17/08/2013 10:16 GMT+7

Học sinh tiểu học học nhờ trường ĐH

HÀ MI - NGỌC HẬU
HÀ MI - NGỌC HẬU

TT - Bước vào năm học mới 2013-2014 nhưng hàng ngàn học sinh tiểu học ở tại trung tâm TP Biên Hòa (Đồng Nai) phải học ca 2, ca 3 và thậm chí ca 4.

Phóng to
Thiếu trường lớp, học sinh lớp 1 Trường tiểu học Trảng Dài phải chen chúc trong từng phòng học - Ảnh: Hà Mi
Phóng to
Trường trung cấp Thống kê và Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai sẽ là nơi có hàng ngàn học sinh tiểu học đến học tạm - Ảnh: H.Mi

Nhiều trường phải mượn các trường đại học, trường trung học nghề, văn phòng khu phố... để học nhờ!

Sáng 15-8, học sinh Trường tiểu học Trảng Dài (P.Trảng Dài, TP Biên Hòa) bắt đầu đến nhận lớp trong tình trạng đông nghẹt. Nhiều học sinh phải chen chúc trong những căn phòng do quá tải số lượng học sinh. Chị Hoa, phụ huynh một học sinh lớp 3 chở con đến nhận lớp ở... Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai, nói: “Học sinh bậc tiểu học ở P.Trảng Dài năm nào cũng quá tải nhưng đành chịu thôi. Học trường công tốn vài trăm ngàn và tốn thêm tiền gửi cô giáo dạy kèm cũng ít hơn đi học trường tư”.

Đủ kiểu phòng học thuê mượn

Phòng GD-ĐT TP Biên Hòa cho hay từ ngày 19-8 học sinh các trường tiểu học sẽ tập trung và ổn định lớp. Từ ngày 26-8, học sinh sẽ bắt đầu học kỳ 1. Tuy nhiên, lãnh đạo Phòng GD-ĐT TP Biên Hòa cho hay đầu năm học 2013-2014 một số trường tiểu học tiếp tục học ca 3 hoặc thuê mượn cơ sở bên ngoài trường để giảng dạy. Cụ thể, ở P.Trảng Dài có xây dựng thêm trường tiểu học nhưng không kịp tiến độ nên dẫn đến tình trạng quá tải. Dự kiến có 116 lớp trong khi trường có 32 phòng học nên bố trí thành bốn ca học. Để khắc phục ca 4, UBND P.Trảng Dài và Trường tiểu học Trảng Dài đã liên hệ Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai để mượn 10 phòng học giải quyết 20 lớp ca 4. Như vậy, Trường tiểu học Trảng Dài vẫn phải duy trì 32 lớp ca 3 và tổ chức dạy học ngoài nhà trường 20 lớp.

Tương tự, tại Trường tiểu học Lý Thường Kiệt (P.Tân Hiệp) dự kiến có 41 lớp trong khi trường chỉ có 9 phòng học nên chỉ bố trí được 18 lớp học cho 2 ca/ngày, do đó 23 lớp còn lại phải thuê cơ sở ở ngoài để giảng dạy. UBND P.Tân Hiệp cho hay do thiếu phòng học nên bình quân mỗi lớp có 45-50 học sinh. Đầu tuần tới hàng trăm học sinh tiểu học sẽ tập trung nhận lớp ở... Trường trung cấp Thống kê!

Trường tiểu học Tân Thành (P.Bửu Long) có 19 lớp nhưng toàn bộ phải mượn cơ sở của Trường THCS Tân Bửu để bố trí học vào buổi chiều. Trường tiểu học Tân Phong A (P.Tân Phong) lại tiếp tục học nhờ tại Trường tiểu học Tân Phong B với 10 lớp.

Quá tải “heo vàng” ở các khu công nghiệp

Theo TP Biên Hòa, tại thành phố hiện có 60 trường tiểu học công lập và tư thục với gần 70.000 học sinh. Số học sinh tiểu học ở Biên Hòa năm sau cao hơn năm trước (bình quân mỗi năm tăng 3.000 em). Riêng năm 2013, do năm 2007 nhiều phụ huynh “đua” sinh “heo vàng” giờ đến tuổi đi học nên TP Biên Hòa có khoảng 15.000 học sinh vào lớp 1. Trong khi đó, trường lớp ít đầu tư xây mới, hoặc có đầu tư xây dựng nhưng không kịp tiến độ nên học sinh phải học tăng ca.

Trường tiểu học Phan Đình Phùng (P.Long Bình) dù đã được đầu tư xây thêm 12 phòng học mới trong năm 2013, nâng tổng số phòng học lên 29 phòng nhưng trong năm học 2013-2014 vẫn tiếp tục bị lấp đầy với 58 lớp (bình quân mỗi lớp trên 45 học sinh). Trường tiểu học Phan Bội Châu dự kiến có 41 lớp với 1.811 học sinh, bình quân 44 học sinh/lớp...

Theo Phòng GD-ĐT TP Biên Hòa, nếu không đầu tư xây dựng mới thêm thì năm học 2014-2015 trên địa bàn P.Long Bình sẽ tái diễn tình trạng ca 3 cho cả ba trường tiểu học của địa bàn. Hay tại Trường tiểu học Long Bình Tân (P.Long Bình Tân) dự kiến có 64 lớp trong khi chỉ có 20 phòng và để tránh ca 3 cho 24 lớp, trường phải mượn cơ sở là... nhà văn hóa phường, văn phòng khu phố và năm phòng học của Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh để giảng dạy.

Năn nỉ nhà thầu

Ông Trịnh Tuấn Liêm, quyền chủ tịch UBND TP Biên Hòa, cho biết UBND TP đã tập trung nỗ lực xây dựng trường mới, thậm chí đi mượn, đi thuê phòng học thì mới chấm dứt ca 4 nhưng vẫn còn 32 lớp ca 3. Hiện thành phố đang xây dựng bốn trường tiểu học, một trường THCS nhưng dự kiến đến học kỳ 2 năm học 2013-2014 mới đưa vào sử dụng. Theo ông Liêm, hiện thành phố vẫn chưa có tiền thanh toán cho các đơn vị thi công dù theo kế hoạch đấu thầu là phải giao 35% vốn cho các nhà thầu thi công. “UBND TP phải năn nỉ nhà thầu tiếp tục thi công các trường học để đưa vào sử dụng. Nếu cả năm trường đang xây dựng hoàn tất thì có thể xóa ca 3 ở TP Biên Hòa nhưng việc xóa ca 3 này về lâu dài không bền vững vì trong tương lai học sinh tiểu học lên THCS lại phải học ca 3” - ông Liêm nói.

HÀ MI - NGỌC HẬU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Học trò thích thú trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật

Hàng trăm học sinh nhiều trường THPT ở TP.HCM và các tỉnh lân cận đã tỏ ra rất thích thú khi được tham gia trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật tại Trường đại học Luật TP.HCM.

Học trò thích thú trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật

Nghệ sĩ đứng lớp dạy nghệ thuật, trò mê mẩn

Trống hội, Một vòng Việt Nam, Bắc Bling... sân trường tiểu học trở nên náo nhiệt và hào hứng khi các em học sinh hòa mình hát và gõ nhịp theo các nghệ sĩ với những nhạc cụ có trong tay.

Nghệ sĩ đứng lớp dạy nghệ thuật, trò mê mẩn

Hướng nghiệp trong kỷ nguyên AI: sợ hãi hay kỳ vọng?

Hành trình hướng nghiệp giờ đây không chỉ là chuyện riêng của con trẻ, mà là bài toán thời cuộc của cả gia đình, nhà trường và xã hội.

Hướng nghiệp trong kỷ nguyên AI: sợ hãi hay kỳ vọng?

Trường đại học Bách khoa TP.HCM mở phân hiệu tại Khánh Hòa

Tỉnh Khánh Hòa hợp tác với Trường đại học Bách khoa TP.HCM, mở ra cơ hội đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật ở địa phương.

Trường đại học Bách khoa TP.HCM mở phân hiệu tại Khánh Hòa

Những kết quả khả quan giúp UEH khẳng định vị thế

Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) đã định hình vai trò của một đại học đa ngành, sáng tạo và có trách nhiệm trong kỷ nguyên mới.

Những kết quả khả quan giúp UEH khẳng định vị thế

Chúng tôi không biết giải thích với nước ngoài thế nào về 'trường đại học trong đại học'

Nhiều vị lãnh đạo trường đại học đã chia sẻ như thế tại tọa đàm Tham vấn chính sách xây dựng dự án Luật Giáo dục đại học (sửa đổi), do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức sáng 14-5.

Chúng tôi không biết giải thích với nước ngoài thế nào về 'trường đại học trong đại học'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar