28/12/2017 18:09 GMT+7

Học sinh lội suối đến trường trong cái lạnh dưới 10 độ

HÀ ĐỒNG
HÀ ĐỒNG

TTO - Nước lũ đã cuốn trôi cầu tạm nên hàng trăm học sinh ở miền núi Thường Xuân, Thanh Hóa phải lội suối trong cái lạnh dưới 10 độ C để đến trường.

Học sinh lội suối đến trường trong cái lạnh dưới 10 độ - Ảnh 1.

Các em học sinh ở xã Xuân Chinh, huyện miền núi Thường Xuân (Thanh Hóa) phải lội qua con suối Ạc để đến trường trong cái lạnh dưới 10 độ C - Ảnh: HÀ ĐỒNG

Ngày 28-12, Tuổi Trẻ Online ghi nhận tại con suối Ạc, ở bản Cụt Ạc, xã Xuân Chinh, huyện Thường Xuân có gần 100 học sinh từ bậc mầm non đến THCS ở các bản Cụt Ạc, Tú Tạo, Hành… phải lội qua con suối này để đến trường.

Những ngày đông giá rét, lạnh thấu xương này, hàng ngày có hàng trăm em học sinh ở xã các vùng sâu, vùng xa Xuân Chinh, Xuân Lẹ, Luận Khê của huyện miền núi Thường Xuân (Thanh Hóa) phải lội qua suối để đến trường.

Đầu giờ buổi sáng, nhiệt độ ngoài trời khu vực vùng sâu, vùng xa Xuân Chinh xuống dưới 10 độ C, khiến đôi chân các em học sinh tím tái, mặt mày xám lại, đôi tay run run vì cái lạnh thấu xương khi vừa lội qua suối.

Thầy giáo Hà Xuân Sang, hiệu trưởng Trường tiểu học xã Xuân Chinh cho biết: "Nhiều năm nay, khi học sinh ở bản vùng sâu của xã ra khu trường chính ở trung tâm xã để học tập đều phải lội qua nhiều con suối đến trường"

Nhiều hôm nhiệt độ xuống thấp, lạnh buốt kèm mưa phùn, rét cắt da, cắt thịt, phụ huynh đành cho các cháu mầm non ở nhà để đảm bảo sức khỏe cho trẻ. Còn các em học sinh bậc tiểu học, THCS vẫn lội suối đến trường, nhưng chân không thể mang giầy, tất được vì ướt, bẩn lấm lem", ông Sang nói thêm.

Học sinh lội suối đến trường trong cái lạnh dưới 10 độ - Ảnh 2.

Các em học sinh xã Xuân Chinh, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) lội qua suối Ạc đến trường dưới tiết trời lạnh giá - Ảnh: HÀ ĐỒNG

Anh Lò Văn Khắc ở bản Cụt Ạc cho biết thêm: "Con suối Ạc chảy quanh bản Cụt Ạc và nhiều bản của xã, trong khi đó người dân địa phương chủ yếu sinh sống gần con suối này vì liên quan đến việc lấy nước sinh hoạt và nước tưới phục vụ nông nghiệp.

Vào mùa khô, người dân địa phương làm cầu tạm bằng tre luồng, gỗ để nhân dân, học sinh qua lại con suối này.

Còn về mùa mưa, nước lũ cuốn trôi cầu tạm, nên sau đó các cháu học sinh phải lội suối đến trường, rất vất vả, nhất là những ngày lạnh giá, mưa phùn này.

Người dân địa phương đã nhiều lần kiến nghị Nhà nước xây dựng cầu treo dân sinh bắc qua suối Ạc, nhưng đến nay chưa có cầu.

Anh Lò Văn Khắc ở bản Cụt Ạc

Học sinh lội suối đến trường trong cái lạnh dưới 10 độ - Ảnh 4.

Các cô giáo và phụ huynh bế các cháu mầm non ở bản Cụt Ạc, xã Xuân Chinh, huyện Thường Xuân lội qua suối Ạc đến trường dưới tiết trời lạnh giá - Ảnh: HÀ ĐỒNG

Ông Lương Văn Tòi, chủ tịch UBND xã Xuân Chinh, cho biết xã có gần 100 em học sinh phải lội qua nhiều con suối đến trung tâm xã và điểm trường lẻ để học cái chữ. Những ngày đông lạnh giá này, các cháu phải lội suối đến trường rét run cầm cập, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Chính quyền xã và cử tri địa phương đã nhiều đề nghị UBND huyện, tỉnh đầu tư kinh phí xây dựng cầu treo dân sinh cho người dân, học sinh qua sông, suối được an toàn, thuận tiện hơn, nhưng chưa được giải quyết.

Đại diện UBND huyện Thường Xuân cho hay, địa phương là một trong 7 huyện nghèo của tỉnh Thanh Hóa, nên kinh phí đầu tư xây dựng cầu treo dân sinh cho các xã nêu trên đang phải chờ quyết định của UBND tỉnh và bộ ngành trung ương.

Học sinh lội suối đến trường trong cái lạnh dưới 10 độ - Ảnh 5.

Các cô giáo và phụ huynh lội suối đưa các cháu mầm non ở bản Cụt Ạc, xã Xuân Chinh đến trường - Ảnh: HÀ ĐỒNG

HÀ ĐỒNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ Giáo dục lý giải 'học sinh đạt 8 điểm toán mới được học vi mạch bán dẫn'

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu môn toán ít nhất phải đạt 8 điểm mới được học vi mạch bán dẫn, điều này có thật sự cần thiết?

Bộ Giáo dục lý giải 'học sinh đạt 8 điểm toán mới được học vi mạch bán dẫn'

Thêm nhiều giáo sư từ Đại học Oxford, Harvard, Tours thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Đại học Quốc gia TP.HCM mời thêm 12 giáo sư và chuyên gia quốc tế từ nhiều đại học, viện nghiên cứu hàng đầu thế giới làm giáo sư thỉnh giảng.

Thêm nhiều giáo sư từ Đại học Oxford, Harvard, Tours thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Chủ tịch Quảng Bình chỉ đạo khẩn vụ bữa ăn bán trú bị đánh thuế 2 lần

Ông Trần Phong, chủ tịch UBND tỉnh, vừa có chỉ đạo liên quan vụ bữa ăn bán trú của học sinh mầm non và tiểu học công lập phải nộp thuế 2 lần.

Chủ tịch Quảng Bình chỉ đạo khẩn vụ bữa ăn bán trú bị đánh thuế 2 lần

Buổi họp phụ huynh đầy tiếng cười ở 'rạp phim mini'

Đi họp phụ huynh cuối năm, phụ huynh ngỡ ngàng khi được con và các bạn mời vào 'rạp phim mini' và đón nhận từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.

Buổi họp phụ huynh đầy tiếng cười ở 'rạp phim mini'

Lựa chọn nghề nghiệp của con cái hay mong muốn của cha mẹ?

'Mong muốn của cha mẹ' là một trong 10 yếu tố hàng đầu tác động đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp của học sinh Việt Nam.

Lựa chọn nghề nghiệp của con cái hay mong muốn của cha mẹ?

Vượt 2.000 hải lý đến thăm Trường Sa

Chuyến hải trình của đoàn đại biểu TP.HCM kết thúc ngày 17-5, khép lại 7 ngày mang theo tình cảm hậu phương đến với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tại quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK-1/12.

Vượt 2.000 hải lý đến thăm Trường Sa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar