09/01/2018 06:10 GMT+7

Hơn 260.000 người El Salvador tại Mỹ đối mặt nguy cơ bị trục xuất

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 8-1 tuyên bố sẽ chấm dứt chương trình bảo hộ đã cho phép hơn 260.000 người di cư El Salvador sống và làm việc tại Mỹ kể từ năm 2001.

Hơn 260.000 người El Salvador tại Mỹ đối mặt nguy cơ bị trục xuất - Ảnh 1.

Bà Maria Gloria Ceren de Quinonez ôm ảnh chụp cùng con gái và cháu ngoại - những người đang sống tại Mỹ theo diện TPS kể từ năm 2001, trong căn nhà tại El Salvador ngày 8-1 - Ảnh: REUTERS

Thông tin chính thức từ Bộ An ninh nội địa Mỹ cho biết Quy chế bảo vệ tạm thời (TPS) của Mỹ dành cho người di cư El Salvador sẽ chấm dứt kể từ ngày 9-9-2019, cốt để quá trình chuyển tiếp từ đây đến đó diễn ra trong trật tự.

Mỹ bắt đầu thực thi TPS, cho phép những người El Salvador đã ở Mỹ được tiếp tục ở lại nước này sau khi các trận động đất tàn phá nhiều vùng của quốc gia quê hương họ kể từ năm 2001. Chương trình này cũng được áp dụng đối với công dân một số quốc gia từng chịu thiên tai thảm khốc, chiến tranh hay dịch bệnh. 

Chỉ những người nhập cư đã sống ở Mỹ vào thời điểm xảy ra thảm họa và không có hồ sơ tội phạm mới được phép ở lại Mỹ theo chương trình này. 

Điều đó đồng nghĩa khoảng 260.000 người El Salvador phải chuẩn bị tìm kiếm cơ hội ở lại hợp pháp trên đất Mỹ hoặc khăn gói về "cố hương".

Người El Salvador là nhóm người ngoại quốc đông nhất đang được bảo hộ theo chương trình TPS. Không ngạc nhiên khi kế hoạch trục xuất những người này đã làm dấy lên làn sóng chỉ trích.

Bà Patricia Hernandez, 53 tuổi, người El Salvador, khẳng định bà không phải tội phạm và đã ở Mỹ suốt 18 năm qua. Patricia đến Mỹ năm 2000 và nộp đơn xin quy chế TPS vào năm 2001 ngay sau khi xảy ra thảm họa động đất ở El Salvador. Bà sau đó lấy chồng người Honduras, có hai con và hiện đang sống tại bang North Carolina.

"Chúng tôi đâu có sống ngoài vòng pháp luật hay gì đâu? Phần lớn chúng tôi vẫn đóng thuế mà. Chúng tôi đâu phải tội phạm", bà Patricia lo lắng giãi bày.

Trước El Salvador, chính quyền Trump cũng tuyên bố chấm dứt quy chế TPS với người Haiti và Nicaragua vào năm 2019. Còn người Honduras, nhóm đông thứ hai sau người El Salvador, sẽ mất quy chế TPS vào cuối năm nay, theo Reuters.

"Chính phủ Mỹ đang cho thấy họ tàn nhẫn như thế nào trong việc ly tán các gia đình. Gần 275.000 trẻ được sinh tại Mỹ là con của những người El Salvador hưởng quy chế TPS. Xa hơn nữa, hành động của chính quyền Mỹ đang làm rối bời và bất ổn thêm tình hình tại các nước láng giềng", Oscar Chacon, người đứng đầu Alianza Americas, một nhóm vận động ủng hộ người nhập cư ở Mỹ nói với Reuters.

Theo những người này, chính phủ Mỹ đã đưa ra quá ít lựa chọn cho người El Salvador, hoặc trở về nước sau năm 2019 hoặc ở lại Mỹ bất hợp pháp và có nguy cơ bị trục xuất.

Một quan chức cấp cao trong chính quyền Trump lập luận sau 2 trận động đất kinh hoàng năm 2001, El Salvador đã nhận hàng triệu đôla viện trợ tái thiết. Trong 2 năm gần đây, chính phủ Mỹ đã cho hồi hương hơn 39.000 người El Salvador, điều đó cho thấy đất nước này đã sẵn sàng đón nhận những đợt người hồi hương mới.

Bộ Ngoại giao El Salvador trong thông cáo ngày 8-1 tuyên bố tôn trọng quyết định của Washington, nhấn mạnh đã làm hết sức và hài lòng khi Mỹ dời thời hạn chấm dứt TPS với người El Salvador.

Động thái của chính quyền Trump đang cho thấy sự kiên định trong việc siết chặt nhập cư vào Mỹ, đúng như cam kết tranh cử của ông hơn 1 năm trước.

BẢO DUY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng và Phu nhân được tặng áo đấu của câu lạc bộ bóng đá hàng đầu Brazil

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm CLB Vasco da Gama, mong muốn sẽ có thêm nhiều cầu thủ Brazil sang Việt Nam thi đấu và ngược lại.

Thủ tướng và Phu nhân được tặng áo đấu của câu lạc bộ bóng đá hàng đầu Brazil

Hàn Quốc 'phát tiền cho dân' để kích thích tiêu dùng

Hàn Quốc sắp triển khai chương trình hỗ trợ tiền mặt lớn chưa từng có từ 21-7 để thúc đẩy kinh tế và giảm gánh nặng cho người dân.

Hàn Quốc 'phát tiền cho dân' để kích thích tiêu dùng

Việt Nam xuất khẩu cá tra, ba sa và rô phi sang Brazil, hướng tới thương hiệu cà phê chung

Việc xuất khẩu gạo sang Brazil giúp nước này đảm bảo an ninh lương thực. Hai bên cũng thúc đẩy liên minh cà phê, xây dựng thương hiệu chung.

Việt Nam xuất khẩu cá tra, ba sa và rô phi sang Brazil, hướng tới thương hiệu cà phê chung

Xuất hiện video Iran ném bom trả đũa một thành phố ở Mỹ

Video lan truyền nói rằng Iran ném bom một thành phố Mỹ để đáp trả các cuộc không kích của Washington vào cơ sở hạt nhân Iran.

Xuất hiện video Iran ném bom trả đũa một thành phố ở Mỹ

Tranh tường Nữ thần Tự do che mặt ở Pháp khiến người dân Mỹ tranh cãi dữ dội

Bức tranh tường vẽ Nữ thần Tự do che mặt lan truyền dịp Quốc khánh Mỹ, phản đối chính sách nhập cư gây tranh cãi của ông Trump.

Tranh tường Nữ thần Tự do che mặt ở Pháp khiến người dân Mỹ tranh cãi dữ dội

Làm cùng lúc cho 4 start-up, kỹ sư Ấn Độ bị bóc trần trên mạng xã hội: Vì sao tranh cãi?

Kỹ sư Ấn Độ gây tranh cãi khi làm cùng lúc cho nhiều start-up. Sự việc phơi bày lỗ hổng tuyển dụng từ xa và vấn đề đạo đức nghề nghiệp.

Làm cùng lúc cho 4 start-up, kỹ sư Ấn Độ bị bóc trần trên mạng xã hội: Vì sao tranh cãi?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar