11/09/2024 08:08 GMT+7
Trở lại chủ đề

Học sinh nhiều nơi tiếp tục nghỉ học, nhiều trường cho học online

Ngày 10-9, học sinh ở nhiều địa phương phía Bắc vẫn phải nghỉ học vì trường học chưa đảm bảo an toàn, nhiều nơi đường đến trường bị chia cắt vì lũ.

Học sinh nhiều nơi tiếp tục nghỉ học - Ảnh 1.

Nhiều trường học của huyện Bảo Yên, huyện Văn Bàn (Lào Cai) ngày 10-9 vẫn ngập nước trắng sân trường, tràn vào phòng học khiến bàn ghế, sách vở, đồ dùng học tập của học sinh bị hư hỏng - Ảnh: NTCC

Tính đến chiều 10-9, Hà Nội có gần 120 trường học không thể tổ chức dạy học trực tiếp. Trong đó có những trường bị ảnh hưởng bởi bão số 3, có trường vừa bị ngập lụt do các trận mưa liên tiếp trong hai ngày qua.

Linh hoạt hình thức dạy học

Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các trường phải đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến học trực tiếp. Trường hợp chưa khắc phục được ảnh hưởng của mưa bão thì các trường chủ động chuyển sang dạy học trực tuyến để không khiến học sinh phải nghỉ học kéo dài.

Các nhà trường cũng chủ động điều chỉnh kế hoạch dạy học để có thể dạy trực tuyến các nội dung kiến thức phù hợp với hình thức trực tuyến, đồng thời chuẩn bị phương án tăng cường ôn tập cho học sinh khi các em có thể quay lại trường để học trực tiếp.

Theo bà Phạm Thị Lệ Hằng - trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hà Đông, ngày 10-9, quận có ba trường phải cho học sinh nghỉ học hoàn toàn từ ngày 11-9 là Trường mầm non Ánh Dương, Trường tiểu học Phú Lương và Trường THCS Văn Yên.

Ngày 10-9, Trường THCS Văn Yên chỉ có khoảng 600 học sinh trong tổng số gần 3.000 học sinh đến được trường. Các trường khác có một số học sinh cũng phải nghỉ học do ở những khu vực đang bị ngập sâu.

Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hà Đông yêu cầu các trường vẫn phải trực để đón những học sinh do không có người lớn quản lý ở nhà nên cha mẹ phải đưa đến trường. Những gia đình ở khu vực ngập nước, nếu có người lớn quản lý thì có thể cho con ở nhà trong những ngày tới.

Các trường học của Hà Nội ở khu vực gần đê sông Hồng cũng đang rà soát để nắm tình hình học sinh, cho phép những học sinh ở khu vực ngập nước sâu tạm nghỉ học, đồng thời cảnh giác cao trong những ngày tới vì có thể lũ sẽ về bất ngờ.

Huyện Ba Vì (Hà Nội) có bốn trường phải tạm dừng dạy học vào ngày 10-9. Trong đó ba trường thuộc xã Vật Lại, gồm trường mầm non, tiểu học và THCS Vật Lại, với hơn 3.000 học sinh. Ngoài ra trường mầm non, tiểu học tại xã Kim Bí (Ba Vì) trong ngày 10-9 cũng có nhiều học sinh phải nghỉ học.

Tại huyện Chương Mỹ, một huyện ngoại thành Hà Nội thường xuyên xảy ra ngập lụt khi có mưa lớn, hiện có bảy trường chưa thể tổ chức dạy học. Ông Nguyễn Hữu Thìn, trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Chương Mỹ, cho biết từ ngày 8-9 đến nay các trường vẫn tập trung khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây nên.

Hiện mưa lũ làm một số trường bị ngập. Nhiều học sinh gặp khó khăn khi đi học trên các đoạn đường đang bị ngập lụt. Phòng yêu cầu các trường song song với việc khắc phục hậu quả của mưa, bão, vừa rà soát, kiểm tra điều kiện để dạy học trực tuyến nếu học sinh chưa thể quay lại trường trong 1 - 2 ngày tới.

Một số trường ở huyện Mỹ Đức, Hoài Đức, Thanh Trì cũng cho học sinh tạm nghỉ học trong ngày 10-9 do trường bị ngập lụt hoặc đường đến trường của học sinh ngập lụt, không an toàn cho học sinh khi đến trường.

Các trường thuộc huyện Định Hóa, Phú Bình, Phú Lương, Đồng Hỷ (Thái Nguyên) đã cho học sinh nghỉ học vào ngày 10-9 và sẽ nghỉ tiếp trong vài ngày tới. Lào Cai chỉ có một vài trường ở thành phố cho học sinh đến trường, còn gần 600 trường đang đóng cửa. Yên Bái cũng có hơn 500 trường đang phải cho học sinh nghỉ học do tình trạng ngập lụt, sạt lở đường, sập mái nhà...

Chủ động trong kế hoạch năm học

Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ ban hành khung thời gian năm học trong đó quy định ngày tựu trường sớm nhất, ngày khai giảng năm học mới và ngày muộn nhất bế giảng năm học, quy định thời điểm kết thúc học kỳ 1, học kỳ 2 và thời điểm tổ chức thi tốt nghiệp THPT.

Dựa theo khung thời gian năm học, các địa phương quy định cụ thể về thời gian năm học để phù hợp với điều kiện thực tế, nhất là khi có những vấn đề phát sinh như dịch bệnh, thiên tai...

Ngoài ra, trong thời gian năm học do bộ quy định đã có một số tuần dự phòng. Đây là quỹ thời gian cho phép các địa phương có thể linh hoạt bố trí cho học sinh nghỉ học khi có thiên tai, dịch bệnh, khí hậu khắc nghiệt và có kế hoạch dạy bù khi học sinh trở lại trường.

Bài học từ đợt chống dịch COVID-19 giúp các nhà trường chủ động hơn khi có thể linh hoạt chuyển đổi hình thức dạy học giữa trực tiếp và trực tuyến. Hiện một số sở giáo dục và đào tạo nơi đang chịu ảnh hưởng nặng của mưa lũ dự kiến có thể chỉ đạo các nhà trường chuyển sang dạy học trực tuyến nếu 1 - 2 ngày tới chưa thể đảm bảo cho học sinh trở lại trường học trực tiếp.

Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh

Trong văn bản vừa gửi các sở giáo dục và đào tạo, các đơn vị biên soạn, phát hành sách giáo khoa, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo chủ động rà soát, thống kê tình hình thiệt hại cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, sách giáo khoa... của nhà trường và học sinh do bão lũ gây ra để có phương án khắc phục và báo cáo cấp có thẩm quyền.

Bộ Giáo dục và Đào tạo kêu gọi các đơn vị trong khả năng của mình phối hợp với sở giáo dục và đào tạo chủ động hỗ trợ sách giáo khoa, vở viết, đồ dùng học tập cho học sinh gia đình chính sách, học sinh bị thiệt hại nặng nề do mưa bão để các em sớm ổn định học tập...

Triển khai dạy học trực tuyến

Đến ngày 10-9, Lạng Sơn có gần 400 trường học các cấp chưa thể cho học sinh đến trường. Riêng các huyện Cao Lộc, Văn Lãng, Trạng Đình 100% học sinh phải nghỉ học. Hiện một số trường ở tỉnh này đã triển khai dạy học trực tuyến.

Tương tự, hàng ngàn học sinh ở Sơn La, Cao Bằng, Hòa Bình... cũng phải tiếp tục nghỉ học vào ngày 9 và 10-9 vì mưa bão. Hải Phòng và Quảng Ninh là hai địa phương chịu thiệt hại nặng nhất bởi bão số 3 vừa qua. Trong các ngày 9 và 10-9, hầu hết các trường ở hai địa phương này tập trung lo khắc phục hậu quả của bão nên học sinh chưa thể đến trường.

Thêm nhiều trường đại học cho sinh viên nghỉ học, học trực tuyến vì mưa lũ

Trước thực trạng lũ lụt chưa từng có ở miền Bắc gây ra nhiều thiệt hại về người và tài sản, để đảm bảo an toàn cho cán bộ, giảng viên, sinh viên, có thêm nhiều trường đại học tiếp tục cho sinh viên nghỉ học hoặc chuyển sang học trực tuyến.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thanh tra Chính phủ sẽ đảm nhiệm thanh tra lĩnh vực giáo dục

Dự kiến từ ngày 1-6, Thanh tra Chính phủ sẽ chính thức thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong công tác quản lý nhà nước về giáo dục, khi không còn Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thanh tra Chính phủ sẽ đảm nhiệm thanh tra lĩnh vực giáo dục

Gần 17.500 thí sinh thi đánh giá năng lực 'tranh suất' vào trường sư phạm

Kỳ thi đánh giá năng lực của Trường đại học Sư phạm Hà Nội năm nay tăng khoảng 6.000 thí sinh so với năm ngoái. Trung bình một thí sinh đăng ký khoảng 3,1 bài thi.

Gần 17.500 thí sinh thi đánh giá năng lực 'tranh suất' vào trường sư phạm

Tốt nghiệp thủ khoa, nữ SV được cấp học bổng thạc sĩ và sinh hoạt phí 15 triệu đồng/tháng

Lê Thị Mỹ Quyền - cựu học sinh Trường THPT Giồng Ông Tố (TP.HCM) - tốt nghiệp thủ khoa năm 2024 Trường đại học Quốc tế Sài Gòn.

Tốt nghiệp thủ khoa, nữ SV được cấp học bổng thạc sĩ và sinh hoạt phí 15 triệu đồng/tháng

Đại học Quốc gia TP.HCM đề xuất tự xác định học phí chương trình đào tạo mới

Đại học Quốc gia TPHCM đã đề xuất, kiến nghị với Chính phủ và các bộ, ngành cho phép đại học này được thí điểm áp dụng cơ chế đặc thù đặt hàng đào tạo, tự chủ quyết định học phí một số chương trình đào tạo.

Đại học Quốc gia TP.HCM đề xuất tự xác định học phí chương trình đào tạo mới

Học sinh Việt Nam giành 6 giải Khoa học kỹ thuật quốc tế

Đoàn học sinh Việt Nam đạt thành tích cao nhất từ trước đến nay tại Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế 2025, với 2 giải nhì, 1 giải ba, 3 giải tư và 4 giải đặc biệt từ các nhà tài trợ.

Học sinh Việt Nam giành 6 giải Khoa học kỹ thuật quốc tế

Nghệ sĩ đứng lớp dạy nghệ thuật, trò mê mẩn

Trống hội, Một vòng Việt Nam, Bắc Bling... sân trường tiểu học trở nên náo nhiệt và hào hứng khi các em học sinh hòa mình hát và gõ nhịp theo các nghệ sĩ với những nhạc cụ có trong tay.

Nghệ sĩ đứng lớp dạy nghệ thuật, trò mê mẩn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar