học trò gian khó

Anh Trần Hải Phú làm bí thư Tỉnh Đoàn Tây Ninh

Anh Trần Hải Phú (bí thư Tỉnh Đoàn Long An cũ) được chỉ định chức vụ bí thư Tỉnh Đoàn Tây Ninh. Anh Phạm Văn Hậu làm phó bí thư Tỉnh Đoàn.

Anh Trần Hải Phú làm bí thư Tỉnh Đoàn Tây Ninh

'Áo xanh' đón dân hỗ trợ vận hành chính quyền 2 cấp

Tỉnh Đoàn Quảng Trị vừa huy động 1.500 thanh niên tình nguyện về các xã phường, đặc khu để hỗ trợ vận hành chính quyền hai cấp.

'Áo xanh' đón dân hỗ trợ vận hành chính quyền 2 cấp
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar