31/10/2024 13:01 GMT+7

Hơn 100 nhà nghiên cứu kêu gọi dừng phóng vệ tinh Starlink

Các nhà nghiên cứu đang kêu gọi chính phủ tạm dừng việc phóng thêm vệ tinh Internet ở quỹ đạo thấp, cho đến khi tiến hành một đánh giá toàn diện để xác định tác động môi trường tiềm ẩn có thể xảy ra.

Hơn 100 nhà nghiên cứu kêu gọi dừng phóng vệ tinh Starlink - Ảnh 1.

Hơn 100 nhà nghiên cứu đã bày tỏ lo ngại về sự phát triển nhanh chóng của các vệ tinh quỹ đạo thấp - Ảnh: REUTERS

Trong một lá thư gửi Julie Kearney, giám đốc Cục Không gian của Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC), hơn 100 nhà nghiên cứu đã bày tỏ lo ngại về sự phát triển nhanh chóng của các vệ tinh quỹ đạo thấp và kêu gọi hợp tác quốc tế để xác định con đường tối ưu trong tương lai.

Vệ tinh Starlink tiềm tàng nguy cơ cho môi trường

"Các tác hại môi trường từ việc phóng và đốt cháy quá nhiều vệ tinh vẫn chưa rõ ràng. Đó là vì chính phủ liên bang chưa tiến hành đánh giá môi trường để hiểu rõ các tác động.

Điều mà chúng ta biết là nhiều vệ tinh hơn và nhiều lần phóng hơn sẽ dẫn đến nhiều khí và kim loại gây hại hơn trong bầu khí quyển của chúng ta", các nhà nghiên cứu viết trong lá thư.

"Chúng ta không nên vội vàng triển khai việc phóng vệ tinh ở quy mô này mà không chắc chắn rằng lợi ích có xứng đáng với những hệ quả tiềm tàng của chúng, rồi sau đó tái nhập khí quyển và bị đốt cháy hoặc tạo ra mảnh vỡ", họ tiếp tục.

"Đây là một biên giới mới. Chúng ta nên tự cứu mình khỏi nhiều rắc rối bằng cách đảm bảo rằng chúng ta tiến về phía trước theo cách không gây ra những vấn đề lớn cho tương lai của mình".

Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng, chỉ trong hơn 5 năm, dịch vụ Starlink của tỉ phú công nghệ Elon Musk đã phóng hơn 6.000 đơn vị, hiện chiếm 60% tổng số vệ tinh.

Thiếu các chính sách quản lý để thích ứng

"Cuộc đua không gian mới đã bắt đầu nhanh hơn khả năng phản ứng của các chính phủ", họ viết, cho rằng các cơ quan quản lý hiện thiếu các chính sách để đưa ra những đánh giá công bằng về "tổng thể ảnh hưởng của tất cả các chòm sao vệ tinh khổng lồ" được đề xuất.

Họ chỉ trích FCC vì đã cấp phép theo hình thức "ai đến trước phục vụ trước", lưu ý rằng không gian quỹ đạo và phổ phát sóng không phải là vô hạn. Chúng đòi hỏi một "hệ thống hợp tác chưa từng có" với các cơ quan quản lý quốc tế để "chia sẻ tài nguyên chung của biên giới cuối cùng của chúng ta".

"Cho đến khi có sự phối hợp rộng rãi, chúng ta không nên để lợi ích thương mại quyết định các quy tắc", họ viết.

Các nhà nghiên cứu cũng khuyến khích FCC chấm dứt "loại trừ vệ tinh khỏi đánh giá môi trường", rằng "việc phóng từ 30.000 - 500.000 vệ tinh vào quỹ đạo thấp mà không cần đánh giá môi trường là điều vô lý".

Vệ tinh mất tích 25 năm trong vũ trụ bất ngờ xuất hiện trở lại

Vệ tinh này đã ra khỏi lưới của radar không chỉ một lần mà là hai lần, lần đầu tiên vào những năm 1970, lần thứ hai vào những năm 1990.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Bộ phận động cơ đẩy kiểm soát phần xoay chính của tàu vũ trụ Voyager 1 được xem là không hoạt động, song NASA đã sửa thành công chúng ở khoảng cách 25 tỉ km.

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Chiều 16-5, thêm một trận động đất mạnh 4 độ (độ lớn M) xảy ra ở huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Hiện Viện Các khoa học Trái đất vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho hồ treo trên vách núi và tủ điện trung thế

Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2025 cho hai công trình khoa học xuất sắc đã được ứng dụng.

Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho hồ treo trên vách núi và tủ điện trung thế

Kỳ tích y học: Bé trai được cứu sống nhờ công nghệ chỉnh sửa gene

Một bé trai ở Mỹ đã hồi sinh kỳ diệu sau khi được điều trị bằng một liệu pháp chỉnh sửa gene hoàn toàn mới.

Kỳ tích y học: Bé trai được cứu sống nhờ công nghệ chỉnh sửa gene

Bão Mặt trời gây mất sóng vô tuyến diện rộng, có thể tiếp diễn trong tuần sau

Bão Mặt trời vừa qua đã gây mất sóng vô tuyến trên diện rộng, ảnh hưởng đến châu Âu, châu Á và Trung Đông.

Bão Mặt trời gây mất sóng vô tuyến diện rộng, có thể tiếp diễn trong tuần sau

Động đất mạnh 5 độ ở Điện Biên

Trưa 16-5, tại khu vực huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) xảy ra một trận động đất mạnh 5 độ (độ lớn M).

Động đất mạnh 5 độ ở Điện Biên
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar