23/09/2011 12:07 GMT+7

Hôm nay, vệ tinh lớn nhất có thể rơi xuống trái đất

HẢI MINH
HẢI MINH

TTO - Một vệ tinh thời tiết không còn hoạt động của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đang rơi dần xuống trái đất và dự kiến sẽ đến bề mặt hành tinh xanh trong ngày 23 hoặc 24-9.

Read this on Tuoitrenews.vn

Đây sẽ là vệ tinh lớn nhất của NASA rơi xuống trái đất hoàn toàn không được kiểm soát trong ba thập kỷ qua, đài truyền hình MSNBC dẫn lời các quan chức NASA.

Phóng to

Vệ tinh UARS bay trên quỹ đạo - Ảnh: Reuters

Một nhà thiên văn nghiệp dư đã quay được hình ảnh một vệ tinh nặng 6 tấn của Mỹ đang rơi trong vũ trụ:
Nguồn youtube

Theo tính toán của các chuyên gia quỹ đạo tại NASA, vệ tinh nghiên cứu khí quyển tầng cao (UARS) dự kiến sẽ đến trái đất trong ngày hôm nay 23-9.

Theo lời các quan chức NASA, khả năng có mảnh vỡ của vệ tinh UARS rơi vào khu vực đông dân cư là rất thấp, chỉ vào khoảng 1/3.200. Tuy nhiên, người ta “luôn có quan ngại”, Mark Matney, khoa học gia của Văn phòng quỹ đạo rác thải vũ trụ, nói trong một cuộc phỏng vấn. “Nhưng những khu vực đông dân cư chỉ chiếm một phần nhỏ bề mặt trái đất. Hầu hết bề mặt trái đất không có người hoặc rất ít người. Chúng tôi tin rằng rủi ro là rất thấp”.

NASA và không quân Mỹ sẽ tiếp tục theo dõi vệ tinh UARS, nhưng các nhà khoa học không thể xác định chính xác các mảnh vỡ sẽ rơi xuống khu vực nào. Các nhà khoa học NASA ước tính sẽ có ít nhất 26 mảnh vỡ lớn của vệ tinh này vượt qua bầu khí quyển mà không bị đốt cháy hoàn toàn.

Vệ tinh này có chiều dài 10,7 mét và rộng 4,5 mét, có giá tới 750 triệu USD khi được phóng lên vào năm 1991 từ tàu vũ trụ Discovery để nghiên cứu tầng ozone và thượng tầng khí quyển trái đất. Nó có thời gian vận hành chỉ là ba năm, nhưng được NASA tận dụng và chỉ ngưng hoạt động vào tháng 12-2005.

Nick Johnson, khoa học gia trưởng tại Văn phòng chương trình quỹ đạo rác vũ trụ của NASA, nói trên trang mạng chuyên về khoa học không gian Space.com rằng: “Vệ tinh lớn nhất của NASA trở lại trái đất gần đây nhất là Pegasus 2 vào tháng 11-1979. Vệ tinh Pegasus 2 nặng 10,5 tấn, gần gấp đôi so với UARS”.

Skylab là trạm vũ trụ không gian đầu tiên của Mỹ, rơi xuống trái đất năm 1979, các mảnh vỡ rơi xuống khu vực Ấn Độ Dương và một phần Úc. Năm 2003, các mảnh vỡ của tàu vũ trụ Columbia nặng 100 tấn của NASA đã rơi trở lại Texas trong vụ tai nạn bi thảm khiến bảy phi hành gia thiệt mạng. Tuy nhiên, tàu Columbia không phải là một thiết bị không người lái.

HẢI MINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Quầng Mặt trời liên tục xuất hiện có bất thường?

Những ngày qua, quầng Mặt trời (hào quang Mặt trời) xuất hiện ở các tỉnh phía Bắc, Trung, Nam, mới đây nhất là tại Hà Nội trưa 15-5.

Quầng Mặt trời liên tục xuất hiện có bất thường?

Máy quay hé lộ sinh vật bí ẩn có 24 xúc tu dưới đáy biển

Một sinh vật bí ẩn có 24 xúc tu vừa được máy quay phát hiện nằm sâu dưới đáy biển.

Máy quay hé lộ sinh vật bí ẩn có 24 xúc tu dưới đáy biển

Lần đầu chụp được ảnh cực quang trên sao Hỏa

Lần đầu tiên cực quang được ghi nhận từ bề mặt của một hành tinh không phải Trái đất: sao Hỏa.

Lần đầu chụp được ảnh cực quang trên sao Hỏa

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Các nhà khoa học cảnh báo làm việc quá giờ có thể dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc não, ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, tư duy và sức khỏe tâm thần.

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Được công bố trên tạp chí PNAS Nexus, đây là nghiên cứu đầu tiên ước tính quy mô ô nhiễm sông ngòi toàn cầu từ việc sử dụng kháng sinh của con người.

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi

Trưa 14-5, hiện tượng vầng hào quang mặt trời (halo mặt trời) xuất hiện trên bầu trời Quảng Ngãi, kéo dài khoảng 90 phút.

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar