15/01/2021 10:39 GMT+7

Hội Nhà văn TP.HCM lần đầu có nữ chủ tịch, nhà thơ Phạm Sỹ Sáu rút khỏi ban chấp hành

LAM ĐIỀN
LAM ĐIỀN

TTO - Nhà văn Bích Ngân vừa được Đại hội Hội Nhà văn TP.HCM nhiệm kỳ VIII (2020-2025) tín nhiệm bầu làm chủ tịch, trở thành nữ chủ tịch đầu tiên của Hội Nhà văn thành phố.

Hội Nhà văn TP.HCM lần đầu có nữ chủ tịch, nhà thơ Phạm Sỹ Sáu rút khỏi ban chấp hành - Ảnh 1.

Ban chấp hành Hội Nhà văn TP.HCM khóa VIII gồm 10 người ra mắt tại đại hội - Ảnh: L.ĐIỀN

Đại hội lần thứ VIII của Hội Nhà văn TP.HCM diễn ra trong hai ngày 14 và 15-1-2021 sau ba lần phải hoãn vì công tác nhân sự chưa bàn bạc xong.

Những chia rẽ gây tổn thất cho sinh hoạt văn chương

Phát biểu tại phiên đại hội trù bị hôm 14-1, chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM nhiệm kỳ VII Trần Văn Tuấn thừa nhận Hội Nhà văn trong nhiệm kỳ ông làm chủ tịch đã trải qua nhiều khó khăn. Nổi bật là các vụ khiếu kiện, tố cáo cá nhân, sự chia rẽ mất đoàn kết...

Có lúc hoạt động của Hội Nhà văn đã bị ảnh hưởng, thể hiện qua việc trang web chính thức của hội bị gián đoạn hoạt động và phải thay đổi tên miền (domain).

Ngay cả cụm từ "Văn Chương Phương Nam" (vanchuongphuongnam) trong tên gọi và tên miền của trang web Hội Nhà văn TP.HCM hiện tại cũng có ý kiến cho rằng như vậy chưa ổn. 

"Nếu trang web như là một kênh thông tin và nơi lưu trữ dữ liệu chính thức của hội thì nên mang tên là Hội Nhà văn TP.HCM thôi, khái niệm 'văn chương phương Nam' hàm nghĩa rộng và gây hiểu nhầm rằng website này đại diện cho các tỉnh thành khác nữa cùng ở khu vực phía Nam" - một nhà văn không nêu tên nêu nhận xét.

Hoạt động đáng ghi nhận cùa hội trong nhiệm kỳ vừa qua là đã thành lập 4 chi hội trực thuộc gồm: Chi hội Sài Gòn, Bến Nghé, Gia Định, Chợ Lớn. Đồng thời, hội cũng duy trì được giải thưởng hằng năm để ghi nhận thành quả sáng tác và tôn vinh các nhà văn trẻ và các nhà văn cao tuổi có nhiều đóng góp cho văn học thành phố.

Câu chuyện nhân sự của Hội Nhà văn TP.HCM trong nhiệm kỳ vừa qua và trong lúc chuẩn bị đại hội nhiệm kỳ VIII có nhiều vấn đề, tựu trung chính là tinh thần thiếu đoàn kết khiến sinh hoạt văn chương đã bị tổn thất ít nhiều.

Nhà thơ Phạm Sỹ Sáu xin rút khỏi ban chấp hành

Câu chuyện càng thêm kịch tính khi ra đại hội, 4 thành viên ban chấp hành cũ là nhà văn Phan Hoàng, nhà thơ Trương Nam Hương, nhà thơ Lê Thị Kim, nhà văn Trần Nhã Thụy xin rút để không ứng cử vào ban chấp hành mới.

Một chi tiết bất ngờ nữa là sau khi phiên trù bị bầu ra ban chấp hành mới gồm 11 người vào cuối ngày 14-1, nhà thơ Phạm Sỹ Sáu xin rút khỏi ban chấp hành dù phiếu bầu của ông khá cao. Đây là diễn biến ngoài dự liệu của mọi người, bởi nhà thơ Phạm Sỹ Sáu ngay từ đầu vẫn ở lại ứng cử khóa mới, số phiếu bầu được cao.

"Khi có kết quả bầu cử, tôi cảm thấy mình không phù hợp với ban chấp hành mới nữa nên xin rút" - nhà thơ Phạm Sỹ Sáu phát biểu bên lề đại hội khi được hỏi tại sao ông không rút tên khi ứng cử mà khi đắc cử xong lại rút.

Tại phiên chính thức của đại hội, nhà thơ Phạm Sỹ Sáu cũng chính thức thông báo xin rút khỏi ban chấp hành, và chúc ban chấp hành mới làm việc trong tinh thần đoàn kết, đồng thời bày tỏ hi vọng các hội viên tiếp tục đoàn kết với ban chấp hành khóa mới để xây dựng các hoạt động hội sắp tới hiệu quả hơn, chất lượng hơn.

Đại hội phiên chính thức sáng 15-1 đã biểu quyết đồng ý cho nhà thơ Phạm Sỹ Sáu rút khỏi ban chấp hành và đồng ý ban chấp hành mới của Hội Nhà văn TP.HCM gồm 10 người: Bích Ngân, Phan Trung Thành, Trầm Hương, Lê Thiếu Nhơn, Phùng Hiệu, Bùi Phan Thảo, Nguyên Hùng, Phương Huyền, Huệ Triệu, Bùi Anh Tấn.

Kỳ vọng vào chất lượng sáng tác

Sau khi ra mắt ban chấp hành mới, nhà văn Bích Ngân - tân chủ tịch hội, thay mặt phát biểu, đưa ra lời nhận định chương trình đại hội lần này thiếu hẳn không khí trao đổi bàn bạc văn chương, thiếu không khí gắn bó đoàn kết. 

"Có vẻ như các nhà văn nhà thơ đến với hội nhưng vẫn ở trong ngôi nhà văn thơ riêng của mình", nhà văn Bích Ngân nói, cho rằng điều này cũng đáng buồn.

Nhà văn Bích Ngân hi vọng ban chấp hành và hội sẽ xây dựng nhiều hoạt động thiết thực hơn, và quan trọng là tạo động lực hơn nữa để mỗi nhà văn có cảm hứng làm việc "một cách chân thành với trang viết của mình", đó chính là đóng góp quan trọng nhất của mỗi hội viên.

Điều này cũng phù hợp với phương hướng hoạt động của hội được đề ra trong nhiệm kỳ tới: Lấy chất lượng sáng tác làm trung tâm. 

Đời sống văn học của TP.HCM sẽ phản ánh điều này, và công chúng yêu văn chương vẫn có chỗ để chờ đợi trong hi vọng.

Để Hội Nhà văn tồn tại ý nghĩa

TTO - Viết văn là quá trình độc lập sáng tạo tự thân của tác giả, vậy Hội Nhà văn giữ vai trò gì? Nhân nội dung công tác Hội Nhà văn được nhắc đến ở kỳ đại hội các nơi đang diễn ra, chúng tôi ghi nhận ý kiến của một số nhà văn về vấn đề này.

LAM ĐIỀN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm và lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình nghệ thuật ‘Người là Hồ Chí Minh’

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự chương trình nghệ thuật 'Người là Hồ Chí Minh' tối 18-5 tại quảng trường Ba Đình, kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tổng Bí thư Tô Lâm và lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình nghệ thuật ‘Người là Hồ Chí Minh’

Trưởng thôn làng Nủ, ngoại Sáu bán bánh mì là tấm gương bình dị mà cao quý

64 cá nhân là ‘tấm gương bình dị mà cao quý năm 2025’ có trưởng thôn làng Nủ Hoàng Văn Diệp, thượng úy Nguyễn Viết Quân cứu sống 4 người trong vụ cháy ở Hà Nội năm 2024, và ngoại Sáu 40 năm bán bánh mì giá rẻ…

Trưởng thôn làng Nủ, ngoại Sáu bán bánh mì là tấm gương bình dị mà cao quý

Chuông vàng vọng cổ Minh Trường, Ngọc Đợi hội ngộ trong Gánh cỏ sông Hàn

Khán giả cải lương chuẩn bị có cơ hội xem lại kịch bản cải lương nổi tiếng Gánh cỏ sông Hàn. Hai Chuông vàng vọng cổ Minh Trường và Ngọc Đợi vào vai chính của vở.

Chuông vàng vọng cổ Minh Trường, Ngọc Đợi hội ngộ trong Gánh cỏ sông Hàn

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thưởng thức bánh xèo rau rừng núi Cấm rất thú vị, đặc biệt vào thời điểm đầu mùa mưa, bởi lúc này rau rừng tươi non hơn sau khi được tắm tưới bởi vài cơn mưa.

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Ngân Tuấn diễn Ngũ Tử Tư, vai diễn được Vũ Linh dìu dắt

Tại rạp Hồng Liên, nghệ sĩ Ngân Tuấn vừa có dịp diễn lại vai Ngũ Tử Tư. Đây là vai diễn mà cố nghệ sĩ Vũ Linh đã chỉ dạy anh thời còn trẻ.

Ngân Tuấn diễn Ngũ Tử Tư, vai diễn được Vũ Linh dìu dắt

Lần đầu công bố nhiều hình ảnh quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên tem và bưu ảnh

Tập bưu ảnh một số địa chỉ Chủ tịch Hồ Chí Minh từng đi qua trong hành trình bôn ba tìm đường cứu nước và nhiều tư liệu quý lần đầu triển lãm.

Lần đầu công bố nhiều hình ảnh quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên tem và bưu ảnh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar