18/03/2013 07:08 GMT+7

Hội họa Việt Nam có nhiều nghịch lý

THÁI LỘC - NGỌC HIỂN
THÁI LỘC - NGỌC HIỂN

TT - “Hội họa Việt Nam giai đoạn Trường Mỹ thuật Đông Dương đã tạo ra rất nhiều họa sĩ được thế giới biết đến, hơn hẳn các nước lân cận như Indonesia, Thái Lan, Campuchia, Lào, kể cả Trung Quốc và Nhật Bản. Cho đến nay tình hình ngược lại, nghệ thuật đương đại của các nước lân cận được thế giới biết đến nhiều hơn Việt Nam”.

Ông Jean-Francois Hubert (Pháp), chuyên gia về hội họa Việt Nam của hãng đấu giá nghệ thuật Christie’s, nhận xét như vậy tại khóa tập huấn giám tuyển nghệ thuật kéo dài 10 ngày vừa diễn ra tại Trường đại học Nghệ thuật Huế.

Ông Hubert cho rằng các tác phẩm có giá trị của Việt Nam rất ít được quảng bá ra thế giới bởi người Việt mà phải thông qua các nhà sưu tập tranh quốc tế. Giới giàu có của người Việt hiện nay rất đông đảo, chủ yếu chú ý đến mua sắm các loại như xe hơi đắt tiền, nhà cửa..., trong khi rất ít chú ý đến sưu tập tác phẩm nghệ thuật, chưa coi nghệ thuật là một kênh đầu tư. Điều này khác hẳn với người phương Tây. Các bảo tàng mỹ thuật ở Việt Nam cũng sở hữu những tác phẩm hội họa rất có giá trị nhưng không có bảo tàng nào có thể nâng tầm quốc tế.

Trong khi đó tại Trung Quốc và Singapore đã có những bảo tàng nghệ thuật quy mô, tầm cỡ. Còn các gallery từ Hà Nội đến TP.HCM, có nhiều điểm na ná nhau, chưa tạo được những dấu ấn riêng. Các họa sĩ Việt Nam cũng chưa thật sự năng động trong việc tự giới thiệu về mình và tác phẩm của mình. “Các họa sĩ phải tự triển lãm tranh của mình thường xuyên, chính các hoạt động đó sẽ tạo nên một lớp công chúng và nghệ sĩ có thói quen đến xem tranh và tranh của chính mình sẽ được người ta biết đến nhiều hơn” - ông Hubert nói.

Theo phân tích của ông Wang Zineng (phụ trách nghệ thuật châu Á thế kỷ 20 và nghệ thuật đương đại Đông Nam Á của Christie’s), tranh Việt Nam tham gia thị trường quốc tế qua các cuộc đấu giá phần lớn của các họa sĩ thuộc thế hệ Trường Mỹ thuật Đông Dương. Ông ghi nhận giai đoạn từ năm 1990 đến nay, tranh của Lê Phổ (1907-2001) tham gia 1.064 phiên. Kế đến là Vũ Cao Đàm (1908-2000) 393 phiên và Mai Trung Thứ (1906-1980) 359 phiên. Các tác phẩm khác của Nguyễn Gia Trí (1908-1993) 54 phiên, Nguyễn Phan Chánh (1892-1984) 32 phiên, Lê Thị Lựu (1911-1988) 11 phiên, Tô Ngọc Vân (1906-1954) 6 phiên, Lê Văn Đệ (1906-1966) 6 phiên và Nam Sơn (1890-1973) 3 phiên...

Riêng trong năm 2011, tranh của Lê Phổ có mức giá gần 1,6 triệu USD cho 64 tác phẩm, Vũ Cao Đàm khoảng 345.000 USD cho 24 tác phẩm và Mai Trung Thứ 340.000 USD cho 16 tác phẩm... Các tác phẩm này được bán nhiều nhất tại thị trường Hong Kong, kế đến là Singapore, sau đó là Mỹ và Pháp...

Phóng to
Tác phẩm Thiếu nữ trong vườn - sơn mài của Nguyễn Gia Trí thuộc sưu tập của Christie’s được đề giá 102.600-128.200 USD
THÁI LỘC - NGỌC HIỂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mới đây, trên mạng xã hội đưa lại clip nghệ sĩ Kim Cương thể hiện nhân vật Điêu Thuyền cùng các nghệ sĩ Thanh Tòng, Bảo Quốc, Thanh Thanh Tâm…

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Cuốn sách Bông sen vàng của nhà văn Sơn Tùng cho người đọc thấy được nét đẹp dung dị và tâm hồn cao cả của vị lãnh tụ vĩ đại từ khi còn là một cậu bé.

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - dương lịch 2025 diễn ra trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh tại Việt Nam Quốc Tự.

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Trinh thám Edogawa Ranpo

Cộng đồng mê truyện trinh thám vừa đón nhận một tiểu thuyết trinh thám đặc sắc nhất của bậc thầy truyện trinh thám Nhật Bản Edogawa Ranpo (1894-1965) - tập Âm thú.

Trinh thám Edogawa Ranpo

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

PGS.TS Bùi Hiền, người 'nổi tiếng' với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ gây tranh cãi gần chục năm trước, vừa qua đời chiều 11-5 tại nhà ở TP Việt Trì, Phú Thọ.

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar