29/01/2015 09:14 GMT+7

Học văn từ Bí mật vườn Lệ Chi

HOÀNG HƯƠNG
HOÀNG HƯƠNG

TT - Dưới hội trường, nhiều giáo viên đã xuýt xoa: “Các em diễn quá nhập vai”, “Cảm xúc và đầy đam mê”...

Học sinh Trường THPT Giồng Ông Tố, Q.2, TP.HCM trong trích đoạn vở diễn Bí mật vườn Lệ Chi tại buổi tổng kết dạy học theo dự án - Ảnh: N.Hùng

 “Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược/ Có nhân, có trí, có anh hùng”. Lời ngâm của học sinh Trần Thanh, lớp 11B2 Trường THPT Giồng Ông Tố, TP.HCM, trong vai diễn Nguyễn Trãi càng làm tăng thêm sự xúc động cho người dự khán khi xem trích đoạn Bí mật vườn Lệ Chi. 

Ðoạn trích với cảnh trí đơn giản, do các học sinh của trường thể hiện sáng 28-1, chỉ diễn ra khoảng 15 phút nhưng đã để lại ấn tượng hết sức tốt đẹp và là tiết mục đặc sắc nhất trong buổi báo cáo “Dạy học theo dự án: Học văn để trưởng thành”.

Dưới hội trường, nhiều giáo viên đã xuýt xoa: “Các em diễn quá nhập vai”, “Cảm xúc và đầy đam mê”...

Ðể nhập vai, Trần Thanh, Thu Thủy (học sinh lớp 12A-D, đóng vai Nguyễn Thị Anh) và các học sinh khác đều cho biết các em đã lên mạng đọc rất nhiều tư liệu về cuộc đời của Nguyễn Trãi và những nhân vật có liên quan đến ông.

Vậy sau khi tham gia biểu diễn, các em được những gì? Cười rất tươi, Kim Loan (học sinh lớp 11 A-D, đóng vai cung nữ) cho biết: “Trước đây, em chưa bao giờ nói chuyện với bạn Trần Thanh và các anh chị khối 12. Sau khi tham gia vở kịch này tất cả trở nên thân thiết với nhau. Chỉ hơn một tháng tập kịch vào buổi trưa nhưng em đã học được cách làm việc nhóm, thấy mình đã năng động hơn vì tụi em phải suy nghĩ, sáng tạo xem mỗi tình huống mình cần làm gì...”.

Thu Thủy thì: “Nhờ diễn kịch mà em hiểu hơn và hiểu rất rõ về một giai đoạn lịch sử nước nhà”.

Theo ông Hà Hữu Thạch, hiệu trưởng Trường THPT Giồng Ông Tố,  dạy học theo dự án này đã được nhà trường triển khai tại tất cả các khối lớp 10, 11, 12 cách đây hai tháng".

Ngoài việc đóng kịch (có sự trợ giúp về chuyên môn của một cựu học sinh Trường Giồng Ông Tố), giáo viên cho học sinh đi trải nghiệm thực tế, quay phim, chụp ảnh rồi dựng thành những clip hoàn chỉnh có lời bình hẳn hoi.

30 clip như: “Sống xanh”, “Tinh khôi áo dài”, “Gieo yêu thương từ nơi niềm tin đã mất”, “Thiêng liêng biển gọi”... tuy vẫn còn nhiều lỗi về kỹ thuật, tuy lời bình vẫn chưa được sâu sắc nhưng đã thể hiện một nỗ lực đáng ghi nhận của giáo viên trường vùng ven: nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, nỗ lực dạy học theo hướng tích hợp.

Như lời đánh giá của Th.S Trần Tiến Thành, chuyên viên môn ngữ văn Sở GD-ÐT TP.HCM: “Cái được nhất là học sinh tự tin, bản lĩnh, nói năng lưu loát, đặc biệt là cảm xúc rất chân thực. Ðây là yếu tố rất quan trọng trong quá trình học văn”.       

HOÀNG HƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Môn khoa học tự nhiên ở THCS: Nhiều ưu điểm nhưng không ít tồn tại

Việc xem xét lại mô hình tổ chức dạy học môn khoa học tự nhiên ở cấp THCS là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Môn khoa học tự nhiên ở THCS: Nhiều ưu điểm nhưng không ít tồn tại

Hà Nội có Trường ĐH Kiểm sát và Trường ĐH Công nghiệp và Thương mại Hà Nội

Trường đại học Kiểm sát Hà Nội được đổi tên thành Trường đại học Kiểm sát. Trường đại học Công nghiệp dệt may Hà Nội được đổi tên thành Trường đại học Công nghiệp và Thương mại Hà Nội.

Hà Nội có Trường ĐH Kiểm sát và Trường ĐH Công nghiệp và Thương mại Hà Nội

Hành trình ẩm thực của con, là hành trình yêu thương của cả nhà

Trong khuôn viên phim trường của ‘Little Chef - Đầu Bếp Nhí’ ngày đầu tiên, hàng chục bạn nhỏ bước vào với ánh mắt háo hức. Nhưng nếu nhìn thật kỹ, phía sau ấy là bóng dáng của những người cha, người mẹ đứng lặng lẽ ngoài khung hình đầy yêu thương.

Hành trình ẩm thực của con, là hành trình yêu thương của cả nhà

Phường ở Đắk Lắk lập 'đường dây nóng' lắng nghe tâm tư giáo viên, người dân

Một phường ờ Đắk Lắk công bố "đường dây nóng" trong lĩnh vực giáo dục, cam kết trực tiếp chỉ đạo, xử lý các phản ánh để tạo thuận lợi cho giáo viên và học sinh.

Phường ở Đắk Lắk lập 'đường dây nóng' lắng nghe tâm tư giáo viên, người dân

Đại học Quốc gia Hà Nội thí điểm mời 100 giáo sư thỉnh giảng

Chương trình giáo sư thỉnh giảng hướng tới mời và công nhận khoảng 100 nhà khoa học xuất sắc, chuyên gia, học giả uy tín trong và ngoài nước tham gia giảng dạy, nghiên cứu, chuyển giao tri thức tại Đại học Quốc gia Hà Nội.

Đại học Quốc gia Hà Nội thí điểm mời 100 giáo sư thỉnh giảng

Gần 1.500 sinh viên Hoa Sen bất ngờ được tặng lễ phục tốt nghiệp

'Tôi muốn dành tặng một món quà ý nghĩa, chính là bộ lễ phục cử nhân mà các bạn đang khoác trên mình, với mong muốn các bạn sẽ luôn nhớ về trường trong hành trình sắp tới', ông Hoàng Quốc Việt chia sẻ.

Gần 1.500 sinh viên Hoa Sen bất ngờ được tặng lễ phục tốt nghiệp
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar