28/12/2021 08:27 GMT+7
Trở lại chủ đề

Học sinh TP.HCM trở lại trường: Sốt ruột với bậc tiểu học

HOÀNG HƯƠNG
HOÀNG HƯƠNG

TTO - 'Các trường THCS, THPT ở TP.HCM đã mở cửa đón học sinh đi học trở lại được hơn hai tuần. Vậy tại sao trường tiểu học vẫn đóng cửa? Tôi rất sốt ruột...', bà Hồng Nga, phụ huynh ở quận 1 (TP.HCM), bày tỏ.

Học sinh TP.HCM trở lại trường: Sốt ruột với bậc tiểu học - Ảnh 1.

Học sinh Nguyễn Vương Khánh Băng - học sinh lớp 5/2 Trường tiểu học Lê Văn Tám quận 5, TP.HCM - trong giờ học trực tuyến - Ảnh: NHƯ HÙNG

"Đâu chỉ học sinh cuối cấp bậc trung học mà học sinh tiểu học cũng đang mong từng ngày để được đến trường. Hai con của tôi thường xuyên hỏi mẹ khi nào con được đi học lại? Các con đã ở yên trong nhà gần tám tháng rồi. 

Chưa kể, trẻ có nhu cầu giao tiếp, sinh hoạt, vui chơi... cùng với bạn đồng trang lứa rất cao. Từ khi TP bỏ lệnh giãn cách, thỉnh thoảng tôi có cho con ra khỏi nhà để đi chơi nhưng con vẫn thấy chưa đủ. Hai cháu vẫn ước ao được đến trường để gặp bạn bè, thầy cô" - bà Nga tâm sự thêm.

Nhiều hệ lụy khi ở nhà quá lâu

Không những thế, trên các group (nhóm) phụ huynh có con đang học tiểu học trên mạng xã hội, nhiều người còn cho biết con em họ bị nghiện game, nghiện xem phim dài tập... vì học online quá lâu.

"Cô giáo của con tôi là giáo viên giỏi cấp quận. Tôi đã từng ngồi học cùng con nên nhận thấy giờ dạy của cô khá sinh động và hấp dẫn. Nhưng dù có hấp dẫn như thế nào đi nữa thì cũng không bằng game và phim ảnh. 

Từ đầu tháng 10-2021 đến nay, vợ chồng tôi phải quay lại công sở làm việc. Nhà không có người lớn kèm cặp nên con tôi sa đà vào việc chơi game trong giờ học trực tuyến. Cháu mê chơi tới mức cô giáo gọi cũng không trả lời, cho bài nhưng không làm, không học" - chị N.H.T.T., phụ huynh có con học lớp 5 ở TP Thủ Đức, kể.

Tương tự, chị H. - phụ huynh ở quận Phú Nhuận - còn cho biết: "Chúng tôi chặn tất cả các loại game nên con không thể chơi được trên máy tính. Thế nhưng, không chơi game thì con chuyển sang xem phim. 

Tôi chặn YouTube thì con xem trên các nền tảng khác. Tóm lại, phim dài tập rất hấp dẫn, xem xong tập này trẻ muốn xem tiếp tập sau. Nếu không có người lớn ở nhà giám sát thì không thể nào ngăn các bé được. Mà vợ chồng tôi thì không thể nghỉ ở nhà để canh con học trực tuyến. 

Tôi tự hỏi các cấp quản lý đã xác định bình thường mới, phải sống chung với dịch. Vậy người lớn đã đi làm thì tại sao con trẻ lại không được đến trường để phụ huynh yên tâm đi làm?".

Lúc đầu, khi khảo sát ý kiến phụ huynh lớp 9, 12 thì toàn TP.HCM có hơn 79% đồng thuận cho học sinh trở lại trường, trong đó có những trường chỉ có 50% phụ huynh đồng thuận. Đến nay, tỉ lệ học sinh lớp 9, 12 đến trường đã đạt hơn 95%, trong đó có nhiều trường đạt 100%.

Ông Dương Trí Dũng (phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM)

Hai luồng ý kiến

Trao đổi với Tuổi Trẻ, lãnh đạo phòng GD-ĐT một quận nội thành TP.HCM cho hay: "Thực tế hiện đang có hai luồng ý kiến khác nhau về việc cho trẻ tiểu học đi học trực tiếp. Một bên là những phụ huynh có nhu cầu bức thiết, muốn cho con đến trường vì ở nhà không có người lớn trông coi. 

Một bên là những phụ huynh phản ứng kịch liệt chuyện cho trẻ đi học vì họ lo lắng con em mình có thể bị nhiễm bệnh, lo lắng tình hình dịch vẫn còn phức tạp. Vì vậy, chúng tôi cũng đang rất băn khoăn về việc mở cửa trường tiểu học".

Trong khi đó, những ngày gần đây, một số trường tiểu học ở các quận trung tâm TP cũng đã khảo sát ý kiến phụ huynh. "Kết quả khảo sát thì tỉ lệ phụ huynh đồng thuận vẫn không cao. Chỉ có phụ huynh học sinh lớp 5 là đồng thuận cao nhất trong các khối lớp ở trường tiểu học. Lý do phụ huynh đưa ra là học sinh tiểu học chưa được tiêm vắc xin nên chưa thể đến trường. 

Thế nên chúng tôi chỉ đề xuất cho học sinh các khối lớp 6, 7, 8, 10, 11 đến trường từ ngày 3-1. Riêng khối tiểu học thì đang chờ chỉ đạo của UBND TP" - trưởng phòng GD-ĐT một quận trung tâm TP cho biết.

Ông Dương Trí Dũng - phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM - thông tin sau hai tuần thí điểm cho học sinh đi học lại, Sở GD-ĐT TP nhận thấy các hoạt động ở trường THCS, THPT diễn ra khá ổn. Thứ nhất là yêu cầu an toàn trong công tác phòng chống dịch đã được đảm bảo, một số trường có phát hiện F0 nhưng đã được xử lý theo đúng hướng dẫn của ngành y tế. 

Thứ hai, hầu hết các trường đều cho biết học sinh đi học thoải mái, vui vẻ, tiếp thu bài tốt hơn so với thời kỳ dạy học trên Internet. Lúc đầu, khi khảo sát ý kiến phụ huynh lớp 9, 12 thì toàn TP chỉ có hơn 79% đồng thuận, trong đó có những trường chỉ có 50% phụ huynh đồng thuận. Đến nay, tỉ lệ học sinh lớp 9, 12 đến trường đã đạt hơn 95%, trong đó có nhiều trường đạt 100%.

"Các địa phương báo cáo tỉ lệ học sinh chưa đi học lại vì các em thuộc trường hợp bất khả kháng, không thể đến trường như F0, F1 phải cách ly, bị kẹt ở tỉnh... Trên cơ sở này, Sở GD-ĐT và Sở Y tế TP sẽ bàn bạc và tham mưu với UBND TP để có quyết định phù hợp cho các khối lớp từ tiểu học đến THPT. 

Việc tham mưu đồng ý hay không việc học sinh đến trường từ ngày 3-1 sẽ dựa trên hai yếu tố: an toàn trong phòng chống dịch ở các địa phương và quyền lợi đi học của học sinh" - ông Dũng nói.

* BS Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM):

Thời điểm phù hợp để cho trẻ tiểu học đến trường

Đến nay, người dân TP.HCM đã tiêm đủ hai mũi vắc xin, thậm chí có người đã tiêm mũi thứ ba. TP.HCM đã đạt miễn dịch cộng đồng đối với COVID-19. Đây là thời điểm thích hợp cho trẻ tiểu học đến trường dù trẻ chưa được tiêm vắc xin. Bởi trẻ càng nhỏ tuổi thì khi nhiễm COVID-19 càng nhẹ, trừ những trường hợp bệnh nền hoặc béo phì (BMI trên 30).

Thời điểm này mà không cho trẻ đến trường thì rất thiệt thòi cho trẻ. Bởi các em cần được giao tiếp với bạn bè, thầy cô để phát triển cảm xúc, rèn luyện nhân cách... chứ không chỉ học kiến thức.

Tôi cho rằng cho trẻ đi học và sinh hoạt theo những nhóm nhỏ sẽ an toàn hơn rất nhiều khi để trẻ ở nhà. Vì thỉnh thoảng phụ huynh vẫn phải dẫn trẻ đi công viên, ăn uống, cho trẻ ra ngoài chơi với các bạn cùng xóm... Mà những môi trường ấy thì làm sao an toàn bằng môi trường học đường vốn phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch một cách chặt chẽ.

Thăm dò ý kiến

Nhiều ý kiến cho rằng trẻ đã học online quá lâu, đã đến lúc nên cho trẻ tiểu học đến trường trở lại. Bạn:

Bạn có thể chọn nhiều mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Học sinh cấp 2, 3 ở TP.HCM sẽ thi học kỳ 1 trực tiếp tại trường, phát hiện 47 F0 sau 2 tuần học

TTO - Ông Lê Duy Tân - trưởng phòng giáo dục trung học (Sở Giáo dục và đào tạo TP.HCM) - cho biết các khối lớp THCS và THPT sẽ được kiểm tra đánh giá học kỳ 1 theo hình thức trực tiếp tại các cơ sở giáo dục.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Những đứa trẻ 'lên đỉnh Mã Pí Lèng'

Dự án dạy tiếng Anh trực tuyến cho gần 2.600 học sinh tiểu học ở Mèo Vạc (Hà Giang) do nhà giáo Nguyễn Xuân Khang hỗ trợ vừa khép lại với một cuộc thi đầy ý nghĩa: "Đường lên đỉnh Mã Pí Lèng".

Những đứa trẻ 'lên đỉnh Mã Pí Lèng'

Nam sinh lớp 6 đuối nước mất tích, công an phát thông báo tìm kiếm

Nam sinh lớp 6 trong lúc cùng bạn ra bờ sông chơi không may bị đuối nước, lực lượng chức năng cùng gia đình tìm kiếm hơn một ngày qua.

Nam sinh lớp 6 đuối nước mất tích, công an phát thông báo tìm kiếm

Nhà trường tham quan, dã ngoại cuối năm học bằng tiền tự đóng góp, sao bị dừng?

Nhiều trường học ở Ninh Thuận bị yêu cầu dừng tổ chức tham quan, du lịch ngoài tỉnh sau khi kết thúc năm học 2024-2025 do chỉ đạo của tỉnh.

Nhà trường tham quan, dã ngoại cuối năm học bằng tiền tự đóng góp, sao bị dừng?

Bộ Giáo dục lý giải 'học sinh đạt 8 điểm toán mới được học vi mạch bán dẫn'

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu môn toán ít nhất phải đạt 8 điểm mới được học vi mạch bán dẫn, điều này có thật sự cần thiết?

Bộ Giáo dục lý giải 'học sinh đạt 8 điểm toán mới được học vi mạch bán dẫn'

Thêm nhiều giáo sư từ Đại học Oxford, Harvard, Tours thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Đại học Quốc gia TP.HCM mời thêm 12 giáo sư và chuyên gia quốc tế từ nhiều đại học, viện nghiên cứu hàng đầu thế giới làm giáo sư thỉnh giảng.

Thêm nhiều giáo sư từ Đại học Oxford, Harvard, Tours thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Chủ tịch Quảng Bình chỉ đạo khẩn vụ bữa ăn bán trú bị đánh thuế 2 lần

Ông Trần Phong, chủ tịch UBND tỉnh, vừa có chỉ đạo liên quan vụ bữa ăn bán trú của học sinh mầm non và tiểu học công lập phải nộp thuế 2 lần.

Chủ tịch Quảng Bình chỉ đạo khẩn vụ bữa ăn bán trú bị đánh thuế 2 lần
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar