12/05/2021 07:15 GMT+7

Hôm nay 12-5 cả nước nắng nóng, TP.HCM 35-36 độ C

TTXVN
TTXVN

TTO - Hôm nay 12-5, nhiệt độ cao nhất ở Đông Nam Bộ phổ biến 35-36 độ C. Bắc Bộ và các tỉnh, thành phố từ Thanh Hóa đến Phú Yên nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-38 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Hôm nay 12-5 cả nước nắng nóng, TP.HCM 35-36 độ C - Ảnh 1.

Hôm nay nhiều nơi trên cả nước nắng nóng, có nơi trên 38 độ C - Ảnh: CHÂU TUẤN

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 12-5, khu vực Bắc Bộ và các tỉnh, thành phố từ Thanh Hóa đến Phú Yên xảy ra nắng nóng trên diện rộng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-38 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Khu vực Tây Bắc Bắc Bộ, vùng núi Bắc và Trung Trung Bộ có nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 37-40 độ C, có nơi trên 40 độ C.

Miền Đông Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-36 độ C.

Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày trong đợt nắng nóng này phổ biến 45-60%. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ C từ 12-17 giờ.

Các vấn đề sức khỏe thường gặp ở mùa nắng nóng là mất nước, kiệt sức, say nắng, say nóng hoặc đột quỵ do thay đổi môi trường đột ngột hoặc do tiếp xúc quá lâu, làm việc trong môi trường nắng nóng, nhiệt độ cao.

Mức độ nhẹ là các biểu hiện gây mệt mỏi, khát nước, hoa mắt, chóng mặt, tăng nhịp tim, nhịp thở, chuột rút... Mức độ nặng sẽ bị đau đầu, khó thở tăng dần, cảm giác buồn nôn hoặc nôn, co giật, ngất xỉu hoặc hôn mê, trụy tim mạch và có thể dẫn đến tử vong.

Để bảo vệ sức khỏe, các bác sĩ khuyến cáo người dân hạn chế đi ra ngoài trời nắng trong khoảng thời gian từ 10-16h. Những người đang ở phòng điều hòa nhiệt độ thấp không nên ra ngoài trời nắng đột ngột, tăng nhiệt độ điều hòa trong phòng hoặc ngồi nghỉ trong bóng mát trước khi đi ra ngoài.

Mọi người nên mặc quần áo thoáng mát, thấm mồ hôi; rèn luyện thân thể để nâng cao sức đề kháng và sức chống chịu; tăng cường các loại rau xanh, hoa quả, đặc biệt cần uống tối thiểu 1,5-2 lít nước/ngày.

Những người phải làm việc ngoài trời bố trí thời gian làm vào những lúc trời mát hoặc không làm việc quá lâu, tránh các hoạt động thể lực quá mức, có thời gian nghỉ ngơi định kỳ ở nơi thoáng mát, uống nước bổ sung muối, khoáng chất đối với những người mất nhiều mồ hôi.

Trời nắng nóng, uống nước sao cho đúng?

TTO - Những ngày lễ là dịp mọi người cùng nhau ra ngoài, vui chơi. Tuy nhiên, khi ra ngoài trời nắng, nếu không uống đủ nước thì cơ thể dễ bị mất nước dẫn đến tim đập nhanh, mệt mỏi, bứt rứt...

TTXVN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú đã được bầu là viện sĩ của Viện hàn lâm Khoa học châu Âu.

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

TP.HCM lần đầu vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Đông Nam Á

TP.HCM lần đầu tiên lọt vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo hàng đầu Đông Nam Á, và vươn lên vị trí cao nhất từ trước đến nay trên bảng xếp hạng toàn cầu.

TP.HCM lần đầu vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Đông Nam Á

Phát hiện chủng vi khuẩn chưa từng biết đến trên trạm vũ trụ của Trung Quốc

Các mẫu lấy từ trạm vũ trụ của Trung Quốc chỉ ra dấu vết của một chủng vi khuẩn chưa từng thấy trên Trái đất.

Phát hiện chủng vi khuẩn chưa từng biết đến trên trạm vũ trụ của Trung Quốc

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới

Siêu máy tính đám mây chứa 1,8 triệu bộ xử lý lõi, có thể thực hiện 60.000 tỉ phép tính mỗi giây, cho phép đưa ra dự báo chi tiết trước tới 14 ngày.

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới

Phát hiện 26 loài vi khuẩn mới trong 'phòng sạch' vô trùng của NASA

Dù được xem là môi trường vô trùng tuyệt đối, 'phòng sạch' của NASA vẫn xuất hiện những kẻ cứng đầu: 26 loài vi khuẩn chưa từng được biết đến.

Phát hiện 26 loài vi khuẩn mới trong 'phòng sạch' vô trùng của NASA

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'

Theo các chuyên gia, đơn thuần 'biết AI' sẽ không đủ cho sinh viên sẵn sàng trước những đòi hỏi của thế hệ lao động mới 2.0.

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar