01/03/2012 06:56 GMT+7

Hội thảo về tổ chức quyền lực nhà nước

LÊ KIÊN
LÊ KIÊN

TT - Trong ngày làm việc thứ hai (29-2) của hội thảo quốc tế “Tổ chức quyền lực nhà nước - kinh nghiệm từ hiến pháp một số nước” do Văn phòng Quốc hội tổ chức, các chuyên gia VN và quốc tế đi sâu vào phân tích cơ chế tài phán hiến pháp nhằm thu góp thông tin cho quá trình sửa đổi hiến pháp 1992.

Thẩm phán tòa án hiến pháp Hàn Quốc Dong Heun Lee cho hay: Hiến pháp Hàn Quốc chia quyền lực nhà nước thành quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp và quyền phân xử tính hợp hiến. Quyền lập pháp được trao cho quốc hội, quyền hành pháp được trao cho ngành hành pháp do tổng thống đứng đầu, quyền tư pháp được trao cho các tòa án, còn quyền phân xử tính hợp hiến được trao cho tòa án hiến pháp.

Mỗi cơ quan có trách nhiệm thực hiện các chức năng của mình với quyền lực được phân chia và độc lập; hợp tác và kiểm soát lẫn nhau nếu cần thiết. Để tránh sự chồng chéo về chức năng và giữ vị thế khách quan khi hoạt động, luật pháp Hàn Quốc quy định các đại biểu quốc hội không đồng thời nắm giữ bất cứ vị trí công vụ nào khác; tổng thống không được đồng thời nắm giữ vị trí thủ tướng cũng như bất cứ vị trí công hay tư nào khác; các thẩm phán xét xử độc lập; các thẩm phán của tòa án hiến pháp không tham gia bất kỳ đảng chính trị nào cũng như không tham gia bất kỳ hoạt động chính trị nào.

Đối với quá trình đi tìm mô hình cơ chế bảo hiến cho VN, PGS.TS Mai Hồng Quỳ - hiệu trưởng Trường đại học Luật TP.HCM - cho biết trong những năm gần đây các chuyên gia và cơ quan chức năng của VN đề xuất ba phương án xây dựng cơ chế phán quyết các vi phạm hiến pháp: một là thành lập tòa án hiến pháp hoạt động theo thủ tục tố tụng tư pháp; hai là thành lập hội đồng hoặc ủy ban bảo vệ hiến pháp thuộc quốc hội; ba là giao thẩm quyền bảo vệ hiến pháp cho tòa án nhân dân tối cao.

Bình luận về vấn đề này, PGS.TS Phạm Duy Nghĩa - Đại học Kinh tế TP.HCM - nói thế giới đã có sẵn nhiều mô hình khác nhau để chúng ta học hỏi và lựa chọn. Song, làm thế nào để mô hình được chọn đó sống, hoạt động hiệu quả trong bối cảnh kinh tế, chính trị và văn hóa VN mới là điều khó.

“Mầm mống về nhà nước pháp quyền đã có ở Đức từ rất sớm. Cộng hòa Weimar là một nền cộng hòa dân chủ với hệ thống tư pháp độc lập và chuyên nghiệp, ấy vậy mà sau năm 1933, cũng bộ máy tòa án ấy đã trở thành công cụ trong tay nhà nước phát xít, đàn áp mọi quyền dân chủ của người dân, đẩy xứ sở này vào tình trạng một quốc gia không có công lý. Hàn Quốc nhiều năm sau cuộc chiến tranh Nam - Bắc (thời kỳ Park Chung Hee) không thể được coi là một chế độ dân chủ. Chỉ khi các điều kiện chính trị, kinh tế và xã hội đạt tới một mức độ nào đó, nhu cầu cho sự ra đời của một thiết chế bảo hiến và nhu cầu duy trì thiết chế ấy hoạt động thật sự hiệu quả mới hình thành” - ông Nghĩa phân tích.

LÊ KIÊN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu tiên chủ tịch tỉnh Lâm Đồng đối thoại với người dân tại 'điểm nóng' Ta Hoét

Ông Trần Hồng Thái, chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, đã vào "điểm nóng" để xử lý những tồn đọng tại dự án trọng điểm hồ thủy lợi Ta Hoét.

Lần đầu tiên chủ tịch tỉnh Lâm Đồng đối thoại với người dân tại 'điểm nóng' Ta Hoét

Tìm cha mẹ của bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở cánh đồng

Trong lúc đi thả lưới bắt cá trên đồng, người dân phát hiện bé gái sơ sinh trong một chiếc bao tải nên vội trình báo với cơ quan chức năng.

Tìm cha mẹ của bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở cánh đồng

'Chốt' điều chỉnh giao thông trước nhà ga T3 để người dân đi lại thuận tiện hơn

Phương án phân luồng, tổ chức giao thông trước nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất nhằm giảm xung đột giao thông, giúp người dân đi lại thuận tiện hơn.

'Chốt' điều chỉnh giao thông trước nhà ga T3 để người dân đi lại thuận tiện hơn

Khói lại bủa vây quốc lộ 1 do đốt rơm rạ sau thu hoạch lúa

Sau khi thu hoạch lúa, người dân không thu gom rơm rạ về nhà mà đốt ngay trên đồng khiến khói bay khắp nơi, bủa vây nhiều đoạn trên quốc lộ 1.

Khói lại bủa vây quốc lộ 1 do đốt rơm rạ sau thu hoạch lúa

Tìm thấy thi thể hai chị em mất tích khi tắm trên sông Mã

Hai chị em ở bản Pom Khuông, xã Tam Chung, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) bị đuối nước khi đi tắm trên sông Mã.

Tìm thấy thi thể hai chị em mất tích khi tắm trên sông Mã

Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Công an Hà Nội yêu cầu chủ xe và tài xế khi tham gia giao thông tự giác chấp hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và hướng dẫn, điều tiết, phân luồng của Iực lượng chức năng.

Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar