30/04/2025 17:39 GMT+7

Học sinh khởi nghiệp từ hạt K'nia của núi rừng Tây Nguyên được Thủ tướng khen

Một nhóm học sinh khởi nghiệp khiến nhiều người bất ngờ khi đưa hạt K'nia, loại hạt đặc trưng của núi rừng Đắk Lắk, Tây Nguyên ra thị trường nhằm lan tỏa thông điệp bảo vệ rừng, phát triển cộng đồng.

Học sinh khởi nghiệp - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính hỏi thăm và động viên nhóm học sinh Đắk Lắk đoạt giải - VĂN DUẨN

Nhóm học sinh khởi nghiệp với dự án "Nghiên cứu một số sản phẩm từ hạt K'nia - món quà từ đại ngàn" đang học lớp 11 Trường THPT Thực hành Cao Nguyên (tỉnh Đắk Lắk).

Dự án đã lọt vào top 30 dự án tiêu biểu toàn quốc tại Ngày hội khởi nghiệp quốc gia học sinh, sinh viên lần thứ 7 năm 2025.

Học sinh khởi nghiệp từ hạt K'nia

Nhóm có bốn học sinh lớp 11 gồm Hà Gia Bảo, Nguyễn Phạm Huyền Linh, Đỗ Hạnh Nguyên và Lê Trần Trâm Anh, thực hiện đề tài dưới sự hướng dẫn của cô Phạm Thị Huyền Trang.

Cây K'nia là loài gỗ quý, biểu tượng văn hóa của người Tây Nguyên, với hạt có giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, do khai thác không bền vững và thiếu đầu ra ổn định, hạt K'nia vẫn chưa được chú ý đúng mức.

"Mình sinh ra ở xã Ea Bar (huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk) nên từ nhỏ đã quen cảnh trẻ em đi nhặt hạt K'nia để bán nhưng thu nhập rất bấp bênh vì ít ai biết đến giá trị của nó. Mình và nhóm bạn muốn làm gì đó đối với loại hạt ngon, bùi, bổ dưỡng này", Gia Bảo chia sẻ.

Học sinh khởi nghiệp từ hạt K'nia của núi rừng Tây Nguyên được Thủ tướng khen - Ảnh 2.

Nhóm học sinh giới thiệu sản phẩm tại một hội chợ để tiếp thị đến người tiêu dùng - Ảnh: MINH PHƯƠNG

Từ trăn trở đó, nhóm đi khảo sát thực tế ở các huyện Krông Bông, Lắk và tìm hiểu thành phần dinh dưỡng của hạt K'nia.

Theo các tài liệu quốc tế, hạt K'nia chứa chất béo tốt và protein cao, vượt trội so với nhiều loại hạt nổi tiếng như mắc ca hay hạnh nhân.

Nhóm chế biến thử nghiệm nhiều sản phẩm như muối hạt K'nia, kẹo, bánh quy và bánh tráng không gluten. Sản phẩm được làm thủ công, chi phí thấp, đảm bảo an toàn thực phẩm.

"Người tiêu dùng đặc biệt thích bánh tráng vì không chứa gluten, phù hợp với người ăn kiêng hoặc dị ứng tinh bột. Ngoài ra, các sản phẩm của nhóm nhanh chóng được đón nhận tại các hội chợ đặc sản và ngày hội khởi nghiệp trong tỉnh", Huyền Linh cho hay.

Linh cho biết nhóm nhận thấy nhiều nông sản đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số chưa được khai thác hiệu quả. Với lợi thế sống gần vùng nguyên liệu, nhóm của Linh đã chọn hạt K'nia làm nguyên liệu chủ lực và phối hợp với người dân trong khâu sơ chế, gia công.

Hạt K'nia được nhóm thu mua từ các đại lý địa phương, sau đó tập trung cải tiến bao bì, mẫu mã để phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Nhờ đó, các sản phẩm bán chạy và nhận phản hồi tích cực từ khách hàng.

"Mình nghĩ điều quan trọng là tạo ra chuỗi giá trị bền vững từ người nhặt hạt đến người tiêu dùng cuối cùng", Linh nói.

Gieo mầm đổi mới từ giá trị bản địa

Cũng theo Huyền Linh, dự án hiện chưa có lợi nhuận rõ ràng do vẫn trong giai đoạn khởi động. Tuy vậy, nhóm đã xây dựng kế hoạch tài chính bài bản, dự kiến doanh thu năm đầu khoảng 735 triệu đồng, tăng lên hơn 1,4 tỉ đồng sau ba năm.

Các bạn dự định trích 30% lợi nhuận để trồng lại cây K'nia và hỗ trợ cộng đồng. Tuy nhiên trước mắt, nhóm sẽ tạm dừng hoạt động để tập trung kỳ thi đại học, sau đó sẽ tái khởi động với kế hoạch chuyên nghiệp hơn.

Học sinh khởi nghiệp từ hạt K'nia của núi rừng Tây Nguyên được Thủ tướng khen - Ảnh 3.

Dự án từ hạt K’nia đạt giải 3 tại Ngày hội khởi nghiệp quốc gia học sinh, sinh viên lần thứ 7 năm 2025 - Ảnh: VĂN DUẨN

Hiện nay, nhóm tiếp tục lan tỏa thương hiệu "món quà từ đại ngàn" qua mạng xã hội, sàn thương mại điện tử và cửa hàng thực phẩm sạch.

"Mình và các bạn không chỉ muốn làm ra sản phẩm mà còn muốn gìn giữ một biểu tượng Tây Nguyên đang dần biến mất", Huyền Linh chia sẻ.

Ông Nguyễn Hữu Duẩn - hiệu trưởng Trường THPT Thực hành Cao Nguyên - cho biết trường đã phối hợp với một tiến sĩ chuyên ngành kinh tế Trường đại học Tây Nguyên để hỗ trợ nhóm xây dựng kế hoạch và lập dự toán.

Một giáo viên hướng dẫn có kinh nghiệm để hỗ trợ, thảo luận cho các em về việc tính toán đầu vào nguyên liệu, thiết kế bao bì, đầu ra sản phẩm đến tay người tiêu dùng...

Tại ngày hội khởi nghiệp, gian hàng của nhóm vinh dự được Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Kim Chi ghé thăm, động viên.

Thủ tướng căn dặn các em hãy giữ vững tinh thần đổi mới và phát triển sản vật quê hương.

TS Lê Thị Thảo - trưởng Phòng Giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk) - nhận xét: "Dự án K'nia cho thấy khi học sinh được tạo điều kiện để phát triển ý tưởng gắn với thực tiễn, các em sẽ phát huy được năng lực sáng tạo và tinh thần trách nhiệm xã hội".

Sinh viên khởi nghiệp với dòng tranh sinh học

Nhận thấy xu thế sống xanh đang ngày càng ưa chuộng, nhóm sinh viên Trường đại học Văn Lang quyết định khởi nghiệp với dòng tranh sinh học có tên gọi BioPicture.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập

Việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày không thu phí của người học như tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ phải bắt đầu lộ trình thế nào và thay đổi gì so với cách làm hiện thời?

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập

Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại

Hơn 600 học sinh khối lớp 8 ở Bình Phước phải làm lại bài kiểm tra học kỳ 2 môn toán sau phi phát hiện lộ đề thi.

Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại

Nhiều giáo viên nước ngoài ở Việt Nam thiếu tôn trọng văn hóa bản địa, cần thay đổi

Chiều 10-5, diễn đàn 'Giáo dục vượt trội - Nâng niu bản sắc' do Embassy Education tổ chức đã mang đến những góc nhìn về gìn giữ, lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam trong môi trường quốc tế.

Nhiều giáo viên nước ngoài ở Việt Nam thiếu tôn trọng văn hóa bản địa, cần thay đổi

Học sinh tiểu học Việt Nam thuộc tốp đầu Đông Nam Á lĩnh vực toán, đọc hiểu và viết

Ngày 10-5, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết đã nhận kết quả bước đầu tham gia chương trình đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học khu vực Đông Nam Á (SEA-PLM) chu kỳ 2024.

Học sinh tiểu học Việt Nam thuộc tốp đầu Đông Nam Á lĩnh vực toán, đọc hiểu và viết

Nam sinh '10 năm cõng bạn đến trường' nay cõng bạn lên nhận bằng giỏi

Không kể mưa nắng, Hiếu từng có 10 năm cõng Minh đến trường. Hôm nay, nam sinh lại cõng người bạn thân lên bục nhận bằng tốt nghiệp của Đại học Bách khoa Hà Nội.

Nam sinh '10 năm cõng bạn đến trường' nay cõng bạn lên nhận bằng giỏi

Quận Gò Vấp tuyển học sinh vào lớp 1, lớp 6 trái tuyến như thế nào?

Các trường tiểu học và THCS tại quận Gò Vấp có tuyển sinh lớp 1 và lớp 6 theo diện trái tuyến hay không? Tuyển vào thời gian nào?

Quận Gò Vấp tuyển học sinh vào lớp 1, lớp 6 trái tuyến như thế nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar